Tuổi thọ trung bình của con người sắp vượt ngưỡng 90
Nhiều người tin rằng 90 năm là giới hạn của tuổi thọ trung bình, nhưng nghiên cứu này cho thấy con người sẽ phá vỡ hàng rào 90 năm đó.
Tuổi thọ trung bình của con người sắp vượt ngưỡng 90 tuổi
Lần đầu tiên, tuổi thọ trung bình của con người sẽ vượt qua mức 90 tuổi vào năm 2030, các nhà khoa học dự đoán.
Tuổi thọ trung bình sẽ tăng ở nhiều quốc gia vào năm 2030, thậm chí phá vỡ giới hạn 90 năm ở một số nơi, theo một nghiên cứu quốc tế vừa được công bố.
Hàn Quốc có thể là quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới vào năm 2030 và Mỹ là một trong những nước có tuổi họ thấp nhất trong số các quốc gia phát triển, theo nghiên cứu.
“Việc chúng ta sống lâu hơn có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ về việc tăng cường hệ thống y tế và chăm sóc xã hội để hỗ trợ cho nền dân số lão hóa với nhiều nhu cầu y tế”, theo Majid Ezzati, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư tại trường Y tế công cộng thuộc đại học Imperial London.
Hàn Quốc có thể sẽ trở thành quốc gia có tuổi thọ cao nhất vào năm 2030
Video đang HOT
Cuộc nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà khoa học của đại học Imperial phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nó cho thấy trong số các quốc gia có thu nhập cao, Mỹ có thể có tuổi thọ thấp nhất trong năm 2030, với tuổi thọ đàn ông dự đoán là 79,5 và phụ nữ là 83,3 tuổi. Mức tuổi thọ này tương tự với các nước thu nhập trung bình như Croatia và Mexico.
Tại châu Âu, phụ nữ Pháp và đàn ông Thụy Sỹ được dự đoán sẽ có tuổi thọ cao nhất, trung bình 88,6 tuổi đối với nữ Pháp và gần 84 tuổi đối với đàn ông Thụy Sĩ.
Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng. Các nhà nghiên cứu dự đoán một bé gái sinh ra tại Hàn Quốc vào năm 2030 có thể sống đến 90,8 năm, trong khi một bé trai có thể sống 84,1 năm.
“Nhiều người thường tin rằng 90 năm là giới hạn của tuổi thọ, nhưng nghiên cứu này cho thấy chúng ta sẽ phá vỡ hàng rào 90 năm đó”, giáo sư Ezzati nói.
Cuộc nghiên cứu, được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 22.2, nghiên cứu 35 nước phát triển và mới nổi, trong đó có Mỹ, Canada, Anh, Đức, Úc, Ba Lan, Mexico và Cộng hòa Séc.
Cũng theo nghiên cứu, người Hàn Quốc có tuổi thọ trung bình cao là do một loạt yếu tố, bao gồm dinh dưỡng trẻ nhỏ tốt, huyết áp thấp, ít hút thuốc, tiếp cận thuận lợi với hệ thống chăm sóc y tế, kiến thức y học và công nghệ mới.
Theo Danviet
Sống trên vũ trụ làm đảo ngược quá trình lão hóa?
Sau 1 năm sống trên vũ trụ, phi hành gia Kelly đã có những thay đổi đáng kinh ngạc trong cơ thể.
Phi hành gia Scott Kelly, người sống trên vũ trụ suốt 1 năm, đã có nhiều thay đổi trong cơ thể
Một phi hành gia sống một năm tại Trạm vũ trụ quốc tế đã phải trải qua những thay đổi cơ thể, trong đó có sự đảo ngược một quá trình lão hóa, theo nghiên cứu mới.
Scott Kelly, nhà du hành vũ trụ có anh em sinh đôi, đã dành 340 ngày trên trạm vũ trụ từ năm 2015 đến năm 2016.
Các nhà khoa học đã tận dụng cơ hội này để theo dõi những thay đổi trong cơ thể Kelly sau khi trở về và so sánh với người anh song sinh Mark Kelly sống trên Trái Đất.
Và họ đã rất bất ngờ với những gì phát hiện sau nghiên cứu.
Dường như một quá trình lão hóa của Kelly đã bị đảo ngược sau khi trở về từ vũ trụ
Phát hiện của các nhà khoa học có liên quan tới Telomere - những đoạn trình tự lặp lại của DNA có chiều dài nhất định ở các đầu mút của nhiễm sắc thể. Telomere càng dài thì nhiễm sắc thể càng được bảo vệ tốt.
Telomere thường sẽ ngắn lại khi con người già đi, làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, Telomere trong các tế bào máu trắng của Kelly dường như đã dài hơn người anh sinh đôi của mình sau 1 năm sống ở vũ trụ.
"Đó chính điều ngược lại với những gì chúng tôi nghĩ", nhà sinh học bức xạ Susan Bailey nói với tờ Nature.Các nhà khoa học trước đó nghĩ rằng việc tiếp xúc với bức xạ nhiều trên vũ trụ sẽ làm ngắn telomere.
Scott Kelly (trái) chụp ảnh cũng anh trai song sinh Mark Kelly, người cũng từng là phi hành gia
Vì quá ngạc nhiên, các nhà khoa học đã gửi mẫu đến một phòng thí nghiệm khác để kiểm tra lại kết quả. Một nghiên cứu liên quan đến 10 phi hành gia đang được tiến hành nhằm tìm hiểu kĩ chuyện gì đã xảy ra.
Và điều này cũng có thể không liên quan đến cuộc sống trong không gian của Kelly.
Theo một bài viết về ảnh hưởng của không gian với cơ thể Kelly của NASA, điều này "có thể liên quan với việc tăng cường tập thể dục và giảm tiêu thụ calo".
"Tuy nhiên, khi trở về Trái đất, Telomere của Kelly lại rút ngắn", bài báo cho biết. "Điều thú vị là, hoạt động của telomerase (enzyme giúp kéo dài telomere) đều tăng lên ở cả hai anh em song sinh vào tháng 10, khi một sự kiện gia đình căng thẳng diễn ra."
Theo Trà My (Independent)
Ông Putin đang tìm cách "trường sinh bất lão"? Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đến thăm một nhà máy sản xuất thuốc chống lão hóa, làm dấy lên nghi ngờ ông đang muốn kéo dài tuổi thọ, theo báo Anh. Tổng thống Nga đến thăm nhà máy Biocad cùng Tổng thống Kazakhstan Ngày 26.12, Tổng thống Nga Putin, 64 tuổi, đến thăm nhà máy Biocad tại St Petersburg cùng Tổng thống...