Tuổi thơ thiếu hụt tình thương, trưởng thành mắc hội chứng sợ xã hội, nữ du học sinh “ném hết của cải” vào bộ sưu tập búp bê có 1-0-2
Sưu tập là 1 trong những sở thích đa dạng nhất của con người. Về mặt động lực, người sưu tập mong muốn tìm thấy thứ gì đó đặc biệt và dành cả đời để tích lũy chúng.
Về mặt tâm lý, đối với người mắc hội chứng sợ xã hội, điều này có thể mang đến 1 lý do để tồn tại.
Nhiếp ảnh gia người Thượng Hải Tiền Nho Nhã, năm nay 33 tuổi, đã quen việc giữ khoảng cách với mọi người, chỉ khi ở bên cạnh búp bê, cô mới dám thử tưởng tượng ra làm thế nào để thân mật và gần gũi với người khác. Búp bê tuy không có sự sống, nhưng nó lấp đầy khoảng trống thiếu thốn tình cảm thời ấu thơ của cô.
Đôi khi Tiền Nho Nhã nghĩ nếu những con búp bê này có thể tự di chuyển, chúng sẽ làm gì? Trong mắt chúng, liệu cô có phải là 1 kẻ “khác người” không? Liệu những con búp bê đã từng bị điều khiển có phản lại và khống chế mình không?
Cô bắt đầu đối mặt với chứng nghiện sưu tập của mình và kiểm soát số lượng búp bê từ hơn 40 con xuống dưới 20 con. Ngay cả con búp bê đầu tiên mua cách đây hơn chục năm cũng được cô bán lại vào năm 2018.
Cô gái đam mê sưu tập búp bê
Nho Nhã thích mặc đồ đen, tuy căn hộ cô ở chỉ cách nhà bố mẹ vài bước chân, nhưng chẳng gặp nhau được mấy bận. Cô luôn giữ khoảng cách lịch sự với bạn bè và đồng nghiệp, hoạt động nhóm cũng ít khi tham gia. Thậm chí, hồi còn học đại học, số lần đi chơi với các bạn cùng phòng của cô không vượt quá 3 lần.
Việc hòa đồng với mọi người thường khiến Nho Nhã cảm thấy rất áp lực, cô thích trốn trong vùng an toàn của riêng mình hơn là bước chân ra ngoài giao thiệp cùng mọi người. Cô có nuôi 4 chú mèo ở nhà, sưu tập nhiều đồ trang trí cổ và 1 tủ đầy ắp búp bê.
Tên khoa học của những con búp bê này là Ball-jointed Doll (gọi tắt là BJD), hầu hết được làm bằng nhựa thông hoặc gốm sứ, giá dao động từ vài trăm đến vài trăm nghìn tệ tuỳ từng size (trong khoảng vài triệu cho đến vài trăm triệu đồng).
Quần áo do Tiền Nho Nhã may cho búp bê
Mẫu búp bê BJD mô phỏng theo người thật, có các khớp trên cơ thể cho phép người chơi tạo bất kỳ tư thế nào cho chúng, chẳng hạn có ngồi, đứng, vắt chân tay, múa, thậm chí cả các tư thế khó như tập yoga … Những đoạn nối đó được tạo bởi những khớp hình cầu và vì thế chúng mới có cái tên chung là búp bê khớp cầu.
Tiền Nho Nhã vô cùng yêu thích việc trang điểm, chọn quần áo, giày dép, tóc giả cho búp bê. Có khoảng thời gian, cô nàng mê mẩn trang phục cổ trang và không ngủ nhiều trong 4 ngày liền để may đồ cho búp bê. Sau khi may xong quần áo, cô còn tìm mua các chuỗi hạt trân châu đời nhà Thanh và mặt dây chuyền bằng ngọc từ thời Tây Chu làm phụ kiện.
Trong thời gian du học ở Mỹ, cô có tham gia khóa học điêu khắc trong 1 năm và làm được 1 cặp búp bê BJD. Cô còn thiết kế cho chúng những dáng hình vô cùng sáng tạo, đó là để búp bê ở 2 bên và phản chiếu nụ hôn của chúng qua 1 tấm gương 90 độ đặt ở giữa.
Búp bê do chính nhiếp ảnh gia làm, mang trong mình khao khát của cô về thế giới thực
Búp bê là nơi chất chứa nỗi cô đơn của cô gái
Video đang HOT
Búp bê BJD đầu tiên Nho Nhã có được là của mẹ cô thưởng cho khi đỗ vào trường đại học trọng điểm. “Được đặt hàng từ trang web chính thức của Hàn Quốc và phải đợi hơn 1 tháng mới có.” – Nho Nhã chia sẻ đây cũng là “đối tác” đầu tiên của cô.
Tiền Nho Nhã sinh ra ở thành phố Tô Châu. Năm 8 tuổi, bố mẹ cô đi làm ăn ở thành phố Thượng Hải và để cô ở nhà người chú. Từ năm 8-18 tuổi, cô gái lớn lên dưới sự dạy dỗ và kỷ luật nghiêm khắc của chú mình. Ông luôn yêu cầu cô về nhà ngay sau khi tan học, nếu la cà chơi với các bạn sẽ bị phạt đòn.
Cha mẹ 1 hoặc 2 tháng mới về Tô Châu 1 lần, thỉnh thoảng mua đồ ăn vặt và đồ chơi cho cô, nhưng họ hiếm khi quan tâm đến thế giới nội tâm của con gái. Điều này khiến cô luôn thu mình vào trong “vỏ ốc” để trốn tránh hiện thực.
“Bạn của tôi đều là những cuốn truyện tranh mà mình lén nhịn tiền ăn trưa mua về”. Cũng trong tạp chí truyện tranh, búp bê BJD đã bước vào cuộc đời của cô gái cô đơn và khiến cô mê mẩn.
Sau khi lên đại học, cô nghĩ rằng cuối cùng mình có thể thoát khỏi sự kèm cặp và sống tự do, nhưng lại phát hiện ra mình đã chìm vào mảng đen bất tận khi không thể “quen” với sự thân mật. Đối với cô, hòa đồng với mọi người là 1 việc tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Ngay cả việc đi ăn và mua sắm với bạn cùng phòng cũng khiến cô cảm thấy khó chịu.
Sau đó, Tiền Nho Nhã bắt đầu sưu tập búp bê với số lượng lớn. Chi phí sinh hoạt gia đình chu cấp và số tiền tiết kiệm được từ việc làm thêm gần như đều được cô dùng để mua các loại búp bê và phụ kiện đi kèm. Mỗi lần đi công tác, cô đều mang theo 1 con búp bê trong vali. Điều này khiến Nho Nhã cảm thấy kể cả khi mình chẳng còn gì, thì búp bê có lẽ vẫn là thứ duy nhất đồng hành và thuộc về cô mãi mãi.
Ngoài búp bê, cô gái còn nuôi nhiều thú cưng và sưu tầm 1 số thứ khác. Trong ký túc xá của trường đại học, cô nuôi mèo, chuột, thỏ. Sau khi đi du học, thói quen sưu tập của cô trở nên nghiêm túc hơn. Có lần, cô mua một lúc 5 đôi giày cao gót cùng kiểu dáng nhưng khác màu cho búp bê, chi phí cho lần đó đã tiêu tốn kha khá tiền trong thẻ tín dụng của bố cô.
“Phương thức liên lạc của tôi và bố mẹ cũng rất đặc biệt. Chẳng hạn như khi tôi tiêu quá nhiều tiền, họ sẽ nói với tôi có thể sử dụng ít hơn được không. Còn nếu tôi không quẹt thẻ trong hơn 2 ngày, họ cũng sẽ hỏi tôi tại sao không tiêu gì gần đây, có ổn không?”
Một phần trong bộ sưu tập của bạn là chính bạn
Có thời gian cô bị ám ảnh bởi việc dùng vật chất để lấp đầy khoảng trống tình cảm thời thơ ấu, nhưng vẫn luôn cảm thấy trống trải. Thiếu đi tình yêu thương của gia đình khiến Nho Nhã khao khát có 1 mái ấm của riêng mình, nhưng thói quen duy trì sự kiềm chế và tôn trọng ranh giới của nhau khiến nữ nhiếp ảnh gia khó thích nghi với cách “hòa đồng” của hầu hết mọi người. “Tôi luôn cảm thấy rằng mình sẽ chết già trong cô đơn, cũng thấy điều đó thật khủng khiếp.”
Đôi khi, Tiền Nho Nhã ghen tị với trạng thái của con búp bê – không có tính cách hay linh hồn nên chẳng cần phải đối mặt với bao khó khăn, rắc rối.
Chỉ khi ở bên những con búp bê, cô mới dám thử tưởng tượng sự thân mật, gần gũi sẽ như thế nào. Đôi khi, cô còn hy vọng mình có thể trở thành 1 con rối hoặc biến thành búp bê, ngủ vùi mãi không tỉnh.
Bến đỗ cho tâm hồn tổn thương
Trong quá trình tiếp xúc với búp bê, Tiền Nho Nhã cũng không ngừng đào sâu tìm hiểu bản thân. Cô coi quá trình ghi chép lại giống như 1 cách để giao tiếp với thế giới bên ngoài, đè nén sự u ám trong tiềm thức, và thông qua những biểu hiện lặp đi lặp lại, cô đã giải tỏa được phần nào.
Ban nhạc hiện tại của Tiền Nho Nhã
Khi còn học đại học, cô có thành lập 1 ban nhạc với các bạn cùng lớp của mình. Sau khi tốt nghiệp, đường ai nấy đi, có người bận lấy chồng, sinh con, có người lại vướng bận công việc, từ đó khiến việc diễn tập trở thành một điều xa xỉ.
Nho Nhã không muốn kỷ niệm đẹp đó trở thành dĩ vãng, nên cô mua 1 chiếc trống điện tử, hóa trang cho những con búp bê thành nghệ sĩ guitar, tay bass và tiếp tục biểu diễn ở nhà.
Mỗi khi nghe những người lớn tuổi xung quanh ca bài ca muôn thuở rằng “phụ nữ nên xinh đẹp và đoan trang”, “lấy chồng sinh con”, “bếp núc khéo léo”… đều khiến Nho Nhã tức giận. Trong mắt cô, những lời nói đó chẳng khác nào gông cùm, trói buộc nhiều người vào những chuẩn mực xã hội và đánh mất tự do của họ.
Hội chứng sợ xã hội khiến cô gái bí bách mỗi khi phải tiếp xúc với người lạ
Vẫn có nhiều lúc Nho Nhã buộc phải “hoà đồng”, chẳng hạn như những dịp xã giao khiến cô bất an, những mẩu chuyện vô thưởng vô phạt của mẹ. Nho Nhã thường mơ tưởng rằng giá như mình có thể trốn trong tủ. Nhưng tìm cách trốn chạy chỉ vô ích, những con búp bê sẽ kéo cô ra ngoài và nói với cô rằng vấn đề của mình cần phải tự mình giải quyết.
Thế giới của búp bê cũng là nơi mà cô không thể hòa nhập. Dù có thể tạm thời thoát khỏi những muộn phiền trong cuộc sống, nhưng sau cùng thì khoảng trống tình cảm cũng phải được lấp đầy bởi tình cảm chứ chẳng thể cầu cứu những con búp bê vô tri.
1 số hình ảnh của Nho Nhã cùng với bộ sưu tập búp bê được nữ nhiếp ảnh gia chia sẻ:
Câu chuyện hút hàng nghìn like về chàng trai thẳng thừng từ chối nhường ghế xe buýt cho người phụ nữ mang thai vì lý do đặc biệt gây tranh cãi
Có người đồng tình, có người phản đối nhưng cũng có ý kiến thấu hiểu cho hành động của chàng trai trẻ.
Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng nên khi đi trên đó sẽ có đủ các tầng lớp và hoàn cảnh người trong xã hội. Và cũng từ đây mà những câu chuyện về văn hóa khi đi xe buýt cũng được chia sẻ rất nhiều nhưng gây tranh cãi nhất có lẽ chính là chủ đề: "Tôi có nên từ chối nhường xe buýt cho người khác hay không".
Và câu chuyện của một chàng trai người nước ngoài được chia sẻ trên mạng xã hội Reddit dưới đây sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Câu chuyện trên những chuyến xe buýt luôn thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Ảnh minh họa
"Tôi đi làm bằng xe buýt, và hiện giờ bạn phải giữ khoảng cách trên phương tiện công cộng, đồng nghĩa với việc chỗ ngồi bị hạn chế.
Ở chỗ làm, tôi phải đứng cả ngày và làm việc suốt 10 tiếng đồng hồ. Sau một ngày dài, chân của tôi vô cùng đau nhức. Vì vậy, tôi rất trân trọng quãng thời gian ngồi trên xe buýt về nhà, bởi tôi còn phải đi bộ thêm 15-20 phút nữa từ trạm xe buýt mới đến nhà.
Vì vậy tối qua khi tôi đang ngồi trên xe buýt, có một phụ nữ mang thai có vẻ sắp sinh bước lên. Cô ấy nhìn quanh tìm chỗ ngồi nhưng không còn ghế nào trống. Tôi là người ngồi gần cô ấy nhất, nên cổ bắt đầu nhìn tôi với ánh mắt cầu khẩn. Tôi đeo tai nghe và cố giả vờ không nhìn thấy cổ, nhưng sau đó cổ bắt chuyện với tôi.
Tôi không nói gì thô lỗ cả, chỉ bảo với cổ là không thể, vì tôi đã làm việc cả ngày dài và chân đang đau nhức. Tôi không muốn nhường ghế của mình. Cổ bật khóc rồi nói về việc mình là mẹ đơn thân thế nào đang mang thai ra sao, tôi bảo xin lỗi, nhưng đó là lựa chọn của cô và cô không thể mong đợi người khác đáp ứng quyết định cuộc đời của mình. Chúng tôi sống ở một bang tự do mang thai và phá thai, nên tôi không hiểu tại sao việc này lại là vấn đề của tôi. Đó không phải lỗi của tôi, cổ quyết định có con khi không thể mua một chiếc ô tô.
Chàng trai từ chối nhường ghế cho phụ nữ mang thai vì bản thân đang rất đau chân sau một ngày lao động mệt nhoài.
Sau khi chúng tôi nói qua nói lại, cuối cùng một ông chú hét lên rằng tôi là một "thằng rác rưởi vô dụng" và đứng lên nhường chỗ cho người phụ nữ. Khi họ nhường ghế, tài xế không biết vì lý do gì mà thắng gấp khiến cả người phụ nữ và ông chú đều té ngã. Họ chửi tôi bằng đủ thứ từ khó chịu, nhưng tôi chỉ nhìn đi chỗ khác và lờ đi.
Sau khi về nhà, tôi đã kể cho em gái, nó bật khóc và kể với bố mẹ, rồi hai người họ cũng chửi tôi luôn. Nhưng tôi đã quá mệt mỏi và không hiểu tại sao chúng ta lại quan niệm việc mang thai đồng nghĩa với quyền được mọi người nhường ghế. Liệu tôi có phải là một thằng khốn không?"
Người phụ nữ mang thai và chàng trai đã có một cuộc đôi co và tất cả mọi người đều dành những lời thậm tệ cho chàng trai.
Câu chuyện kết thúc và ngay lập tức từ phía cư dân mạng đã nổ ra luồng tranh luận. Một bên kịch liệt phản đối hành động từ chối nhường ghế của chàng trai với người phụ nữ mang thai vì cho rằng quá vô tâm và thiếu đồng cảm. Một số khác cũng lên án chàng trai nhưng lại không phải vì không nhường ghế mà là không nhường và nói rằng "mang thai là lựa chọn cá nhân của cổ"...
Sau cùng, một luồng ý kiến cho rằng bất cứ ai cũng đều có những vấn đề của riêng mình, chàng trai bị đau chân sau một ngày dài lao động và hành động đó không hề khó hiểu, trong trường hợp này, người phụ nữ có thể đến nhờ một người khác thay vì cứ cố nài sau khi đã biết lý do bị từ chối: "Nếu ảnh nhường ghế thì đó là một hành động tử tế, nhưng ảnh cũng không thể bị phán xét nếu không muốn nhường".
Mỗi người đều có cách đánh giá riêng của mình về câu chuyện này.
Khi một vấn đề xảy ra chúng ta phần lớn sẽ có xu hướng bị tác động bởi những hình ảnh trực quan trước mắt. Và trong trường hợp này cũng vậy, sự nức nở của người phụ nữ đã chiếm hết tâm trí của những người khách trên xe buýt và cả những người được nghe kể lại. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo hơn thì chúng ta nên nhìn nhận mọi thứ khách quan từ nhiều khía cạnh, chàng trai rất mệt và không đáng bị chửi mắng thậm tệ nhưng những lời nói đó cũng có thể không được thốt ra nếu anh chàng chọn được cách từ chối sao cho khéo léo, thể hiện sự tôn trọng phụ nữ và lấy được sự cảm thông từ các hành khách.
Thế đó, câu chuyện chỉ là những lời nói giữa con người với con người với nhau mà thôi!
Phát hiện vợ "cảm nắng" đồng nghiệp, chồng lập tức yêu cầu ly hôn nhưng nửa đêm check camera cổ họng lại đắng nghẹn "Nghĩ vợ 'say nắng' gã đó về chán chồng nên tôi cũng chấp thuận ly hôn không do dự. Ký đơn xong, vợ tôi về bên ngoại đợi tôi gửi đơn ra tòa...", người chồng kể. Nhiều người vẫn nói, tình yêu trước với sau cưới luôn khác xa nhau. Điều ấy phần nào đúng bởi sau kết hôn, tình cảm sẽ bị...