Tuổi thơ bất hạnh vì đòn roi
Đọc tâm sự: “Ghét em dâu vì đã ‘cướp’ em trai tôi” mà người con trai như tôi khóc ướt gối. Cũng đang buồn chuyện gia đình nên tôi xin trút bầu tâm sự.
Ảnh minh họa
Tôi hơn em anh Tùng một tuổi, sinh năm 1991, chưa may mắn như em của anh và vẫn mong một người vợ tốt để bù đắp. Tự nhủ sau này sẽ không bao giờ dạy con cái mình bằng đòn roi vì đời bố nó đã quá khốn khổ rồi.
Video đang HOT
Tuổi thơ tôi phải gọi là bất hạnh, đòn roi ăn nhiều không kể đâu cho hết. Tôi thấy bản thân trong hình ảnh em của tác giả. Anh không thể nào hiểu được những đứa trẻ bị đánh đập như chúng tôi trong lòng đau đớn như thế nào đâu, lắm lúc tôi muốn chết đi cho rồi.
Hồi tôi học mẫu giáo, bà ngoại làm cỗ có con gà, thương tôi bà để dành cho cái đùi. Trước khi đi học, tôi la to giữa nhà: “Phần con cái đùi gà nhé”, học về thấy chị họ ăn mất cái đùi gà nên khóc. Trẻ con mà, có biết gì đâu, vậy mà bố tôi cho ăn ngay trận đòn thừa sống thiếu chết chỉ vì nghĩ tôi mất dạy. Tôi khi đó 5 tuổi, bị tát cho một cú giữa mặt mà mấy ngày sau không mở mắt nổi. Trận đòn đó đau đến nỗi 25 năm trôi qua mà tôi nhớ lại vẫn rơi nước mắt.
Lên cấp một luyện chữ, tôi viết xấu, bố mẹ thay phiên vụt hai tay tôi, đến bữa cơm cầm cái thìa mà run run. Học bài, làm bài sai là tôi bị đánh vào đầu, cầm tai xách ngược lên, sau mỗi buổi học đầu lúc nào cũng sưng mấy chỗ. Tôi học lớp 5, nhà ngoại có giỗ, vui quá mà quên đi học, mẹ đánh vào đầu mấy cái xong đạp cho vài cú ngã lăn vào bụi kẽm gai mà không hiểu sao tôi chưa bị uốn ván, nghĩ chẳng thiết sống. Cấp một học dễ, lúc nào cũng được học sinh giỏi nhưng điểm không tối đa, có bữa bài làm đúng nhưng tôi trình bày chữ xấu tệ, cô giáo trừ một điểm còn 9, về nhà lại bị đánh bầm dập, bố mẹ đánh cho sướng tay nên dùng hết sức.
Lên cấp hai tôi bị đánh nhiều hơn nữa. Lớp 8, có lần nhà hàng xóm có một cô mất, nhà bên đó lại bỏ hoang không ai ở, lỡ tay làm rơi áo quần đang phơi sang nhà cô đó. Bố bắt sang lấy về mà tôi sợ ma, mãi không dám đi, thế là bị tát mấy tát hoa mắt, chảy cả máu mũi, mấy bạn của bố đang chơi ở đấy ra cản mà không nổi. Lên lớp 11, thấy các bạn ăn sirô đá bào và cây chả cuốn xịt tương ớt bên hông trường, tôi về xin được ăn, mẹ úp nguyên trái dưa hấu vào mặt và nói: “Mày có thiếu thốn gì không”. Hận lắm chứ! Sau thấy trong túi quần của mẹ lúc phơi đồ có tờ 20 nghìn đồng bèo nhèo, tôi ngây ngô lấy luôn, nghĩ số tiền cũng bé mà có thể mua được mấy lần đá bào. Tôi mua ăn rồi bị thằng bạn mách bố, bạn biết tôi ở nhà bị đòn như cơm bữa, lại ghét tôi vì tội lầm lì ít nói. Bố truy cho bằng ra tiền ở đâu mua đá bào rồi đánh tôi như kẻ thù. Bố quất vào chỗ thắt lưng tôi và chỉ đánh đúng chỗ đấy, tôi đau không tả nổi. Tôi đổ bệnh 2 tuần liền mà vẫn cố nhịn đau không cho ai biết, chỉ có bà thương tôi nhưng đã mất lâu lắm rồi.
Lên đại học, học lực của tôi chỉ khá. Năm thứ tư đại học, tôi làm mất cái laptop, vậy mà bố mẹ thi nhau chửi đánh, vu cho tôi đem bán lấy tiền đàn đúm, trong khi tôi rất ít đi chơi, ít nói, không đàn đúm hay gì cả.
Tôi về phòng khóc ướt hết gối, nằm mê mệt mấy ngày trời nhưng không một ai quan tâm. Có giai đoạn tôi trầm cảm nặng, không nói chuyện với ai, họ hàng không hiểu chuyện nên cho rằng tôi sống không biết bà con. Giờ tôi với bố mẹ không biết nói chuyện gì, nhiều khi nhìn bố mẹ mà thấy xa lạ. Không hiểu trong lòng bố mẹ có thương thằng con này không? Nếu không thì họ sinh tôi ra làm gì? Mong có người vợ tốt để bù đắp. Thật sự tim tôi tan nát từ rất lâu rồi.
Chồng dùng đòn roi để phạt tôi
Chồng tôi có học vị cao, ăn nói điềm đạm, tính tình hiền lành, rất biết đối nhân xử thế.
Ảnh minh họa
Tôi học vị thấp hơn chồng một bậc, tính nóng nảy, đanh đá, không dễ gì người ngoài bắt nạt được. Từ khi lấy chồng, tính tôi ôn hòa hơn nhiều, đó là nhờ chồng tôi rèn luyện, không biết nên cảm ơn chồng hay không nữa. Anh rèn tôi bằng cách hễ cứ nói việc gì không vào tai chồng hay làm gì sai sẽ quy ra đòn roi hết. Nhận đủ roi tôi mới được tha tội. Lấy nhau được gần 4 năm, cách phạt từ mức độ nhẹ thành rất nặng, đủ hiểu một người đàn ông nặng 78 kg dùng hết sức để đánh trong lúc tức giận khủng khiếp cỡ nào.
Có lần tôi tổn thương, cảnh cáo rằng lần sau anh không được đánh nữa, không ai có quyền đánh tôi cả. Chồng nói lại là lần sau cứ sai lại đánh. Xin hỏi có ai hoàn hảo và chồng tôi có chắc chắn không làm sai chuyện gì không? Không bao giờ tôi so đo từng chuyện cỏn con với chồng, vậy mà anh luôn xét nét tôi. Chồng còn viết ra giấy những tội của tôi để biết tôi phải nhận bao nhiêu roi. Tôi phải gọi bố mẹ hai bên sang nhà giải quyết, bố mẹ khuyên bảo nhưng chồng cho rằng việc đánh vợ là không sai. Bố mẹ tôi cấm anh không được làm thế anh mới thôi. Vậy nếu tôi không lên tiếng với bố mẹ, chắc chắn sẽ còn bị ăn đòn nhiều.
Bố tôi nói chưa thấy người chồng nào như vậy, tính toán với vợ từng li từng tí, học cao hiểu rộng mà có những hành động như vậy. Chồng còn luôn so đo việc quét mạng nhện trần nhà với tôi. Anh mách mẹ chồng rằng tôi bắt anh phải làm điều đó, trong khi việc ấy toàn một tay tôi làm. Tôi nhờ chồng thì có gì sai mà anh luôn cho rằng tôi phải làm việc đó 100%. Nếu để người ngoài nhận xét về vợ chồng tôi thì chắc chắn mọi người sẽ nói chỉ tôi bắt nạt chồng chứ chồng hiền thế sao bắt nạt tôi được. Thực tế không ở trong chăn không biết chăn có giận, mọi người nói thế nào thì nói, dù tôi có giải thích thì mặc định tôi đanh đá nên bắt nạt chồng là đương nhiên.
Tức nước vỡ bờ, không phải chỉ đàn ông mới biết dùng vũ lực, phụ nữ chúng tôi cũng không thiếu cách đối phó với chồng, vấn đề là muốn hay không. Tôi nhận mình có nhiều thiếu xót nhưng với cách xử phạt của anh thì không phục. Tôi không hoàn mỹ và chồng cũng vậy, thế nhưng anh không bao giờ nhận sai thì có tư cách gì dạy bảo tôi. Đã không tử tế với vợ thì cuộc hôn nhân này tôi sẽ là người quyết định tồn tại hay không. Cảm ơn độc giả lắng nghe.
7 điều con cái sẽ luôn nhớ về gia đình khi đã trưởng thành Có 7 điều các con sẽ nhớ về gia đình khi đã 'đủ lông đủ cánh', lấy chồng xa, buôn ba tứ xứ. Bởi những giá trị đó đã giúp nuôi dưỡng họ nên người. Chắc ai trong chúng ta cũng có một tuổi thơ ấm êm bên gia đình, bên bạn bè thuở còn cắp sách tới trường. Lớn lên chút nữa,...