Tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn tình thương, người mẹ trút giận lên con gái 12 tuổi
Trong “Điều con muốn nói”, cô bé 12 tuổi Gia Tuyết xin mẹ hãy lắng nghe và đừng so sánh em với bạn.
Chị Nguyễn Châu, mẹ bé Gia Tuyết thì không ngừng rơi nước mắt kể về cuộc sống mưu sinh khổ cực cũng như tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn tình cảm gia đình.
Cô bé 12 tuổi bật khóc xin mẹ hãy lắng nghe và đừng so sánh con với bạn
Trong “Điều con muốn nói”, cô bé 12 tuổi Gia Tuyết đặt trong Chiếc hộp bí mật một mảnh giấy với dòng chữ: “Con yêu mẹ nhưng con muốn mẹ lắng nghe con nhiều hơn!”. Em kể, gia đình em không có nhà riêng mà phải thuê nhà để ở. Mẹ em làm tiếp thị, ba lái xe taxi, gia đình 4 người phải liên tục thay đổi nơi ở. Mỗi ngày, mẹ sẽ chuẩn bị sẵn đồ ăn cho Gia Tuyết và em gái 9 tuổi ăn và đi học. Sau đó, ba mẹ Gia Tuyết đi làm đến tận đêm hôm mới về đến nhà.
Gia Tuyết cho biết, mẹ em đi làm suốt và hầu như không có thời gian nói chuyện cùng con. Cô bé thấy mẹ mệt nên chưa bao giờ thổ lộ với mẹ những điều em nghĩ. Thông qua chương trình, em muốn mẹ lắng nghe em nhiều hơn và đừng so sánh em với các bạn: “Mẹ so sánh về việc học, lời ăn tiếng nói, tất cả mọi thứ mẹ đều so sánh. Con làm việc gì mẹ cũng la. Mẹ có quan tâm nhưng chỉ quan tâm việc con chơi với bạn trên lớp. Con biết mẹ vì lo lắng nhưng mẹ cấm cản con mà không giải thích lý do, khiến con rất khó chịu”.
Gia Tuyết cho biết, mẹ em đi làm suốt và hầu như không có thời gian nói chuyện cùng con.
Trước những lời thổ lộ của con, chị Nguyễn Châu, mẹ bé Gia Tuyết bật khóc. Chị giải thích, hai vợ chồng chị kiếm sống vất vả nhưng chưa bao giờ nói cho con biết bởi muốn con tập trung học. Anh chị không được gia đình nội ngoại hỗ trợ nên mỗi sáng quần quật kiếm tiền, tối về chỉ kịp ngả lưng, không có thời gian nói chuyện cùng con. Cuộc sống áp lực khiến chị mệt mỏi, bức bối, không biết bày tỏ cùng ai dẫn đến la mắng con vô cớ.
Do không đủ thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, chị luôn lo lắng con bị bạn bè dẫn dụ theo con đường xấu. Chị cấm con gái chơi với bạn vì tính con nhiệt tình, hay bị bạn lợi dụng. Chị muốn con noi gương bạn tốt, tránh xa bạn xấu nhưng bản thân lại bất lực trong cách diễn đạt để con hiểu. Khi mẹ la mắng, Gia Tuyết im lặng nhưng bị đè nén và không hiếm lần bột phát, phản ứng kịch liệt.
Là mẹ, tôi luôn muốn con ngoan để yên tâm ra ngoài kiếm tiền, sợ nhất khi bản thân dạy con không đến nơi đến chốn, con hư hỏng, mất tương lai
Video đang HOT
Chị nghẹn ngào: “Cuộc sống cực khổ khiến tôi dần khô khan. Tôi muốn nói những lời ngọt ngào nhưng không thể nói ra được. Những lúc tôi gằn giọng, lớn tiếng, biết rằng con sẽ tổn thương nhưng không biết làm sao để xin lỗi con. Là mẹ, tôi luôn muốn con ngoan để yên tâm ra ngoài kiếm tiền, sợ nhất khi bản thân dạy con không đến nơi đến chốn, con hư hỏng, mất tương lai”.
Việc thiếu thốn tình cảm cha mẹ từ nhỏ cũng khiến chị Nguyễn Châu không biết cách thể hiện tình cảm với những thành viên trong gia đình. Chị kể: “Từ lúc nhỏ, ba tôi bỏ đi, mẹ tha phương lập nghiệp, tôi ở với bà ngoại. Không sống cùng ba mẹ, tôi thiếu thốn tình cảm nên khi lập gia đình vẫn không biết cách bày tỏ với người thân. Trong nhà, tôi hành xử như người đàn ông, từng nghĩ một lúc nào đó sẽ ngồi đối diện với 3 cha con, nói lời xin lỗi các con mà vẫn chưa làm được”.
“Những lúc mẹ mệt mỏi, trút giận lên con và em, nhưng thực sự mẹ không muốn như vậy. Hai con luôn là động lực cho mẹ, con thương mẹ hãy bỏ qua cho mẹ”.
Tuy nhiên, trước sự động viên của MC Ốc Thanh Vân và tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, chị Nguyễn Châu đã mạnh mẽ đối diện nói lời xin lỗi con gái Gia Tuyết. Chị ôm con và bày tỏ: “Những lúc mẹ mệt mỏi, trút giận lên con và em, nhưng thực sự mẹ không muốn như vậy. Hai con luôn là động lực cho mẹ, con thương mẹ hãy bỏ qua cho mẹ”.
Ốc Thanh Vân đồng cảm với mẹ bé Gia Tuyết. Cô cho rằng, là cha mẹ, nếu muốn con được phát triển một cách toàn diện, lành mạnh, các bậc phụ huynh hãy tránh nói những lời so sánh trước mặt con cái. Cô thổ lộ đã rất hối hận, phải xin lỗi con gái Coca vì lỡ chê con viết chữ xấu hơn bạn Rio, con trai ca sĩ Lý Hải. Cô cho rằng, người lớn khi phát hiện bản thân làm sai nên bắt đầu câu chuyện với con bằng thái độ cầu thị và lời xin lỗi thì trẻ tiếp nhận sẽ dễ chịu hơn. Việc so sánh con sẽ không tránh được nhưng nên dùng ngôn từ, thái độ tích cực thay vì những lời cay nghiệt dễ để lại những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn đứa trẻ.
Điều con muốn nói – bé Gia Tuyết sẽ phát sóng vào lúc 20h30 thứ Bảy, 25/4/2020 trên VTV9.
Lắng nghe câu chuyện, Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A tin rằng Gia Tuyết sẽ hiểu được nỗi lòng của mẹ nếu mẹ và con có thêm thời gian để làm bạn cùng nhau. Câu chuyện cũng chính là những tâm tư, vướng mắc của nhiều phụ huynh khi nhận ra nỗi niềm, sự thất vọng của con cái nhưng thiếu kỹ năng diễn đạt, khơi thông “dòng chảy cảm xúc để chan hòa với con”. Bên cạnh trách nhiệm kiếm tiền chăm lo cho gia đình, ba mẹ nên sống “chậm lại” để lắng nghe, nói lời dịu ngọt, yêu thương nhiều hơn và chia sẻ, thuyết phục con thay vì áp đặt ấn định giải pháp, không cho con cơ hội nói lên suy nghĩ của mình.
Điều con muốn nói – bé Gia Tuyết sẽ phát sóng vào lúc 20h30 thứ Bảy, 25/4/2020 trên VTV9.
PHA LÊ
Cách " Nộp Lương " độc nhất vô nhị trong mùa Covy của các ông chồng Việt
Đưa lương cho vợ hay góp lương cùng chồng vốn dĩ là việc bình thường để chăm lo cho gia đình và duy trì cuộc sống chung.
Thay vì đưa theo một cách thức nặng nề hay xem nó như nghĩa vụ, một số anh chồng đã biến nó thành món quà 'không mất thêm mà được nhiều hơn'.
"Nộp" tiền lương theo cách các ông chồng 2020
"Nộp lương" tháng - chuyện buồn hay vui của cánh mày râu
Mọi cặp đôi đều trải qua giai đoạn yêu đương ngọt ngào mới quyết định về chung một nhà, để sớm tối bên nhau, để quây quần và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Vậy nhưng, khác với thời yêu nhau, về chung một nhà là vô vàn thứ chung chạ, trong đó có lương. Các ông chồng hay đùa với nhau là "nộp lương cho vợ" rồi mặc nhiên từ "nộp" gọi thành quen tự bao giờ.
Không biết có phải cái từ "nộp" khiến việc đưa lương hàng tháng cho vợ trở nên nặng nề hay việc phải cắt giảm chi tiêu như thời trai trẻ khiến đấng mày râu đều xem nó là nghĩa vụ.
"Trước đây, mỗi lần đến tháng lương, biết là tiền đó là để duy trì cuộc sống gia đình, nhưng anh cảm giác không dễ chịu chút nào" Anh Nam - NVNH chia sẻ. Cũng như anh Nam nhiều ông chồng khác đều cảm thấy không hề thoải mái, nhiều anh chỉ đóng góp 1 phần, còn lại dành cho quỹ đen, quỹ đỏ.
Nhưng cũng không ít ông chồng lại xem việc gửi lương cho vợ là một cách tạo lá chắn cho mình trước những lời rủ rê của bạn bè, đồng nghiệp không chính đáng. Cơ quan Minh có một nhóm hay tụ tập chè chén, có dịp còn đi tăng 2, tăng 3, từ chối không được, nhận lời cũng chẳng xong, nên mỗi lần đồng nghiệp rủ, anh lại ra giọng than thở "Vợ tôi thu hết tiền lương rồi còn đâu".
Thực sự thì mọi ông chồng đều hiểu rằng để xây dựng gia đình thì cần chung tay của cả 2, vợ góp công, chồng góp sức, tiền lương cũng vậy. Dù không trực tiếp đi chợ hay mua sắm hàng ngày, đàn ông có thể không nhìn ra các khoản chi lặt nhặt, dồn nhiều thành cục lớn của vợ, nhưng các ông chồng đều biết, đưa lương về lo cho gia đình là cùng nhau san sẻ nỗi lo tài chính trong gia đình, là chia sẻ, quan tâm cho tổ ấm của mình.
Chỉ là bằng một cách chưa đúng nào đó, nó thành sự nặng nề, nó thành nghĩa vụ hàng tháng khiến người ta không còn cảm xúc, không còn nhận ra niềm vui, dễ gây xung đột, mâu thuẫn.
Biến "Nộp" thành "Tặng Lương" - chuyện của các ông chồng thời hiện đại
Anh Đạt chủ shop Mr Hoa chia sẻ, cũng là một người đàn ông, là một người chồng, mình hiểu không chỉ mình chẳng thoải mái khi đưa lương cho vợ mà anh biết vợ anh cũng chẳng hạnh phúc khi nhận lương từ chồng, dù cả hai đều hiểu đó là vì gia đình. Kinh doanh trong ngành hoa tươi, điện hoa, mỗi năm anh trao đến không biết bao nhiêu bó hoa cho các bà vợ, "tại sao lương không như là hoa, có thể tặng không phải nộp". Từ ý tưởng đó, anh Đạt đã bắt đầu triển khai và mới mấy tháng, anh đã làm gần 100 bó hoa tiền lương theo yêu cầu của khách hàng.
"Khi mình biến lương thành một bó hoa, giao tận tay vợ, mình thấy rõ ràng ánh mắt hạnh phúc, bất ngờ kiểu vỡ òa của phụ nữ. Thật sự mình cũng rất vui, biến điều không thể thành có thể" Anh Đạt cười!
Mỗi anh chồng sẽ lựa chọn một cách riêng để tặng, người thì chọn số tiền lớn bó thành hoa, người thì chọn bó hoa là các tờ tiền mệnh giá nhỏ để có thể lưu lại làm kỷ niệm, còn số tiền còn lại sẽ đặt trong một hộp quà nhỏ xinh xắn đi kèm.
Hay như Hoàng, chàng kỹ sư 29 tuổi, mới cưới vợ 60 ngày, anh đến Mr Hoa đặt bó hoa mix 60 tờ 20 nghìn cùng hoa và đặt kèm một cái thiệp nhỏ xinh " Cùng vợ yêu gia đình, em mở tài khoản nhé!".
Phụ nữ muôn đời vẫn luôn là phái đẹp, muốn được yêu thương, chiều chuộng và một điều không thay đổi dù họ đã là vợ của bạn, chính là họ thích hoa, thích được tặng hoa và thích hơn nữa sự bất ngờ vốn được tạo nên từ sự chân thành của chồng.
Gửi lương cho vợ theo một cách chân thành, biến nó thành quà thế này thì chắc chắn các cô vợ sẽ sẵn sàng yêu và đáp ứng những "yêu cầu" to lớn của các ông chồng mà không một lời cằn nhằn.
Tại sao không? Những tưởng việc đưa tiền cho vợ là gánh nặng nhưng khi bạn thay đổi cách thức "nộp" tiền hàng tháng nó sẽ tạo ra những thăng hoa đến không ngờ, hâm nóng tình cảm vợ chồng của bạn.
Nếu bạn muốn thử ngay tháng lương này, đừng ngại ngần truy cập: Mrhoa.com
Thu Dung
Mẹ ra đi khiến tôi mất chỗ dựa tinh thần Tôi sinh ra và lớn lên tại Tây Nguyên, tuổi thơ có chút khó khăn nhưng trôi qua thật êm đềm, hạnh phúc bên gia đình. Tuổi thơ rất nhiều kỷ niệm vui bên gia đình. Lớp 4-5 đã biết phụ mẹ đi chợ, lấy củi, mùn cưa, lấy chấu để mẹ chăn nuôi heo gà, phụ mẹ đỡ đẻ cho đàn heo....