Tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa
Loãng xương, thoái hóa cột sống, trượt đốt sống đe dọa sức khỏe người lớn tuổi.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống tại TP HCM, tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương khớp và cột sống. Tuổi càng cao, nguy cơ bệnh xương khớp càng tăng. Những cơn đau nhức nhẹ ở người lớn tuổi là bình thường, song cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống… Nếu không được chú ý phát hiện, tuổi tác càng tăng bệnh càng nghiêm trọng.
Bệnh xương khớp và cột sống nhiều người Việt trung và cao niên thường gặp:
- Loãng xương khiến xương yếu và xốp. Tình trạng này dễ dẫn đến gãy xương, làm cột sống hoàn toàn mất cân bằng trong trường hợp nặng.
- Nứt, gãy xương cột sống khi mật độ xương suy giảm. Chú ý kỹ các dấu hiệu vì các vết nứt nhẹ thường không gây đau.
Video đang HOT
- Trượt đốt sống đôi khi xảy ra khi cột sống thoái hóa nghiêm trọng, nặng thì có thể gây bại liệt.
- Thoái hóa đĩa đệm cột sống thường không có triệu chứng rõ rệt, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Hẹp ống sống, có thể gây đau. Nếu hẹp nhiều ở vùng thắt lưng và chèn ép cổ sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền thông tin giữa các dây thần kinh và não bộ.
Thoái hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể, không có cách nào đảm bảo bạn sẽ không gặp vấn đề xương khớp lúc về già. Ngăn ngừa và điều trị sớm lúc nào cũng dễ dàng hơn so với khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm canxi, magiê và vitamin D cho xương chắc khỏe, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt. Giữ tinh thần vui vẻ, hạn chế stress.
Khám cột sống định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị phù hợp. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện giúp phục hồi nhanh và hạn chế tái phát. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nắn chỉnh cột sống. Đây là phương pháp tự nhiên, không dùng thuốc, không phẫu thuật, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Theo Vnexpress
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm mà bạn cần chú ý để kịp thời phòng tránh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại bị thoát vị đĩa đệm, bởi lẽ gì mà cùng làm một công việc mà anh thì vẫn mạnh khỏe, còn tôi thì lại có bệnh. Tất cả điều này đều có lý do riêng của nó, thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác
Ở đĩa đệm, có tới 80-85% thành phần là nước, trong 15 - 20% trọng lượng khô còn lại thì có tới 44-51% là collagen. Con người càng già đi, nước và collagen càng dần biết mất. Đáng buồn hơn là các mô đó không tự tái tạo. Chỉ cần những tác động đủ mạnh, cột sống dễ bị thoái hóa và đương nhiên, đĩa đệm cũng dễ dàng bị thoát vị.
Sai tư thế
Đây có lẽ là nguyên nhân đưa thoát vị đến gần bạn hơn và cũng là câu trả lời cho những bệnh nhân mới ngoài 20 - 30 mà đã phải đối mặt với căn bệnh xương khớp này rồi. Người thường xuyên phải làm công việc liên quan đến bê vác, cúi người như công nhân, nông dân, bốc vác, lái xe... là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm hỏi thăm nhất. Ngoài ra, những người làm công việc nhẹ nhàng hơn như nhân viên văn phòng, bác sĩ nha khoa, thợ cắt tóc, nhân viên bán hàng... đứng hoặc ngồi quá lâu sai tư thế cũng khó tránh khỏi căn bệnh này.
Chấn thương
Có thể nói đây là lý do khách quan, tuy nhiên nó lại là một trong những dạng thoát vị đĩa đệm khó chữa nhất. Tập gym quá sức, cử tạ, một cú đánh, ngã, tai nạn... sẽ khiến cột sống tổn thương nghiêm trọng, đĩa đệm thoát ra ngoài đột ngột. Bởi vậy, nếu sau khi gặp phải chấn thương mà bạn thấy nhói ở lưng hoặc cổ thì tốt nhất nên đi chụp MRI để xác định xem cột sống có vấn đề gì không.
Thói quen xấu
Những thói quen có hại cho xương có lẽ xấu hiện ở nam giới nhiều hơn, ví dụ uống rượu, hút thuốc và ăn uống không khoa học. Trong khi khói thuốc khiến cơ chế đưa oxy và máu vào nuôi dưỡng đĩa đệm bị giảm sút thì rượu lại ngăn chặn, phá hủy quá quá trình tái tạo chất dinh dinh dưỡng của đĩa đệm. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều photpho, dầu mỡ có thể khiến hiện tượng đau thêm trầm trọng, mật độ canxi xương giảm sút.
Biên chưng nguy hiểm của thoat vi đia đêm
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Theo www.phunutoday.vn
Thường xuyên đau nhức ở vùng núi đôi, có thể là do những nguyên nhân này gây ra Cứ tự hỏi vì sao núi đôi lại thỉnh thoảng nhói lên một cơn đau nhức, đó có thể là do những nguyên nhân sau đây. Tập thể thao quá sức Tập thể thao chính là một cách rèn luyện sức khỏe rất hữu hiệu, thế nhưng, việc tập quá sức có thể dẫn đến những hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng...