Tuổi 72 đánh liều khởi nghiệp với giống gạo huyết rồng
Từ một lần tình cờ cấy thử nghiệm giống lúa quý, cựu chiến binh xứ Đồng Tháp đã quyết định tìm cách nâng tầm cho giống của quê hương. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở sản xuất của ông Lê Văn Đấu còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cựu chiến binh không ngại khó
Trước khi đến với nghề nông, ông Lê Văn Đấu (sinh năm 1947) ở ấp Long An A, xã Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) từng có thời gian trong quân ngũ. Là một người lính Cụ Hồ, ông luôn tâm niệm, ở trên mặt trận nào cũng phải quyết liệt. Chính vì vậy, ông đã khởi nghiệp với cây lúa huyết rồng ở cái tuổi không còn trẻ.
Ông Năm Đấu với các sản phẩm chế biến từ gạo huyết rồng. Ảnh: Trọng Trung
Cơ duyên gắn bó với giống lúa quý đến với ông cũng thật tình cờ. Trong một vụ cấy thử nghiệm 700m2 giống lúa huyết rồng, khi đem lúa huyết rồng xay thành gạo, nấu cơm ăn, ông Đấu thực sự ấn tượng với chất lượng của loại gạo này, khi ăn thấy hương thơm, vị ngọt vô cùng tự nhiên… Nhận thấy đây là cơ hội có thể làm giàu, ông Đấu quyết định dành 13.000m2 đất canh tác chuyên trồng giống lúa huyết rồng, với hy vọng sẽ làm nên chuyện.
Chia sẻ về hành trình canh tác lúa huyết rồng, ông Đấu cho biết: “Tình cờ trong một lần xem chương trình về y học trên tivi, tôi thấy thông tin gạo lứt huyết rồng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nên rất tâm đắc. May mắn sau đó, tôi được người bạn cho mấy ký giống lúa huyết rồng, mang về trồng thử, thấy chất lượng gạo ngon nên tôi quyết định nhân giống. Sau khi trồng được giống lúa này, tôi lại nghĩ, phải làm sao nâng cao hơn nữa lợi nhuận trên hạt gạo nên đầu tư cơ sở chế biến bột gạo lứt huyết rồng. Rất may, sản phẩm đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng đón nhận”.
Lúa huyết rồng sau thu hoạch được kiểm tra chất lượng, đảm bảo an toàn, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới được cựu chiến binh Lê Văn Đấu đưa vào nhà máy xay xát và chế biến ra gạo lứt huyết rồng và bột gạo huyết rồng thành phẩm.
Lúc đầu, ông Năm Đấu chỉ làm để ăn trong gia đình và bán lẻ cho bà con chòm xóm. Được nhiều người tiêu dùng khen ngon nên cuối năm 2017, ông Đấu mạnh dạn mở rộng sản xuất và đăng ký thương hiệu độc quyền mang tên “Gạo lứt huyết rồng Năm Đấu” và “Bột gạo huyết rồng Năm Đấu”. Sản phẩm làm ra được đóng gói mỗi loại 500gr, dán nhãn đẹp mắt, giá bán cũng phù hợp nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bà Phạm Thị Ngọc ở xã Phú Thành A – người thường xuyên mua gạo lứt huyết rồng và bột gạo huyết rồng Năm Đấu sử dụng hàng ngày cho biết: “Từ ngày sử dụng các sản phẩm từ gạo huyết rồng, tôi thấy khỏe ra. Giá bán cũng hợp lý, bột gạo huyết rồng có mùi vị thơm ngon, dễ uống lắm”.
Mở rộng sản xuất
Video đang HOT
Sau nhiều vất vả, đến thời điểm này, gạo huyết rồng đã mang lại cho ông Năm Đấu những thành quả ngọt ngào. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, với các sản phẩm “gạo lứt huyết rồng Năm Đấu” và “bột gạo huyết rồng Năm Đấu”, cơ sở của ông đã đạt doanh thu từ 100 – 150 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động tại địa phương, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm làm ra không kịp cung ứng cho người tiêu dùng.
Hiện, cựu chiến binh Năm Đấu đang tiếp tục đầu tư vốn mở thêm nhà xưởng, trang bị thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng đủ sản phẩm cho người tiêu dùng.
Ông Trịnh Văn Lớn – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Tam Nông hồ hởi cho biết: “Cơ sở sản xuất của đồng chí Lê Văn Đấu là doanh nghiệp đầu tiên của Hội Cựu chiến binh huyện. Các sản phẩm từ lúa huyết rồng của cơ sở đạt chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hội Cựu chiến binh huyện đang khuyến khích các hội viên học hỏi kinh nghiệm trồng lúa huyết rồng, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương”.
Không chỉ sản xuất thành công sản phẩm gạo lứt huyết rồng và bột gạo huyết rồng, cựu chiến binh Lê Văn Đấu còn tự canh tác các loại đậu trên diện tích cả chục hecta để chế biến và bán các sản phẩm mang thương hiệu Năm Đấu, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với những thành quả trong sản xuất, ông Năm Đấu vinh dự được Chủ tịch UBND huyện Tam Nông trao tặng Giấy khen danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở tại Hội nghị vinh danh các nông dân tiêu biểu năm 2018 đầu tiên của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trước đó, ông Đấu đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Theo Danvet
Dự án KĐT Hà Nội Westgate bỏ hoang hơn 10 năm, kho xưởng "mọc" tràn lan
Dự án do Công ty TNHH liên doanh Hà Nội Westgate làm chủ đầu tư hiện vẫn là một bãi đất trống cây cỏ mọc tùm lum, xuất hiện các công trình có dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích.
Dự án chậm GPMB, đất sử dụng sai mục đích
Khu đô thị Hà Nội Westgate (tên cũ là khu đô thị và dịch vụ phía Tây Quốc Oai) được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) giao Công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp làm chủ đầu tư tại Quyết định số 2006/QĐ-UBND ngày 03/7/2008.
Dự án có quy mô diện tích khoảng 44,4 ha thuộc thị trấn Quốc Oai và xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai. Mặc dù chủ đầu tư đã được bàn giao đất từ năm 2008 nhưng đến tháng 5/2019, dự án vẫn đang trong tình trạng bị "bỏ hoang", cây cối, cỏ dại mọc um tùm một số diện tích được người dân địa phương tận dụng để trồng lúa, chăn bò.
Khu vực dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate mặt giáp với Đại lộ Thăng Long được quây tôn tạm bợ một phần.
Toàn cảnh dự án có vị trí "vàng" đã bị bỏ hoang 10 năm (Ảnh: PV)
Khu vực mặt tiếp giáp với Đại lộ Thăng Long của dự án được quây tôn một phần, dưới tấm biển bản vẽ Quy hoạch dự án, la liệt các ngôi mộ chưa giải tỏa, các khối bê tông, vật liệu xây dựng của một cơ sở kinh doanh được xếp tràn ra phía mặt đường đại lộ.
Dọc đường phố Huyện, hướng đi vào từ Đại lộ Thăng Long đến khu vực đình làng, sân bóng thôn Ngô Sài hàng loạt nhà kho, xưởng sản xuất mọc lên trên khu vực đất dự án.
Các xe tải chở hàng hoạt động rầm rộ, di chuyển ra vào khu vực nhà kho, xưởng với tần suất lớn. Bên cạnh đó, khu vực này cũng xuất hiện những công trình kiên cố cao tầng.
Theo ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND thị trấn Quốc Oai, hiện tại khu vực dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate thuộc địa bàn thị trấn còn 103 ngôi mộ chưa di chuyển, 34 hộ có có tài sản, vật kiến trúc chưa lập kế hoạch bồi thường và 21 hộ có đất nông nghiệp chưa trình kế hoạch thu hồi đất.
Tổng diện tích mặt bằng đã bàn giao là 133.759 m2 tương đương 75,3% diện tích dự án nằm trên khu vực thị trấn Quốc Oai. Tuy diện tích chưa bàn giao không nhiều nhưng trải qua nhiều năm, phía chủ đầu tư vẫn "án binh bất động" không thúc đẩy GPMB để tiến hành triển khai dự án.
Con đường phố Huyện từ Đại lộ Thăng Long vào thôn Ngô Sài, các công trình nhà kho, xưởng, gara, cửa hàng... "mọc" tràn lan, hoạt động rầm rộ. (Ảnh: PV)
Cũng theo ông Đức, những nhà kho, xưởng xuất hiện trên khu vực đất dự án đã xuất hiện từ trước năm 2015. Khi có những trường hợp làm kho xưởng trên đất dự án, UBND thị trấn Quốc Oai đã báo cáo ban giải phóng mặt bằng huyện Quốc Oai và chủ đầu tư. Sau đó UBND huyện Quốc Oai và chủ đầu tư cũng không có động thái trong việc giữ đất và đảm bảo sử dụng đúng mục đích.
"Việc chủ đầu tư được giao đất nhưng để đất bị lấn chiếm là vi phạm các quy định của Luật đất đai. Tôi nghĩ khả năng chủ đầu tư cho người dân mượn không đất để phục vụ mục đích kinh doanh là thấp" - ông Đức nói.
Dự án chậm triển khai, địa phương đã nhiều lần phản ánh, các kỳ họp hội đồng nhân dân và tiếp xúc cử tri bà con cũng đã có ý kiến. Chính quyền cơ sở chỉ mong muốn dự án sớm được triển khai để quỹ đất đã giải phóng mặt bằng đỡ hoang hoá, ông Đức thông tin thêm.
Về việc dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate chậm triển khai, ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ tịch xã Ngọc Mỹ cung cấp thông tin, từ trước năm 2016, trên diện tích đất dự án thuộc địa bàn xã có khoảng 10 ha bị bỏ hoang chưa san lấp, người dân vẫn thường xuyên canh tác lúa, trồng cây.
"Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn còn 5 hộ có diện tích đất thuộc dự án chưa GPMB, nhiều khu vực đất bỏ không được người dân tận dụng để trồng trọt. Việc dự án lấy đất, trong đó có cả những khu vực đất nông nghiệp đang canh tác xong không triển khai nhìn về mọi mặt đều là rất lãng phí" - Ông Dũng nói.
Vì sao địa phương không đề xuất phương án xử lý?
Ngày 31/10/2013, UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 011022002140 cho Công ty TNHH liên doanh Hà Nội Westgate (liên doanh giữa Công ty CP tài chính và phát triển doanh nghiệp và Công ty Keppel Land Ivestment (Hà Nội) Pte.Lte) đầu tư dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate.
Ngay tại khu vực cổng vào có biển bản vẽ quy hoạch dự án vẫn la liệt các ngôi mộ và khối bê tông của một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng. (Ảnh: PV)
Được biết, tiến độ thực hiện dự án là 5 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay dự án vẫn là một bãi đất trống, không tiến hành triển khai thực hiện dù đã hoàn thành giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 41ha (trong tổng diện tích đất được giao là 44,4ha).
Năm 2018, UBND thành phố Hà Nội đã có Thông báo số 948/TB-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate. Theo đó, tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo hướng kéo dài thêm 5 năm.
Cụ thể, dự án tiến hành thi công xây dựng từ quý IV/2018 và đưa công trình khai thác vào quý IV/2023. Tuy nhiên, hiện trạng dự án chỉ là bãi đất "bỏ hoang" không có máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thi công, giải phóng mặt bằng.
Trong báo cáo số 57 của HĐND thành phố Hà Nội (ngày 17/7/2018) về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate cũng nằm trong số 400 dự án rà soát có vi phạm. Cụ thể, dự án thuộc hạng mục chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và chậm triển khai.
Đáng chú ý, trong báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về vi phạm của dự án Khu đô thị Hà Nội Westgate phần ghi chú có nêu "địa phương không đề xuất phương án xử lý". Điều này dấy lên trong dư luận xã hội câu hỏi: Liệu có phải chính quyền huyện Quốc Oai đang dành sự ưu tiên nhất định cho doanh nghiệp đầu tư dự án?
Theo Danviet
Bà Tổng giám đốc lội ruộng bán 50 loại gạo đặc sản ra khắp nước Trong khi không ít doanh nghiệp tìm mọi cách xuất khẩu gạo, bỏ quên thị trường trong nước thì vẫn có một người phụ nữ nhỏ bé âm thầm tìm lại giá trị đích thực và nâng tầm cho những loại gạo đặc sản để phục vụ chính người Việt. Người phụ nữ ấy là chị Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng Giám...