[ Tuổi 30 tôi có 1 căn nhà ] Vợ chồng 9x tự thiết kế nhà trên giấy ô ly, xây nhà cấp 4 chỉ với 500 triệu đồng, ngắm thành quả ai cũng trầm trồ
Gia đình chị Tân Mùi và anh Lưu Sơn (1991) hiện đang sinh sống tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi cưới 4 năm, anh chị đã có 2 bé trai và vừa hoàn thành ước mơ có một tổ ấm đầu tiên của riêng mình.
Ngôi nhà của gia đình anh Sơn chị Mùi từng gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội khi được tiết lộ cùng bản thiết kế tự vẽ trên giấy ô ly.
Anh Sơn kể lại, vợ chồng anh đã có ý định mua đất từ lúc mới cưới. Nhưng phải đến 3 năm sau 2 vợ chồng mới tìm được mảnh đất ưng ý cách trung tâm thành phố Đắk Lắk 7km. Câu chuyện mua đất cũng là một cơ duyên khi 2 vợ chồng tình cờ đến nhà dì chơi và được dì giới thiệu cho mảnh đất đối diện có chủ nhà cần bán gấp. Mảnh đất có vị trí đắc địa, giá cả phù hợp nên vợ chồng anh Sơn quyết định “chốt” luôn.
Từ sau khi mua được mảnh đất, vợ chồng anh Sơn luôn ấp ủ mơ ước xây nhà để có sân rộng cho con chơi hoặc bạn bè tới chơi có chỗ để xe thoải mái, muốn có mảnh vườn nhỏ trồng rau… Anh chị tham gia và rất nhiều hội nhóm để học hỏi kinh nghiệm xây nhà. Nhưng với số tiền tiết kiệm chỉ khoảng 300 triệu, anh chị càng hoang mang bởi ai cũng nói khó mà xây được nhà với số tiền như vậy.
Mảnh vườn nhỏ sau nhà là nơi anh Sơn chị Mùi thường mời bạn bè tới dùng cơm
Góc sân chơi cho con trai nhỏ
Bởi thế, anh chị dự định chờ 3 năm sau, khi có trong tay số tiền lớn hơn mới tính chuyện làm nhà.
Nhưng khoảng tháng 8/2021, Buôn Mê Thuột bùng dịch COVID-19 nặng, giãn cách xã hội cả mấy tháng, công việc của 2 vợ chồng đình trệ, khó khăn. Cả gia đình vẫn sống trong studio nhỏ tại trung tâm thành phố, khá chật chội. Nhìn con không có chỗ chơi, cuộc sống gia đình bất tiện, đồng thời tính toán rằng đợi 3 năm nữa thì kinh phí xây nhà sẽ tăng lên gấp nhiều lần, vợ chồng anh Sơn quyết định xây nhà luôn.
Khi đó, trong tay họ chỉ có đúng 300 triệu!
Với số tiền tiết kiệm 300 triệu, vợ chồng anh Sơn bắt đầu tìm kiếm phương án xây dựng nhà. Theo tìm hiểu của anh chị, để hoàn thiện ngôi nhà như mong muốn sẽ mất tầm 300 – 450 triệu, chưa kể phát sinh chi phí ít nhất 20%. Bởi vậy, 2 vợ chồng quyết định tự tìm thầu xây dựng, đơn vị cung ứng vật liệu, thi công nội thất, xây dựng nhà trước rồi từ từ sắm nội thất sau.
Mặc dù đã xác định phải đi vay tiền xây nhà, nhưng anh Sơn cho biết: “Vay thì nhiều chỗ vay lắm mà khả năng vợ chồng mình làm trả được khoản vay bao nhiêu thì mình mới dám vay. Ông, bà, anh, em nội ngoại cũng giúp đỡ vợ chồng mình rất nhiều nên hiện tại nhà mình cả xây dựng và nội thất là 500 triệu. Mình vẫn chưa khoe phòng ngủ và phòng làm việc vì vợ chồng mình chưa có tiền decor 2 phòng này”.
Mảnh đất của vợ chồng anh Sơn rộng 6×41m2, nhưng vì chi phí eo hẹp, nên anh chị chỉ xây nhà có diện tích khoảng 76m2, còn lại là khoảng sân vườn, lối đi. “Ngày mình chuyển về nhà mới chỉ có mỗi quần áo và cái nồi cơm điện ở nhà cũ mang theo thôi”, anh Sơn nhớ lại.
Đến nay, sau mấy tháng xây nhà, anh Sơn cho biết, vợ chồng anh đã có thể décor phòng ngủ riêng cho 2 con trai với chi phí dự kiến không quá 20 triệu.
Về quá trình xây dựng và “thổi hồn” cho tổ ấm đầu tiên của mình, anh Sơn tâm sự: “Vợ chồng mình không làm trong ngành xây dựng, không biết gì về thiết kế nhà cửa cả. Cả 2 vợ chồng có 1 studio nho nhỏ nên có thể cũng lợi thế một chút xíu về thẩm mĩ.
Thực ra mình không hoàn toàn sáng tạo ra căn nhà hiện tại. Mà vợ chồng mình phải học hỏi, tham khảo rất nhiều hội nhóm, nghiện nhà, nghiện decor, pinterest… để xem mình thích gì, cần gì và nhất là khả năng kinh tế mình có đủ không?
Vợ chồng mình còn tìm đến thăm một số nhà của bạn bè mới xây để hỏi kinh nghiệm và xem có chi tiết nào mình ưng ý để hoàn thiện căn nhà như hiện tại nữa. Sau đó lại tính toán xem kích thước như thế nào là hợp lý với diện tích đất thực tế và tài chính mình có. Nên chuyện na ná nhà này nhà kia là không thể tránh khỏi”.
Video đang HOT
Sau nhiều thời gian tham khảo và tính toán, vợ chồng anh Sơn bắt tay vẽ bản thiết kế trên giấy ô ly, tự liên hệ bên thi công, lên kế hoạch xây dựng cho ngôi nhà của mình.
Bản thiết kế trên giấy ô ly do vợ chồng anh Sơn, chị Mùi tự vẽ
Vợ chồng anh chia sẻ: “Thiết kế trên giấy là 1 chuyện. Thi công thực tế thay đổi không biết bao nhiều lần. Vợ chồng mình cũng cãi nhau không biết bao nhiêu lần nhưng sau tất cả chồng mình vẫn là người ủng hộ mình về thiết kế của căn nhà. Còn chồng mình là người trực tiếp giám sát thi công suốt hơn 2 tháng nên cũng đỡ chi phí rất nhiều”.
Phòng khách liền phòng bếp rộng rãi
Sau hơn 2 tháng thi công, căn nhà cấp 4 xinh xắn của vợ chồng anh Sơn chị Mùi đã hoàn thiện. Nhà có sân vườn, có không gian rộng rãi, thoáng mát, thiết kế đơn giản phù hợp cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Ngôi nhà gọn gàng, khang trang
Mảnh vườn nhỏ sau nhà do chính tay 2 vợ chồng sắp xếp, xây dựng từng viên gạch
Sau khi hoàn thiện ngôi nhà của gia đình, anh Sơn rút ra bài học: “Kinh nghiệm lớn nhất cho mình sau khi xây nhà xong là đừng quá quan tâm tới người khác nói gì và thích gì; nhà mình xây, mình ở thì chỉ quan tâm mình cần gì và thích gì thôi. Ai khen ai chê cũng được. Mỗi người một tính cách, 1 sở thích và nhất là mỗi người có điều kiện kinh tế riêng. Tiền ít thì xây nhà nhỏ, tiền nhiều thì xây nhà rộng, thoải mái hơn xíu”.
[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Tậu nhà Ecopark ngập ánh sáng, vợ chồng trẻ "hô biến" từng góc sống chill
Đam mê decor nên chị Diệu Linh đã dành hẳn 70% không gian sống để chill. Nhìn vào mỗi góc nhỏ, người ta đều dễ dàng nhận ra tâm huyết và tình yêu rất lớn mà đôi vợ chồng trẻ đặt vào tổ ấm của mình.
Chị Nguyễn Diệu Linh (Hà Nội) chia sẻ rằng: "Ngày còn đi làm cứ tranh thủ không phải lên cơ quan thì sẽ ở nhà decor nhà. Và chỉ ước có thật nhiều thời gian để được ở nhà bày biện rồi ngồi ngắm."
Chính vì đam mê chảy trong máu nên từ ngày bé, phòng riêng của chị Linh cũng là "cả thế giới" được chị tự tay bày biện từng góc. Chị từng có một căn nhà cho búp bê và tha hồ thiết kế tẩn mẩn. "Lắm lúc tạo ra những góc nhà cho búp bê xinh tới mức tấm tắc ngắm rồi tự khen cả ngày", chị cho biết.
Ngôi nhà tại Ecopark này cũng do một tay chị lên ý tưởng vì chồng chị là người có tính cách đơn giản cực kỳ. Song hai vợ chồng ở bên nhau lâu thì hình như tâm hồn "mê nhà đẹp" của chị cũng bắt đầu truyền lửa sang cho anh.
Không gian nhà được bày trí sang trọng, ấm áp với những điểm nhấn vừa đủ.
Bộ ghế trong suốt được bày trí cùng bàn trắng dáng cao, tạo cảm giác thon gọn.
Chị Linh có nhiều đồ trang trí là gốm Nhật, trước kia từng bán nhưng thấy đẹp quá nên "giữ lại chơi luôn". Bên cạnh là chiếc ghế sofa bằng da thật.
Thỉnh thoảng, anh chị lại thay đổi decor trong nhà của mình. Đôi khi là thay đổi vị trí kê bộ sofa, đổi chỗ cho bộ bàn ăn, hoặc thậm chí là hay chuyển nhà. Bởi vì với chị Linh, ngắm ngôi nhà đẹp sẽ khiến tâm trạng của mình vui lên một cách khó tả.
"Còn vui hơn cả mua bộ đồ ưng ý, hơn việc ăn ngon hay mua món đồ hiệu ưng ý", chị cho biết.
Dù vậy, đam mê decor quá cũng khiến chị Linh phải "đau đầu" vì dành quá nhiều tâm huyết vào đó. Nếu lỡ chưa thực hiện xong hoặc có chỗ nào chưa ưng ý, chị sẽ nghĩ về nó tới ám ảnh suốt ngày. Sửa đi sửa lại tới khi hoàn toàn xong xuôi, ưng ý thì chị mới "hoàn hồn" được.
Góc tĩnh tâm có chiếc đàn piano, chiếc ghế bập bênh và nhiều món đồ nhỏ xinh của gia đình.
Bàn này để nghe nhạc và đốt trầm, đốt tinh dầu, nến thơm, views nhìn ra hướng mặt trời mọc.
Góc làm việc của chị Linh. Hai vợ chồng làm việc tại nhà.
Chị chia sẻ: "Nhiều khi chồng chị ở với chị cũng stress vì chứng OCD của vợ lắm. Tính chị ghét lôi thôi, ghét cái gì cũng nhét xuống gầm bàn gầm tủ, đồ gì không dùng làm ơn vứt vứt vứt... Ngày trước khi chưa thuê giúp việc, những lúc đi làm về rất mệt vẫn phải dọn dẹp gọn gàng và thật ưng mắt mới nằm dài nghỉ ngơi được."
"Nếu có người hỏi sao phải khổ thế, thì mình nghĩ ở bừa bộn còn đáng sợ hơn. Nói chung nó là tính, ăn vào máu rồi rồi không làm khác được", chị Linh nói. "Gọn gàng với mỗi người sẽ có tiêu chuẩn khác nhau. Gọn gàng của Linh nó phức tạp khó tả lắm, nhưng nói chung nó vừa khoa học, tiện lợi, vừa đúng ý, vừa nghệ thuật."
Bàn làm việc của chồng chị để "ngồi ngắm vợ cho tiện".
Chiếc tủ "tâm đắc" vì mua được khá rẻ mà rất ưng ý.
Góc làm việc tại nhà mùa Covid-19 vô cùng thoải mái và tiện nghi.
Khi thiết kế không gian trong nhà, vợ chồng chị sẵn sàng bỏ ra 70% không gian chỉ để "chill". Còn nhà nào không đủ không gian thiết kế những góc như vậy thì thường không giữ chân anh chị được lâu. Một thời gian sau, họ sẽ lại chuyển nhà.
Những bức ảnh do chị Linh tự tay chụp trong một buổi sáng trời mưa to và lạnh, nhưng vẫn cảm thấy ngôi nhà thật ấm áp.
Chị Diệu Linh cũng bật mí rằng, căn nhà cũ trước đó của gia đình cũng do chính tay chị sửa sang, thiết kế rồi decor lại. Tuy vậy, chị đã bán lại căn nhà để chuyển sang "tổ ấm" mới phù hợp hơn với cả hai vợ chồng.
Những góc nhỏ trong căn nhà cũ được chị Linh chăm chút trong từng chi tiết:
Khu bếp ngập tràn ánh sáng tự nhiên, vô cùng thoáng đãng.
Không gian trong nhà đem lại cảm giác thư thái và bình an.
Một góc vệ sinh cá nhân được thu dọn gọn gàng, ngăn nắp bằng nhiều kệ để đồ nhỏ xinh.
(*Thông tin và ảnh: NVCC)
Cải tạo căn hộ studio nằm trong biệt thự Pháp cổ theo phong cách Rustic Căn hộ studio nằm trong biệt thự Pháp cổ đã cũ kỹ và xuống cấp. Chị Dương Ngô đã thuê lại và cải tạo thành không gian Rustic mộc mạc, thân thiện làm nơi ở. Căn hộ studio nằm trong một biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội được gia chủ cải tạo lại theo phong cách Rustic - phong cách cho những...