Tunisia đặt mua 12 trực thăng ‘Diều hâu đen’ của Mỹ
Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki ngày 5/8 đã đề nghị Mỹ cung cấp cho Tunisia 12 máy bay trực thăng Sikorsky Black Hawk để các lực lượng nước này có thể “chống khủng bố”.
Phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương, một cơ quan nghiên cứu ở Washington, ông Marzouki nói: “Chúng tôi đã đề nghị Mỹ cung cấp khoảng 12 máy bay Black Hawk. Chi phí mua số máy bay này rất lớn và cho dù chúng tôi có khoản tiền này thì cũng phải đợi 2-3 năm mới được nhận bàn giao. Nhưng chúng tôi lại cần các máy bay này ngay bây giờ”.
Trực thăng Sikorsky Black Hawk. Ảnh: heliweb.com
Theo ông Marzouki, Tunisia cũng cần các thiết bị liên lạc và quan sát ban đêm. Ngoài ra, quân đội nước này cũng không được huấn luyện một cách phù hợp và “không được trang bị những phương tiện cần thiết”.
Tổng thống Marzouki là một trong số hàng chục những người đứng đầu nhà nước và chính phủ của châu Phi hiện đang ở thủ đô Washington để tham dự một hội nghị thượng đỉnh Mỹ – châu Phi kéo dài 3 ngày do Tổng thống Barack Obama chủ trì.
Trong một bước đi phản ánh rõ một sự chuyển hướng chính sách quan trọng, tăng cường can dự với châu Phi, Tổng thống Barack Obama thông báo các công ty Mỹ cam kết sẽ đầu tư hơn 30 tỷ USD vào các lĩnh vực khác nhau của các nước châu Phi.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu ngày 5/8 tại diễn đàn của hơn 100 doanh nghiệp của Mỹ và châu Phi, Tổng thống Obama thông báo chính phủ và các tập đoàn công ty Mỹ cam kết từ nay đến năm 2018 đầu tư tổng cộng 33 tỷ USD vào các dự án trong các lĩnh vực khác nhau của châu Phi, trong đó có lĩnh vực năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ sở và ngân hàng.
Trong 33 tỷ này có 12 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, theo đó mở rộng Sáng kiến Năng lượng châu Phi (PAI) mà Tổng thống Obama đã đề xuất hồi tháng 6 năm ngoái trong chuyến thăm châu Phi lần thứ ba. Sáng kiến với vốn đầu tư ban đầu 7 tỷ USD này là nhằm phát triển mạng lưới điện gồm thủy điện, nhiệt điện, phong điện và điện mặt trời, hướng tới mục tiêu trong vòng 5 năm cung cấp điện cho ít nhất 20 triệu người tại các nước Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Nigeria và Tanzania.
Ngoài khoản tiền cam kết của chính phủ còn có 5 tỷ USD cam kết của tập đoàn chế biến và kinh doanh nước giải khát CocaCola, 2 tỷ USD của tập đoàn General Electric, 200 triệu USD của tập đoàn khách sạn Marriot Marriott International Inc., 66 triệu của IBM… Số còn lại là của các tập đoàn và công ty khác của Mỹ như Chevron Corp., Citigroup Inc., Ford Motor Co., Lockheed Martin Corp., Morgan Stanley và Wal-Mart Stores Inc.
Phát biểu tại diễn đàn một ngày này, Tổng thống Obama cam kết chính phủ và các công ty của Mỹ sẽ nỗ lực nhiều hơn và hiệu quả hơn nhằm chuyển quan hệ với châu Phi từ thuần túy là cấp và nhận viện trợ nhân đạo sang xây dựng các mối quan hệ đối tác kinh tế bình đẳng.
Người đứng đầu nước Mỹ cho rằng với khoản cam kết đầu tư lớn này “người dân châu Phi sẽ mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn và ngược lại người dân Mỹ cũng sẽ gia tăng mua các sản phẩm hàng hóa của châu Phi”. Ông Obama nhấn mạnh, với cam kết đầu tư này, nước Mỹ quyết tâm trở thành một đối tác trong sự thành công của châu Phi “chứ không chỉ thuần túy nhòm ngó vào nguồn tài nguyên phong phú của châu lục này”.
Thông báo trên đây của Tổng thống Obama được đưa ra trong ngày thứ hai trong khuôn khổ chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ nhất quy tụ nguyên thủ của khoảng 50 nước châu Phi. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng có mặt và phát biểu.
Cam kết trên đây của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Mỹ hiện chỉ là đối tác thương mại lớn thứ ba của châu Phi, sau Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
Theo NTD/AFP
Kì lạ hồ nước bỗng nhiên xuất hiện ở sa mạc
Một hồ nước bí ẩn rộng tới 1 hecta bất ngờ xuất hiện ở sa mạc Tunisia hồi tháng 7 vừa qua.
Gần đây, người dân ở Gafsa, Tunisia nô nức kéo nhau tới xem hô nươc bi ân bât ngơ xuât hiên ơ vung đât khô căn chay doc theo đương Om Larayes. Hồ nước này được người dân gọi là "bãi biển Gafsa" và trở thành nơi nghỉ ngơi tránh nóng của rất nhiều người trong mùa hạn hán đang hoành hành.
Hồ nước đặc biệt nói trên mới được hình thành cách đây 3 tuần, có độ sau khoảng từ 10 tới 18 mét và trải dài tới 1hecta. Mặc dù các nhà chức trách đã cảnh báo hồ nước trong xanh này có khả năng nhiễm phóng xạ và gây ung thư cao nhưng người dân vẫn "bỏ ngoài tai" và coi "bãi biển Gafsa" như một địa điểm du lịch nghỉ mát để tránh cái nóng 40 độ C.
Người dân bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của giới chức Tunisia và vẫn tới hồ nước kì lạ này vì quá nóng
Hàng ngày, trung bình có 600 lượt người đổ xô tới "bãi biển Gafsa", họ cùng nhau chèo thuyền, bơi lội, ngụp lặn dưới làn nước mát. Một số người nói đây là phép lạ do "Chúa trời" ban tặng cho người dân nơi đây nhưng nhiều người khác lại nghĩ đây là một lời nguyền.
Hiện vẫn chưa có lời giải thích chính thức cho nguồn gốc hình thành của hồ nước nhưng theo các nhà địa chất địa phương, hoạt động địa chấn có thể đã tác động đến mạch nước ngầm và khiến nước tràn lên bề măt.
Hồ nước này có khả năng nhiễm phóng xạ và gây ung thư cho con người
Không có lệnh cấm nào được ban hành đối với hồ nước này, nhưng giới chức Tunisia cảnh báo rằng hồ nước có thể bị nhiễm phóng xạ. Trong những ngày đầu xuất hiện, hồ nước có màu xanh lam, tới thời điểm hiện tại nước đã chuyển sang màu xanh lá mà chưa rõ nguyên nhân. Điều này có nghĩa là nước hồ có thể gây bệnh cho con người.
Chính quyền địa phương cho biết đây là khu vực rất giàu phốt-pho. Tunisia là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm hóa học lớn thứ 5 trên thế giới và khu vực Gafsa là nơi có mỏ phốt-pho lớn nhất thế giới.
Theo 24h
Anh đóng cửa sứ quán ở Libya Giới chức Anh ngày 2.8 cho biết nước này sẽ đóng cửa đại sứ quán ở Libya từ ngày 4.8 và sơ tán các nhân viên ngoại giao đến Tunisia, sau khi giao tranh giữa các phe phái đối địch lan đến thủ đô Tripoli. Đại sứ Anh tại Libya Michael Aron - Ảnh: Reuters Anh là một trong những nước phương Tây...