Tunisia ban bố lệnh giới nghiêm vì bạo động
Tunisia hôm 12.6 đã ban bố lệnh giới nghiêm tại 8 vùng, bao gồm cả thủ đô Tunis, vì đã nổ ra một cuộc bạo động nghiêm trọng tại những nơi này, một quan chức thuộc Bộ Nội vụ cho biết.
Theo BBC dẫn nguồn từ giới chức địa phương, lệnh giới nghiêm kéo dài tám tiếng đã được đưa ra sau nhiều vụ tấn công bạo lực nhằm phản đối một cuộc triển lãm nghệ thuật mà theo những người Hồi giáo là có nội dung lăng mạ họ.
Cảnh sát chống bạo động tại khu vực Ettadhamen ở thủ đô Tunis – Ảnh: Reuters
Nhiều đồn cảnh sát, một tòa án và một phòng triển lãm nghệ thuật đã bị tấn công vào khuya 11.6. Và cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình kéo dài đến rạng sáng 12.6.
Video đang HOT
Một số tòa nhà chính phủ tại thành phố phía tây bắc Jendouba cũng đã bị Salafis đốt cháy, theo đài truyền hình nhà nước Tunisia.
Những nơi được ban hành lệnh giới nghiêm là các vùng ngoại ô Ben Arouss, Ariana và Manouba cũng như các thành phố Sousse, Monastir, Jendouba, Ben Guerdane và thủ đô Tunis.
Chính phủ đã quy trách nhiệm cho những người Hồi giáo bảo thủ được gọi là Salafist gây ra vụ bạo lực trên.
Nhưng Salafist đã phủ nhận việc có dính líu đến vụ bạo động.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Nourredine Bhiri tuyên bố những ai đứng đằng sau vụ bạo lực sẽ phải “trả giá đắt”.
“Đây là những nhóm khủng bố đã bị mất kiểm soát, chúng hiện bị cô lập trong xã hội”, ông Bhiri nói.
Theo hãng tin AFP dẫn lời ông Bhiri, những người bị bắt sẽ bị đưa ra tòa xét xử theo luật chống khủng bố được ban hành hồi năm 2003.
Theo Thanh Niên
Căng thẳng tôn giáo tiếp tục leo thang tại Tunisia
Sáng 12/6, tại thủ đô Tunis của Tunisia, hàng trăm người Hồi giáo bảo thủ dòng Salafi giận dữ trước một cuộc triển lãm nghệ thuật mà họ cho là bôi nhọ tín đồ Hồi giáo, đã đụng độ với lực lượng cảnh sát, làm gia tăng căng thẳng tôn giáo tại quốc gia Bắc Phi này.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình tại Tunis hôm 2/6. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Các nhân chứng cho biết, tại các quận Ettadamen và Sidi Hussein, những người biểu tình đã phong tỏa đường phố, đốt lốp xe, đồng thời ném bom xăng vào cảnh sát.
Lực lượng an ninh đã phải sử dụng hơi cay và bắn chỉ thiên để giải tán biểu tình.
Những người biểu tình tìm cách tấn công một trụ sở tòa án tại Sidi Hussein và phóng hỏa một tòa nhà cảnh sát tại Ettadamen.
Trong những tháng gần đây, Tunisia cũng từng xảy ra nhiều vụ cuộc đụng độ tương tự giữa lực lượng cảnh sát và những người Hồi giáo dòng Salafi.
Theo các nhà phân tích, những người Hồi giáo không có nhiều vai trò trong cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Tunisia Zine el Abidine Ben Ali hồi tháng 1/2011, song kể từ đó, cuộc đấu tranh về vai trò của tôn giáo trong chính phủ và xã hội Syria đã nảy sinh thành vấn đề bất đồng sâu sắc nhất trong đời sống chính trị của nước này.
Trong bối cảnh như vậy, những người Hồi giáo bảo thủ dòng Salafi, trong đó có một số trung thành với al-Qaeda, cũng muốn có vai trò to lớn hơn ở Tunisia.
Cuộc đụng độ trên xảy ra chỉ một ngày sau khi thủ lĩnh của al-Qaeda Ayman al-Zawahri, kêu gọi người Tunisia bảo vệ luật Hồi giáo và tránh chịu sự ảnh hưởng của đảng Hồi giáo dung hòa Ennahda đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 10/2011 ở nước này.
Đảng Ennahda từng tuyên bố không tìm cách đưa luật Hồi giáo Sharia vào bản hiến pháp còn nhiều bất cập của nước này./.
Theo TTXVN
Myanmar kêu gọi các bên hợp tác vãn hồi trật tự Tổng thống Myanmar U Thein Sein ngày 10/6 đã kêu gọi tất cả các bên ở nước này, bao gồm các chính đảng, tổ chức tôn giáo, các tổ chức cộng đồng cũng như các phương tiện thông tin đại chúng hợp tác nhằm khôi phục luật pháp, hòa bình và ổn định trong bối cảnh bất ổn và bạo lực tiếp tục...