Từng sợ ba chồng, cô gái về làm dâu được coi như con ruột: Cho điều gì sẽ nhận lại điều ấy
Từng cảm thấy rất sợ ba chồng vì ít nói, nhưng sau này Yến yêu mến, xem ông như ba ruột của mình.
Ba chồng tâm lý khiến nàng dâu xúc động
Lê Hoàng Phi Yến (35 tuổi, giáo viên trường THCS Kiến Thiết, quận 3, TP.HCM) về làm con dâu của chú Lê Hùng Dũng (64 tuổi, nhiếp ảnh gia) đã được 12 năm. Hiện tại, Yến đang làm mẹ của 2 em bé 10 tuổi và 5 tuổi.
Ấn tượng của chú Hùng về con dâu là vẻ dịu dàng, dễ thương. Trong khi đó, từ lần đầu gặp ba chồng cho đến khi chính thức tổ chức đám cưới, Yến vẫn có cảm giác hơi sợ vì ba chồng ít nói. Hai ba con dường như không nói chuyện với nhau nhiều, một ngày chỉ chào hỏi nhau mỗi khi đi về. Thời gian đó Yến vừa ra trường, đi làm nên khá bận rộn, không có thời gian nên ít tiếp xúc với ba mẹ chồng. Cô tự nhận thấy bản thân chưa làm tròn bổn phận của một người con dâu trong những năm đầu về nhà chồng.
Có một sự kiện đã khiến Yến thay đổi suy nghĩ, tình cảm gia đình gắn bó hơn. Đó là sau khi Yến sinh con đầu lòng, chồng của cô đã “say nắng” người khác. Nữ giáo viên đã suy nghĩ và khóc rất nhiều, cô quyết định nói chuyện với ba mẹ chồng.
Nàng dâu xinh đẹp Lê Hoàng Phi Yến.
Tuy nhiên, vì chồng của Yến vốn là một người ngoan ngoãn, hiền lành, nên khi nghe chuyện, ba mẹ chồng sốc, không tin. Mẹ chồng cho rằng, có thể lúc đó vừa sinh xong nên Yến đã suy nghĩ hơi nhiều.
Thấy phản ứng của ba mẹ chồng, Yến cảm thấy giận. Cô cho rằng bản thân về làm dâu con trong nhà, nhưng khi xảy ra chuyện thì tiếng nói của bản thân lại không được mọi người trong gia đình tin tưởng. Do đó, Yến đã có hành động muốn bỏ về nhà ngoại.
Video đang HOT
” Lúc đó, ba chồng nói với mình rằng: “Chưa biết chuyện như thế nào và tiếp theo sẽ ra sao, nhưng nếu trước mắt con không vui, hay có vấn đề về tâm lý thì con cứ về nhà ngoại. Sau này ba mẹ sẵn sàng đón con trở lại. Mà nếu không trở lại được, con không làm con dâu thì làm con gái của ba mẹ, cũng không có vấn đề gì. Con cứ bình tĩnh suy nghĩ lại rồi hai vợ chồng nói chuyện “.
Yến may mắn vì có một người ba chồng tâm lý.
Nghe câu nói đó của ba, mình vô cùng xúc động. Mình lớn lên mà không có tình yêu thương của ba ruột. Khi về nhà chồng, mình cũng mong có được tình cảm của ba chồng bù vào, nhưng ba ít nói quá khiến mình sợ không dám nói nhiều.
Khi nghe ba bảo “không làm con dâu ba thì làm con gái cũng được”, tự nhiên mình cảm thấy 3 năm làm dâu của mình không uổng phí và chuyện gì cũng có thể giải quyết được. Sau đó thì hai vợ chồng tìm cách giải quyết với nhau, chuyện to thì làm cho nhỏ lại và chuyện nhỏ thì coi như không có”, Yến giãi bày.
“Mình sống tốt với con thì con sẽ trả lại mình điều tương tự”
Chú Hùng cho biết, quan điểm của vợ chồng chú rất rõ ràng, các con đã lớn, đã lập gia đình thì mọi vấn đề nảy sinh trong gia đình nhỏ đó, cô chú sẽ để các con tự giải quyết với nhau. Cô chú luôn tin tưởng vào sự gắn kết của các con và điều đó sẽ giúp họ tự tìm ra cách tháo gỡ nút thắt. Đôi khi, phụ huynh chen vào chưa chắc đã là một điều tốt.
Chú Hùng và Yến xem nhau như những người bạn.
Kể về cuộc sống gia đình, chú Hùng chia sẻ thêm trong nhà chú phân công công việc rất rõ ràng, việc ai nấy làm, không làm thì không ai giúp. Chú quy định như vậy để mỗi người đều tự giác có trách nhiệm với gia đình.
Ngày qua ngày, tình cảm mà Yến dành cho ba chồng ngày một tốt lên, cô thấy ba chồng nói gì cũng có lý, ba chồng nàng dâu xem nhau như những người bạn. Hai ba con còn có một cách giao tiếp khác nữa là qua mạng xã hội. Mỗi khi con dâu đăng điều gì lên Facebook, chú Hùng thường là một trong những người like đầu tiên, nếu thấy hay chú không ngại bình luận, chia sẻ. Yến có một Fanpage viết truyện, chú Hùng ủng hộ con dâu bằng cách chia sẻ nhiệt tình và thỉnh thoảng còn bày tỏ niềm tự hào: ” Con dâu tôi viết đó“.
Vợ chồng Yến đã hóa giải khúc mắc, chung sống hạnh phúc và có 2 nhóc tỳ kháu khỉnh.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề ba mẹ chồng và nàng dâu, chú Hùng bày tỏ: “Tôi không đặt nặng vấn đề con dâu, con trai. Con dâu là người ngoài vào nhà mình, muốn con thương mình thì mình phải thương nó trước. Mình sống tốt với con thì con sẽ trả lại mình điều tương tự. Còn mình mà xét nét, khó khăn thì làm sao nó thương mình được. Nghĩ vậy nên tôi luôn sống bằng cái tâm chân thành. Mình cứ trao đi, con nhận thì nhận, không thì là con tự đánh mất dần đi điều đó.
Trong gia đình thì khó tránh khỏi va chạm, chẳng hạn chuyện mẹ chồng – nàng dâu. Tôi là ba chồng đứng ngoài va chạm nhưng sẽ là người kéo hai bên ra khỏi mâu thuẫn, nói với bà xã bao dung với con dâu chút, chứ không thêm dầu vào lửa“.
Yến và ba mẹ chồng.
Đối với Yến, một cô gái lớn lên thiếu thốn tình cảm của ba thì mỗi hành động, lời nói quan tâm của ba chồng đều làm cô xúc động. Trong mắt Yến, ba chồng là tấm gương sáng để hai con trai học theo. Cả chồng và em trai chồng của Yến đều nhường nhịn, không bao giờ to tiếng với vợ. Vợ chồng nếu có tranh luận thì tránh làm điều đó trước mặt con cái để giữ không khí yên ấm trong nhà.
Gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ chồng, Yến xúc động: ” Con cảm ơn ba mẹ đã sinh ra, dạy dỗ chồng con để bây giờ anh ấy dạy con tốt và đối xử với vợ cũng rất tốt. Thời gian đầu về làm dâu con còn nhiều sai sót, nhưng ba mẹ đã bỏ qua, đối xử với con nhẹ nhàng mỗi ngày để tình cảm gia đình gắn kết hơn. Khi đi ra ngoài, con luôn giới thiệu ba mẹ là ba mẹ của con chứ không phải ba mẹ chồng. Bởi con luôn coi ba mẹ chồng là ba mẹ mình và đây chính là gia đình của mình“.
Chuyện ông Dũng 'đầu bạc' và bóng đá Việt
Sau thời gian dài lâm bệnh và vắng bóng hẳn trong các hoạt động bóng đá, doanh nhân Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đã qua đời sáng 17-6 tại nhà riêng ở TP HCM
Nói đến bóng đá Việt Nam thời kỳ sóng gió nhất, kéo dài từ SEA Games 23 cho đến khi HLV Park Hang-seo được mời về và làm thay đổi hẳn diện mạo đẳng cấp bóng nước nhà, ông Lê Hùng Dũng vừa là nhân chứng sống vừa là "người được chọn" để tạo nên dấu ấn lịch sử. Xuất thân là một người "ngoại đạo" với thể thao, doanh nhân Lê Hùng Dũng - từng đảm nhận vai trò lãnh đạo cao nhất của Công ty Vàng bạc Đá quý SJC rồi sau đó là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - đã quyết định dấn thân và mang lại nhiều nét mới cho bóng đá Việt Nam thời chập chững lên chuyên nghiệp.
Ông chính là người khiến cho đại hội VFF nhiệm kỳ V (2005-2008) nóng lên bởi những cuộc vận động hành lang, điều chưa từng có trong lịch sử, để rồi "qua mặt" nhiều ứng viên nặng ký giành lấy chức vụ phó chủ tịch phụ trách tài chính mà nhiệm vụ chính là mang thật nhiều tiền về cho bóng đá Việt Nam. Tuyên bố thưởng ngay 6 tỉ đồng nếu tuyển U23 Việt Nam đoạt HCV SEA Games 2005 thực sự là cú sốc lớn, bởi cùng năm, cả V-League chỉ nhận chưa đến 9 tỉ đồng tài trợ. Nhiệm kỳ này cũng ghi nhận thành công của phó chủ tịch Lê Hùng Dũng khi góp sức mang về nguồn thu lên đến 240 tỉ đồng!
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng tiếp đón Chủ tịch FIFA Gianni Infantino năm 2018. (Ảnh: VFF)
Bóng đá Việt Nam thời kỳ ông nắm trọng trách có nhiều biến động, cả những thay đổi tích cực lẫn những vấn đề tiêu cực lớn. Ông là lãnh đạo VFF hiếm hoi có những phát biểu rất thẳng thắn về các vấn đề gai góc của bóng đá Việt Nam, từ V-League, công tác trọng tài đến đội tuyển quốc gia, bao gồm cả các vấn đề nhân sự như HLV, cầu thủ lên tuyển... Tính cách mạnh mẽ, tình yêu bóng đá và vị thế xã hội thông qua thành công trong kinh doanh cũng là những yếu tố khiến ông Dũng không ngại đụng chạm khi nói về bóng đá ở giai đoạn trầm lắng bậc nhất.
Ông từng kiến nghị mời công an vào cuộc để làm rõ về những trận thua bất thường của đội tuyển Việt Nam, hay các đội bóng dính líu tiêu cực ở các giải hạng Nhất, V-League. Những quyết định gây sốc của ông kiểu chuyển tiền thưởng dự kiến của tuyển U23 Việt Nam cho tuyển nữ tại SEA Games 2013, kêu gọi tài trợ nhiều tỉ đồng cho tuyển nữ Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015, khởi động lại dự án trung tâm đào tạo trẻ, mời một người nước ngoài (ông Tanabe Koji) làm trưởng BTC V-League hay mạnh tay trong công tác trọng tài... khiến nhiều người không ưa ông, Dù vậy, ông Dũng vẫn được số đông đồng tình bởi không phải ai cũng chấp nhận thỏa hiệp với cái xấu.
Năm 2010, khi đang là Chủ tịch HĐQT Eximbank và giữ cương vị phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính, ông Lê Hùng Dũng đã quyết định tài trợ cho V-League 90 tỉ đồng trong 3 mùa giải, con số lớn nhất mà VFF từng nhận được tính đến thời điểm đó. Ủng hộ sự ra đời của VPF rồi lần lượt mời thành công siêu sao Fabio Canavaro, CLB Manchester City, tuyển Olympic Brazil rồi CLB Arsenal đến Việt Nam có vai trò không nhỏ của ông "Dũng đầu bạc" và các doanh nghiệp dưới quyền ông, như một hình thức quảng bá thương hiệu có sức lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả.
Khi tình hình sức khỏe sa sút, ông Dũng gần như quy ẩn từ hơn 5 năm nay, ít khi xuất hiện kể cả tại các sự kiện quan trọng của bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, những chiến công như tuyển U20 Việt Nam lọt vào vòng chung kết World Cup, U23 Việt Nam giành ngôi á quân châu Á hay tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018 có dấu ấn từ tâm huyết của ông Dũng, kể cả việc sát cánh cùng ông bầu Đoàn Nguyên Đức mời HLV Park Hang-seo về làm việc tại Việt Nam, mở ra một chương mới trong lịch sử bóng đá nước nhà.
Vị Chủ tịch lịch sử của bóng đá Việt Nam qua đời ở tuổi 68 Ông Lê Hùng Dũng, vị doanh nhân đầu tiên ngồi vào ghế Chủ tịch VFF vừa qua đời rạng sáng 17/6. Rạng sáng 17/6, nguyên Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hùng Dũng (sinh năm 1954) đã qua đời sau thời gian dài lâm bệnh trọng, hưởng thọ 68 tuổi. Nguyên Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng qua đời...