Từng quận, huyện ở TP.HCM sẽ được bệnh viện tuyến trên hỗ trợ trong điều trị COVID-19
Ngày 18-8, Bộ Y tế đã quyết định phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 theo địa bàn các quận huyện và thành phố Thủ Đức của TP.HCM.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) – Ảnh: DUYÊN PHAN
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 theo các địa bàn quận, huyện, thành phố tại TP.HCM, cụ thể như sau:
Bệnh viện hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 (đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2) do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của thành phố Thủ Đức và quận Bình Thạnh.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của quận 1, quận 3, quận 5 và quận 11.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13) phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.
Video đang HOT
Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 16) phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.
Bệnh viện Trung ương Huế (Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 14) phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của quận 12, quận Tân Phú, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của quận 4, quận 6 và quận Gò Vấp.
Bệnh viện Thống Nhất phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến trên theo phân công kể trên sẽ chịu trách nhiệm khảo sát đánh giá, tổ chức thu dung điều trị, các điều kiện hiện có về cơ sở giường bệnh, hệ thống oxy, trang thiết bị, thuốc, vật tư, nhân lực của các bệnh viện quận huyện, thành phố để xác định những khó khăn, bất cập và đề xuất với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM để chỉ đạo và hỗ trợ khắc phục.
Các bệnh viện tuyến trên cũng có nhiệm vụ cử cán bộ y tế trực tiếp hướng dẫn chuyên môn tại chỗ, hội chẩn từ xa, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực và giám sát chất lượng về cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 cho các quận huyện, thành phố.
“Tổ chức giao ban hằng ngày để rút kinh nghiệm điều trị giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến quận huyện, thành phố được phân công”, Bộ Y tế yêu cầu.
Đặc biệt, các bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM trong việc điều phối chuyển tuyến kịp thời và phù hợp người bệnh COVID-19.
Đồng thời, hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các quận huyện, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi nhiễm và nhiễm SARS-CoV-2 được quản lý và điều trị tại nhà.
Thủ tướng: Làm rõ vụ 5 cơ sở y tế từ chối cấp cứu khiến bệnh nhân tử vong
Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương, Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ vụ 5 cơ sở y tế không tiếp nhận cấp cứu khiến một người đàn ông tử vong.
Văn phòng Chính phủ vừa có công điện số 5646 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thông tin báo chí phản ánh liên quan vụ việc 5 cơ sở y tế tại tỉnh Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu khiến một người tử vong.
Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ vụ 5 cơ sở y tế từ chối bệnh nhân khiến một người chết. (Ảnh: TTXVN)
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc, trường hợp có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân thì phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên khẩn trương rà soát, chấn chỉnh ngay công tác tiếp nhận và cấp cứu đối với bệnh nhân; các trường hợp cấp cứu phải được tiếp nhận và xử lý kịp thời theo đúng quy định; đồng thời có các giải pháp cụ thể không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc và phải đáp ứng các nhu cầu chăm sóc y tế, khám chữa bệnh của người dân.
Người bị các cơ sở y tế từ chối và chết tại nhà là ông N.D. (57 tuổi, quê Trà Vinh, tạm trú tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Đêm 13/8, ông D. bị bệnh nặng nên được người thân đưa đi cấp cứu tại 5 bệnh viện, cơ sở y tế nhưng không nơi nào tiếp nhận với nhiều lý do khác nhau.
Rạng sáng 14/8, người thân buộc phải đưa ông D. trở về phòng trọ. Sau đó vài giờ thì ông qua đời.
Ngày 16/8, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đề nghị Giám đốc Sở Y tế Bình Dương khẩn trương xác minh làm rõ thông tin sự việc 5 cơ sở y tế ở tỉnh này không nhận cấp cứu, khiến bệnh nhân chết tại nhà. Sở gửi báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 17/8.
Nếu xảy ra tình trạng trên, Bộ Y tế đề nghị xem xét xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân liên quan bằng các hình thức như tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề.
Bộ cũng đề nghị tỉnh khẩn trương chấn chỉnh các cơ sở tế y tế trên địa bàn vừa tham gia công tác phòng chống dịch, vừa thực hiện khám, chữa bệnh. Các đơn vị phải cấp cứu kịp thời, bảo đảm duy trì khám, chữa bệnh, đồng thời sẵn sàng dành tối thiểu 40% giường bệnh để thu dung điều trị người bệnh COVID-19.
Chăm lo cho công nhân khó khăn Các tổ chức, đoàn thể đã giúp hàng chục ngàn công nhân khó khăn tại TP HCM vơi đi nỗi lo trong thời gian giãn cách xã hội Bất kể trời nắng hay mưa, từng chuyến xe chở rau, thịt, trứng, trái cây... vẫn len lỏi vào từng khu phố để trao tận tay công nhân (CN) ở trọ đang bị cách ly,...