Từng “ngó lơ” phân khúc này lúc thị trường sốt nóng, đến nay nhà đầu tư đang âm thầm quay về
Mức giá cho thuê tăng kéo dài trong gần 1 năm trở lại đây đã đưa loại hình chung cư trở thành kênh kinh doanh ổn định cho những nhà đầu tư.
Không chỉ nhận dòng tiền đều đặn từ cho thuê mà nhà những đầu tư còn hưởng mức tăng theo giá trị của loại hình này.
“Hốt bạc” nhờ cho thuê chung cư
Để nói về thời điểm 2020-2021, anh Nguyễn Hoà (Nam Từ Liêm, Hà Nội) mô tả: “Những năm buồn của nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư căn hộ cho thuê”. Bởi đó là thời điểm, với căn hộ đã cho thuê sẵn, anh phải giảm từ 15-30% giá thuê nhà cho người thuê. Thậm chí, có căn hộ ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm), anh phải để trống trong thời gian giãn cách kéo dài. Chưa kể, muốn tìm được khách thuê mùa dịch, anh Hoà còn phải hạ giá cho thuê. Thông thường, căn hộ hơn 60m2 có thể cho thuê với giá 10 triệu đồng/tháng với nội thất cơ bản thì ở thời điểm dịch, anh chỉ cho thuê với giá 7 triệu đồng/tháng. Điều đáng nói, giai đoạn mùa dịch, việc thu tiền thuê nhà cũng chật vật.
Nhưng tình trạng đó đã không còn khi thị trường cho thuê căn hộ sôi động nhanh chóng trở lại và trở thành kênh đem lại dòng tiền ổn định. Theo anh Hoà, từ tháng 5/2022, công việc cho thuê căn hộ trở nên suôn sẻ.
Một căn hộ trong nội thành Hà Nội sau khi hết hợp đồng cho thuê, anh Hoà đã tăng giá thêm 30% so với giá trước đó cho khách thuê, tức căn hộ 2 phòng ngủ ở Mỹ Đình mang về dòng tiền thuê 13 triệu đồng/tháng. Một căn studio, diện tích hơn 30m2 tại Vinhomes Smart City, đầy đủ đồ cũng tăng giá thuê 8 triệu đồng/tháng. Và căn hộ hơn 60m2 của anh Hoà trước đó tìm được khách thuê với giá 11,5 triệu đồng/tháng.
“Khách tìm thuê chung cư rất đông. Nên gần như rao cho thuê 1-2 ngày đã tìm được người thuê”, anh Hoà chia sẻ. Tổng thu nhập từ cho thuê căn hộ mỗi tháng của anh Hoà mang lại dòng tiền hơn 30 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Chung cư trở thành kênh đem lại dòng tiền ổn định cho chủ nhà.
Khảo sát thực tế cho thấy, nhu cầu cho thuê căn hộ tăng mạnh, kéo theo đó, mặt bằng giá cho thuê cũng liên tục lập đỉnh. Kể từ thời điểm tháng 5, 6/2022, một số căn hộ chung cư cũ trên đường Trần Hữu Dực hoặc Nguyên Cơ Thạch được rao giá 7-8 triệu đồng/tháng đều nhanh chóng có người cọc ngay sau khi rao bán. Đến tháng 7/2022, giá căn hộ tăng lên 9-13 triệu đồng/tháng.
Dữ liệu ghi nhận của đơn vị nghiên cứu bất động sản cho thấy, trên thị trường cho thuê 10 tháng đầu năm 2022, mức độ quan tâm quan tâm cho thuê chung cư tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Tuy lượng tin đăng một số loại hình bất động sản cho thuê thiết yếu như chung cư lại giảm đáng kể, từ 14 – 20% so với cùng kỳ năm 2021.
Kênh đầu tư an toàn mùa biến động
Chia sẻ trong Landshow mới đây, bà Nguyễn Hồng Vân – Giám đốc thị trường Hà Nội, Công ty tư vấn JLL Việt Nam cho rằng, một số nhà đầu tư cá nhân, họ luôn ưu tiên mục tiêu là dòng tiền ổn định.
Theo bà Vân, bất động sản thường tăng trưởng theo chu kỳ. Khi thanh khoản gặp khó, việc đầu tư theo dòng tiền sẽ đảm bảo một mức lợi nhuận ổn định và có thể đợi đến chu kỳ sôi động tiếp theo mới bán tài sản.
Đánh giá về thị trường hiện tại, bà Vân cho rằng, thị trường hiện tại rất khác biệt so với nhiều năm trước. Tín dụng đang bị thắt chặt và một số kênh đầu tư trở nên khó khăn. Một điểm đáng chú ý trên thị trường là nhu cầu đi thuê chung cư đang gia tăng.
Bà Vân đánh giá, căn hộ cho thuê là một kênh sinh lời không quá cao nhưng giữ vốn an toàn. Nếu không muốn gửi tiền vào ngân hàng, lo ngại tiền mất giá thì đây sẽ là cái kênh đầu tư vừa giúp trú ẩn đồng tiền, vừa mang lại dòng tiền đều đặn trong giai đoạn này.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, đã có nhiều nhà đầu tư chuyển sang quan tâm mảng cho thuê nhiều hơn trong bối cảnh mặt bằng giá bán tăng cao thời gian qua.
Vị này phân tích, hai năm qua, giá bất động sản tăng 30 – 40% song giá trên thị trường cho thuê chưa có sự tăng trưởng tương ứng. Khi giá quá cao, người mua sẽ chờ đợi và chuyển sang mảng cho thuê nhiều hơn. Cùng với việc người lao động, sinh viên quay trở lại thành phố, công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất được hỗ trợ tiền thuê nhà cũng đẩy mặt bằng giá cho thuê lên tốt hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.
Ông Quốc Anh cho hay, tỷ suất lợi nhuận cho thuê trên tổng giá trị đang có xu hướng nhích dần lên với cả Hà Nội và TPHCM, 6 tháng đầu năm nay là khoảng 4,4%, 10 tháng đầu năm là khoảng 4,6% và có thể lên tới mức 5% vào năm sau.
Thực hư chuyện giá căn hộ chung cư đã qua sử dụng Hà Nội bớt “ngáo giá”
Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được "khơi thông"
Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn.
Năm 2022 là một năm có nhiều biến động, trạng thái chuyển động thị trường nóng lạnh bất thường. Cụ thể, ngay đầu quý 1, bất động sản (BĐS) đột ngột tăng trưởng mạnh nhưng đến quý 2 bắt đầu có dấu hiệu chững lại và sang quý 3 gần như dừng chuyển động. Số lượng giao dịch chỉ chiếm khoảng 5% so với quý 1 và chủ yếu là khách có nhu cầu thực hoặc sản phẩm bán cắt lỗ quá sâu mới có thể hấp dẫn các nhà đầu cơ.
Ông Nguyễn Quang Văn - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng
3 yếu tố tác động tới thị trường
Có nhiều yếu tố tác động tới thị trường, trong đó có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, thị trường bị "siết" dòng tiền, hết room tín dụng dành cho BĐS dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn cho khách mua cũng như chủ đầu tư. Với tình hình dòng tiền bị hạn chế như hiện nay thì các dự án dù có chính sách ưu đãi hấp dẫn cũng rất khó bán hàng. Bởi hầu hết các dự án đều gắn với chương trình hỗ trợ cho vay.
Thực tế, từ trước tới nay, khách hàng đầu tư BĐS dùng "đòn bẩy" tín dụng chiếm tỷ lệ tới 80% thậm chí còn cao hơn nữa. Tuy nhiên, khi "sợi dây' gắn kết giữa khách hàng và chủ đầu tư bị cắt đứt thì việc thị trường ảm đạm là điều tất yếu.
Thứ hai, khi Chính phủ chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai đã tạo ra tâm lý chờ đợi, "nghe ngóng" xem luật mới ảnh hưởng tới việc đầu tư hay không cũng là 1 lý do các nhà đầu tư giữ trạng thái dừng an toàn.
Thứ ba, sang giữa quý 3, trong khi thị trường đang ảm đạm thì chính sách lãi suất lại "bồi thêm" gói tăng lãi suất như một "cú đấm" tác động kép về tài chính khiến các nhà đầu tư càng thêm hoang mang. Việc tăng lãi suất đã tạo ra 1 làn sóng "tháo hàng" thoát thân. Đây là phản ứng tự nhiên của những người mang tính chất đầu cơ, "lướt sóng", tạo thành tâm lý đám đông.
Với tình hình này cũng rất khó dự báo chính xác vì tất cả đều phụ thuộc vào chính sách tài chính và dự thảo sửa đổi Luật Đất đai. Còn hiện tại, với chính sách lãi suất và tình hình room tín dụng siết chặt thì chắc chắn thị trường vẫn chìm sâu.
Bất động sản sẽ hồi phục
Thị trường đang thanh lọc để minh bạch hơn. Thời gian tới, với sự dịch chuyển của dòng vốn FDI cùng chính sách điều tiết của Chính phủ sẽ là động lực để BĐS bứt phá. Dù còn khó khăn nhưng BĐS sẽ dần ổn định trở lại khi chính sách liên quan lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn hơn, tung ra nhiều hoạt động kích cầu thị trường.
Bất động sản nghỉ dưỡng được đánh giá còn dư địa tăng trưởng
Ở khía cạnh tích cực, nền kinh tế vẫn duy trì xu hướng phục hồi và tăng trưởng. Thời điểm năm 2023 sẽ là giai đoạn phục hồi của BĐS trong trung và dài hạn. Thị trường được nâng đỡ bởi nhiều yếu tố.
Năm 2023, nhiều kỳ vọng dòng vốn được "khơi thông" vì xem xét cả quá trình có thể thấy dòng vốn vào BĐS vẫn tăng trưởng qua các năm chứ không suy giảm. Khi những vướng mắc của thị trường bất động sản được tháo gỡ, chính sách luật đất đai đổi mới, hoàn thiện sẽ là "bàn đạp" cho BĐS bứt phá.
Thời gian tới, BĐS nghỉ dưỡng, công nghiệp, nhà ở xã hội được đánh giá là điểm sáng bởi còn nhiều dư địa tăng trưởng. Nhu cầu thực cảu các phân khúc này khá lớn. Đặc biệt, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp lên tới gần 90% kéo theo nhu cầu về nhà ở của công nhân, nhu cầu đầu tư hoặc nghỉ dưỡng của các chuyên gia nước ngoài. Nếu biết nắm bắt và chuẩn bị đầy đủ điều kiện đáp ứng được thì đây sẽ là "miếng bánh" hấp dẫn.
Đất nền vùng ven trầm lắng, giá bắt đầu hạ nhiệt Không còn bức tranh người người tấp nập đi xem đất, nhiều khu vực vùng ven Hà Nội ghi nhận dấu hiệu trầm lắng. Thậm chí, một số nhà đầu tư đã bắt đầu hạ thấp mức giá rao bán để dễ dàng đẩy 'hàng'. Hết thời sốt nóng, đất vùng ven vắng lặng Nếu như 5 tháng trước, cứ cuối tuần, anh...