Từng hốt cả nghìn tỷ nhờ nghề này, nhưng giờ đây Lưu Đào và nhiều sao hạng A phải nghỉ hưu sớm
Sau 3 năm, không ít nghệ sĩ Trung Quốc đã rút lui khỏi ngành thương mại điện tử bán hàng trực tuyến.
Theo Sina, tính từ năm 2020, có ít nhất 500 nghệ sĩ Trung Quốc tham gia livestream bán hàng trực tuyến. Công việc này giúp không ít ngôi sao phát tài, bỏ túi hàng chục triệu USD và thậm chí là vực dậy tên tuổi gần như đã hết thời chỉ sau một đêm. Có thể điểm qua các cái tên như Lưu Đào, Trần Hách, Đổng Khiết, Tần Hải Lộ. Số tiền họ kiếm được ước tính 200-300 triệu NDT (669-1.000 tỷ đồng)
Livestream bán hàng từng là nghề làm giàu của sao Trung Quốc
Tuy nhiên, sau 3 năm, mọi chuyện đã thay đổi. Sao Hoa ngữ hiện tại không còn mặn mà với nghề livestream. Theo Sina, rất nhiều tên tuổi nổi tiếng như Lưu Đào, Cảnh Điềm, Lý Tương… đều đã tuyên bố “nghỉ hưu sớm”, dừng việc lộ mặt bán hàng cho các sàn thương mại điện tử trên mạng xã hội.
Lý giải về hiện tượng trên, một chuyên gia trong ngành thương mại điện tử cho biết livestream bán hàng không còn là mảnh đất kiếm tiền màu mỡ cho giới sao Trung Quốc. Hai năm qua, thu nhập của họ bị giảm sút vì sức mua không cao. Sau nhiều lùm xùm nghệ sĩ bán hàng giả, chất lượng kém và giá cắt cổ, người tiêu dùng không tin tưởng lời quảng cáo của các minh tinh, tài tử trong showbiz.
Video đang HOT
Lưu Đào bỏ nghề livestream bán hàng
Chưa kể, việc livestream bán hàng được đánh giá dễ khiến nghệ sĩ bị tổn hại danh tiếng. Thực tế đã chứng minh sự qua loa không tìm hiểu rõ xuất xứ, thẩm định kỹ chất lượng sản phẩm và tuyên truyền sai sự thật, đã khiến nhiều ngôi sao mất uy tín, bị dư luận chỉ trích thời gian dài. Trương Bá Chi từng bị tố bán hàng khác xa miêu tả. Trong khi Giả Nãi Lượng bị kiện vì có lời nói hạ bệ một thương hiệu thức ăn nhanh để mình bán được hàng.
Giả Nãi Lượng nhiều lần vướng lùm xùm quảng cáo khoa trương quá đà khi livestream bán hàng
Mặt khác, livestream bán hàng chỉ được xem là nghề phụ, giúp nghệ sĩ kiếm thu nhập trong thời kỳ dịch Covid-19, khiến hoạt động giải trí đóng băng. Khi cuộc sống đã trở lại bình thường, với những tên tuổi lớn, bán hàng trực tuyến không còn là công việc mà họ ưu tiên lựa chọn. Để nâng cao tên tuổi và địa vị, người nổi tiếng cần quay về đúng chuyên môn của mình là đóng phim hay biểu diễn. Theo Sina, hiện tại, chỉ nhóm nghệ sĩ hết thời, vắng show mới bám trụ với nghề livestream bán hàng để kiếm thu nhập
Huỳnh Hiểu Minh có hoạt động kinh doanh bất thường
Theo Sina, một công ty mà Huỳnh Hiểu Minh tham gia đầu tư có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng cảnh cáo.
Ngày 25/10, Sina đưa tin nhiều công ty của các nghệ sĩ Trung Quốc đầu tư bị liệt vào danh sách hoạt động bất thường do không công bố báo cáo thường niên trong thời hạn quy định. Huỳnh Hiểu Minh, Lý Thần, Trần Hách, Giả Nãi Lượng và Lưu Đào được nhắc tên.
Theo Sina, một công ty công nghệ mà Huỳnh Hiểu Minh nắm giữ 2,47% cổ phần có dấu hiệu vi phạm pháp luật và bị Ủy ban Quản lý Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Bắc Kinh cảnh cáo.
Công ty này được thành lập năm 2012, đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, thiết kế phần mềm, sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình.
Theo Sohu, với mức vốn góp không cao, khi công ty xảy ra bê bối, Huỳnh Hiểu Minh không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, điều này cũng gây ảnh hưởng nhất định tới danh tiếng của Huỳnh Hiểu Minh. Trước đó, tài tử Giả Nãi Lượng phải nhận chỉ trích khi công ty anh đầu tư bị phạt vì trốn thuế.
Huỳnh Hiểu Minh đầu tư vào 48 công ty thuộc nhiều lĩnh vực như chăm sóc y tế, thời trang, ăn uống, thể thao... Ảnh: Weibo.
Ngoài Huỳnh Hiểu Minh, theo điều tra của Sina trên các trang thông tin doanh nghiệp Qichacha APP hay Thiên Nhãn (Tianyancha), công ty quản lý tài sản Cẩm Dương Bắc Kinh - do Lý Thần, Lưu Đào, Tần Lam, Giả Nãi Lượng, Mã Tô, Hoắc Tư Yến, Nghê Ni và Trần Hách góp vốn thành lập - cũng bị liệt vào danh sách hoạt động bất thường.
Công ty Cẩm Dương Bắc Kinh được thành lập năm 2015 với số vốn ban đầu là 115 triệu NDT, đăng ký hoạt động trong lĩnh vực chính là quản lý tài sản, tư vấn kinh tế thương mại, đầu tư.
Theo QQ, bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Hoa ngữ rủ nhau kinh doanh, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ thành lập nhiều công ty con ở khắp Trung Quốc nhằm hưởng ưu đãi, lách luật, trốn thuế.
Tuy nhiên, vài năm qua, giới chức Trung Quốc bắt đầu kiểm tra gắt gao thuế thu nhập của nghệ sĩ. Nhiều nghệ sĩ hạng A như Phạm Băng Băng, Trịnh Sảng, Đặng Luân, Vi Á phải nộp phạt số tiền lên tới hàng chục triệu USD vì hành vi trốn thuế.
Theo thông tin điều tra từ trang thông tin doanh nghiệp Qichacha APP, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, khoảng 647 công ty con liên quan tới các nghệ sĩ bị xóa bỏ. Các nghệ sĩ lo lắng hoạt động kinh doanh thiếu minh bạch sẽ bị các cơ quan quản lý phạt nặng, cấm hoạt động nghệ thuật.
Các nghệ sĩ lớn như Lưu Đào, Giả Nãi Lượng bị điều tra thuế thu nhập. Ảnh: Weibo.
Hồi tháng 6, một công ty công nghệ mà Giả Nãi Lượng đầu tư bị phạt 172.000 NDT (hơn 25.000 USD) vì trốn thuế. Nam diễn viên không bị ảnh hưởng nhiều vì không phải người điều hành trực tiếp. Tuy nhiên, công chúng cho rằng đây chỉ là mánh khóe kinh doanh, tránh bị liên lụy khi xảy ra bê bối.
Đến tháng 7, Nhân Dân nhật báo đưa tin Cục thuế Trùng Khánh thông báo xử phạt công ty của Viên Băng Nghiên 146.000 USD. Từ năm 2019 đến 2021, công ty truyền thông văn hóa Lệ Nghiên gian lận 1,2 triệu USD, không nộp khoản thuế 243.000 USD. Sự việc khiến Viên Băng Nghiên bị tẩy chay khỏi giới giải trí.
Hậu drama với chồng cũ Uông Tiểu Phi, Đại S hét giá cát-xê lên đến gần 16 tỉ Sau drama dài kỳ đấu tố vì tiền của Đại S (Từ Hy Viên) và chồng cũ Uông Tiểu Phi lẫn mẹ chồng, danh tiếng của nữ diễn viên "Vườn sao băng" bị giảm sút. Tuy nhiên, không vì thế mà nữ nghệ sĩ đi kiếm tiền. Có lẽ câu chuyện ly hôn giữa Đại S (Từ Hy Viên) và chồng cũ không...