Tùng Dương: “Tôi đi hát event, hát cứ giật tưng tưng lên, khán giả không ai hiểu gì”
“Đó là bài học cho chính tôi để tiết chế sự cực đoan của chính mình, vươn lên thay đổi” – Tùng Dương chia sẻ.
Vừa qua, tại chương trình Thử thật thách, ca sĩ Tùng Dương đã tiết lộ chuyện đi hát của mình.
Anh kể: “Tôi không phải hotboy có ngoại hình đẹp, lại hát thứ nhạc kén người nghe, nên không có đất biểu diễn, không bầu show nào cho hát.
Nhưng cá tính của tôi là chỉ thích hát những bài khó nên đi thi Tiếng hát hay Hà Nội, đoạt giải nhất. Tiếp đó, tôi thi tiếp Sao Mai điểm hẹn 2004. Đó là lần đầu tiên tôi chân ướt chân ráo bước vào Sài Gòn 3 tháng trời và có cơ hội thể hiện bản thân mình rộng rãi tới công chúng và khiến công chúng biết được các dòng nhạc đó. Đó là thời kỳ đầu, khi tôi hát dòng nhạc của Lê Minh Sơn.
Sau đó, tôi ra album đầu tiên Chạy trốn. Tôi cảm ơn những ngày tháng đó, cảm ơn các cuộc thi đã giúp tôi có danh tiếng nhanh hơn, không mất thời gian đi xin hát ở các tụ điểm nữa. Tôi đốt cháy giai đoạn nhanh hơn để tiếp cận được công chúng.
Sau đó là bao nhiêu thăng trầm khi tôi thực hiện các dự án âm nhạc, các concept album. Tới lúc đó, tôi vẫn không chịu hát mấy bài Pop dễ hát.
Nhưng nhà đài khi ấy có chương trình Điểm hẹn âm nhạc, hay kêu tôi hát thử mấy bài nhạc xưa như Mùa thu cho em, Gửi gió cho mây ngàn bay… Tôi trước giờ chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ hát nhạc đó, chỉ nghĩ sẽ hát nhạc của mấy ông như Ngọc Đại, Phó Đức Phương… Cái nhạc cứ trưng trổ, lên đồng.
Tùng Dương ngày xưa
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến khi hát thử mấy bài tình ca, tôi thấy nuột quá, mới nhận ra mình hát cái gì cũng được. Ông trời cho tôi sự đa dạng nên tôi phải theo nó.
Tôi không bao giờ cố tình hát khác người để tạo vị thế khác cho mình. Tôi chỉ như cây cỏ, hồn nhiên và sống đúng là mình nhất, nên mới có chuyện bị từ chối ở các quán bar, không được nhận vào hát. Nếu không tôi đã hát nhạc Hoa lời Việt rồi.
Lúc đó, tôi cũng gây tranh cãi nhiều, còn đi chân đất lên sân khấu. Tôi đi hát event còn mang nhạc Ngọc Đại ra hát, giật tưng tưng lên, khán giả không ai hiểu gì. Đó là bài học cho chính tôi để tiết chế sự cực đoan của chính mình, vươn lên thay đổi.
Nếu cực đoan quá thì sẽ đóng lại âm nhạc của mình, không update được”.
Đỗ Bảo với 'Một mình bao la'
Lâu lắm tôi chưa gặp lại Đỗ Bảo. Tôi hẹn một cuộc trò chuyện về show diễn cá nhân của anh có tên 'Một mình bao la' - kỷ niệm 30 năm âm nhạc Đỗ Bảo vào tháng 11 này nhưng anh chưa nhận lời bởi lý do quá nhiều việc.
Chọn lối sáng tác đầy suy tưởng
Tôi từng biết một Đỗ Bảo luôn bận rộn. Không ít người như: Phó Đức Phương, Phú Quang, Ngọc Đại, Trần Thu Hà, Tấn Minh, Ngọc Anh, Tùng Dương, Nguyên Thảo, Hoàng Quyên... chọn Đỗ Bảo để gửi gắm việc soạn hòa âm, sản xuất album hay dàn dựng chương trình. Toàn những việc nặng, dài hơi và đòi hỏi sự tài năng...
Là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm được công chúng yêu thích, lại được giới chuyên môn tin cậy, ngoài ra còn là giảng viên Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội nên Đỗ Bảo khá bận rộn. Không ở phòng thu thì ở sân khấu, không mơ màng tìm giai điệu thì cũng tập cho ban nhạc, muốn gặp được anh là rất khó.
Trong giới showbiz, Đỗ Bảo chọn một góc riêng, phía sau tĩnh lặng và chậm rãi, có phần cô đơn. Sau 10 năm, với thành công của concert "Cánh Cung: Live In Hanoi", Đỗ Bảo làm một liveshow đồng tác giả Phú Quang - Đỗ Bảo (Hà Nội - Mùa chuyển), "Đàn chim Việt" Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao và bây giờ là "Một mình bao la" - concert riêng, ở 2 địa điểm: TPHCM và Hà Nội.
Với "Một mình bao la", Đỗ Bảo cho biết: "Bên cạnh tình yêu là đề tài bất biến, tôi thích viết những nhạc phẩm có tính triết lý, suy tư. Song cho dù đề tài nào thì về âm nhạc, các tác phẩm của tôi gần gũi với người trẻ hơn, đồng thời có sự du nhập các xu hướng quốc tế...
Tôi cho rằng chúng ta dù sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh nào, yêu và sống ra sao, vẫn luôn là mình ta (cô đơn) giữa bao la đời sống, tự nhiên và bao la cảm xúc con người. Cuộc đời mỗi người là một hành trình riêng và dẫu cho cuộc hành trình đó bắt đầu từ đâu, như thế nào thì tình yêu và bản sắc con người của chúng ta luôn tồn tại giữa vẻ đẹp bao la của cuộc sống".
Những bài hát của Đỗ Bảo không dễ hát, không dễ nghe nhưng những người ca sĩ đã mến mộ để gắn bó thì đều đặt được dấu ấn lớn trong sự nghiệp ca hát của mình. Nếu ai đã nghe thì sẽ thích, sẽ "nghiện". Tuổi đời còn khá trẻ nhưng Đỗ Bảo có lối suy tư của một người cao niên, vì thế nên người ta thấy Đỗ Bảo ở đời thường chỉ cười mà ít nói, trong âm nhạc thì nhiều suy tưởng và triết lý về cuộc đời. Tác phẩm càng về sau càng được viết rất kỹ và luôn có ý thức về cái mới. Có những ca khúc anh viết từ vài chục năm trước nhưng chờ qua năm tháng mới công bố.
"Một mình bao la" được hòa âm tỉ mỉ, dàn nhạc và các ca sĩ đã quen thuộc với âm nhạc Đỗ Bảo như: Thanh Lam, Hà Trần, Tấn Minh, Tùng Dương, Hồ Quỳnh Hương, Nguyễn Ngọc Anh còn thêm nhiều yếu tố và nhân tố mới với sự tham gia của các ca sĩ trẻ tài năng như: Uyên Linh, Trung Quân, Hoàng Dũng, Lân Nhã, Gigi Hương Giang...
Từng lập nên ban nhạc Sao Mai, lúc mới 15 tuổi. Năm 24 tuổi, Đỗ Bảo đã được mời làm hòa âm, phối khí cho album "Nhật thực" (2002) của ca sĩ Trần Thu Hà và nhạc sĩ Ngọc Đại. Liên tục sau đó, anh cho ra mắt các album "Cánh cung" (2004), "Thời gian để yêu" (2008) và "Chuyện của mặt trời - Chuyện của chúng ta" (2013) với nhiều bản hit gắn liền với những ca sĩ nổi tiếng như: series "Bức thư tình" - với giọng ca Tấn Minh và Hồ Quỳnh Hương, "Chuyện mặt trời - Chuyện của chúng ta" - Trần Thu Hà, "Thời gian để yêu" - Nguyên Thảo.
26 tuổi, Đỗ Bảo đã có được thành công lớn khi hoàn thiện bộ album "Cánh cung" (2004). Rồi tiếp sau đó là "Thời gian để yêu" (2008) và "Chuyện của mặt trời - Chuyện của chúng ta" (2013). Bộ 3 album này giúp anh có được nhiều đề cử tại Giải thưởng âm nhạc Cống hiến, nhưng hơn hết mang về cho anh 2 lần giành cú đúp "Nhạc sĩ của năm" và "Album của năm" (2009 và 2014). Ngoài ra cũng cần kể đến album "Những ô màu khối lập phương" (2007) của ca sĩ Tùng Dương do anh phối khí và biên tập cũng được trao giải "Album của năm" tại Giải thưởng âm nhạc Cống hiến năm 2008.
Thích được riêng tư như... một hòn đảo
Đỗ Bảo sáng tác từ rất trẻ, tới nay anh đã có hàng trăm ca khúc nổi tiếng.
Đỗ Bảo rất kỹ tính trong âm nhạc, chỉn chu trong đời sống. Không ai thấy Đỗ Bảo ở các cuộc nhậu nhẹt, la cà. Có lẽ mọi tình cảm, sự lãng mạn anh dành cả cho sáng tác. Nếu gặp, ta sẽ thấy một Đỗ Bảo rụt rè, nhỏ nhẹ và... nhút nhát.
Có lần Bảo nói với tôi: "... Mỗi người một sở thích... Em tin rằng chỉ có tác phẩm là quan trọng, là cần cá tính, còn người nhạc sĩ sống sao cũng được, miễn họ không làm ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Hơn nữa, em cũng thích được riêng tư như... một hòn đảo để có không gian cho công việc. Sáng tác nhạc đã đủ sung sướng và khổ ải rồi nên thật lòng em không thấy cần tìm kiếm thêm những điều đó từ những gì bên ngoài âm nhạc..."
Đỗ Bảo quan niệm rằng việc sáng tác nhạc giống như tạo mẫu, phải có cái gì đó để thuyết phục rõ ràng dẫu mơ hồ đối với người nghe. Anh nói: "Thỉnh thoảng tôi thích tìm xem cái gì chưa ai làm để tôi làm, điệu Funky lần đầu xuất hiện ở Việt Nam có lẽ là bản hòa âm "Thành phố trẻ" của nhạc sĩ Trần Tiến mà tôi soạn cho tam ca 3A vào những năm 1996 - 1997, hay sau đó với "Tháng ngày chờ mong" - một sáng tác của tôi chừng năm 1998 - 1999; điệu nhạc Alternative rock đầu tiên có lẽ là "Bài hát cho em" của tôi; bản nhạc Dance pha trộn âm hưởng dân gian đầu tiên là "Mùa cây trổ lá"; bản nhạc Walking Ballad "Những khung trời khác" cũng là một trong những bản ca khúc Swing pop đầu tiên ở Việt Nam; hay các bản nhạc Newage dài có trộn tiếng động trong album "Những ô màu khối lập phương" của Tùng Dương... Chúng không mới với âm nhạc quốc tế nhưng có lẽ là rất mới mẻ ở Việt Nam khi chúng ra đời...".
Về ca từ, anh thường tìm kiếm để đưa vào ca khúc của mình những từ ngữ hay câu hát ít hoặc chưa được dùng, ví dụ như: "Thời gian để yêu, điều hoang đường nhất, cỏ mềm, thế giới, người buông neo...", hay cách sử dụng các đại từ "anh ấy, cô ấy, người đàn ông..." trong các ca khúc mà cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề rất độc đáo, để rồi sau đó chúng dần được sử dụng đâu đó một cách phổ biến hơn trong ca khúc hay kể cả sách, phim ảnh...
Năm 2016 Đỗ Bảo nhận lời làm đạo diễn âm nhạc trong liveshow "Trên đỉnh Phù Vân" của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Âm nhạc của Phó Đức Phương rất đặc biệt, nó không chỉ có những cội rễ chắc chắn và rất sâu từ âm nhạc dân gian, chắt lọc từ chèo, tuồng, ca trù, xẩm, hay cảm thức về âm nhạc tâm linh đậm màu Á Đông... Bằng những bản hòa âm của mình, Đỗ Bảo đem lại sự hấp dẫn, hiện đại và tươi mới. Nhạc sĩ Phó Đức Phương rất hài lòng và chương trình rất thành công.
Các sáng tác của Đỗ Bảo có nội dung vô cùng đặc biệt khi chúng được lấy cảm hứng trực tiếp từ cuộc sống của cá nhân nhạc sĩ... "Bức thư tình đầu tiên" viết cho người bạn gái trước kia, "Bức thư tình thứ hai" viết trong những tháng ngày gặp gỡ và ở bên người sau này là vợ. "Bài hát cho em" cũng là một bản tình ca nổi tiếng được Trần Thu Hà trình bày rất thành công trong chương trình Gala năm 2000. "Điều ngọt ngào nhất" viết cho mối tình cũ...
Trong album "Những ô màu khối lập phương" (2007) của ca sĩ Tùng Dương, Đỗ Bảo có: "Những ô màu khối lập phương", "Cô đơn", "Vòng tròn" và "Đỉnh núi lãng quên".
Trong số những ca khúc đã viết, còn có "Mây" cũng là một tác phẩm được dành tặng cho vợ, còn "Ngược sáng" với ca từ nhiều ẩn dụ hơn, nhạc điệu trúc trắc hơn như ngầm khẳng định phần vẫn sẵn sàng bứt phá trong Đỗ Bảo, trong khi "Bài ca tháng sáu" được anh coi là "một bài tình ca mà thiếu vắng tình yêu", "Chìm trong muôn thuở" được viết ở TPHCM rồi sửa qua nhiều năm, là quà tặng của Đỗ Bảo cho ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh khi cô làm album và được bản thân cô gọi là "nhân chứng" cho câu chuyện buồn của mình.
Đỗ Bảo có thói quen ghi những suy nghĩ hàng ngày vào một quyển sổ, sau đó chọn ra những câu ngắn gọn, dễ hiểu nhất thành một đoạn văn.
Từ đó chỉnh nó thành một bài thơ, cấu tứ thành từng đoạn như bài hát, sau đó mới viết nhạc. Không sáo rỗng, ca từ trong âm nhạc Đỗ Bảo chắt ra từ sự bình thường, giản dị nhưng sâu sắc để người nông dân đến trí thức khi nghe đều ít nhiều cảm thấy có họ ở đó...
NSƯT Minh Thu: Chuyển động với 'Thu ca' Giọng hát Minh Thu được khán thính giả yêu nhạc nhớ tới qua những bài hát của nhạc sĩ Phó Đức Phương và nhạc sĩ Phú Quang. Thậm chí, Minh Thu còn được mệnh danh là 'Người tình âm nhạc' của Phó Đức Phương. Nhưng NSƯT Minh Thu là người luôn biết tự làm mới mình, hay nói đúng hơn, chị luôn có...