Tung đòn trừng phạt chưa từng có với Iran, Mỹ mất bạn thêm thù?
Liên minh châu Âu không muốn theo Mỹ trừng phạt Iran trong khi Tehran có rất nhiều lựa chọn để trả đũa quyết định trừng phạt của Washington.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cách đây 2 tuần, ông Trump đã không đưa ra chiến lược thay thế nào để ngăn ngừa nước Cộng hòa Hồi giáo tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa tầm xa. Hôm 21/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thay ông Trump làm điều này.
Theo nhận định của giới phân tích, Mỹ khó có thể khuất phục được Iran thông qua những biện pháp trừng phạt. Ảnh: realiran.
“Chúng tôi sẽ gây áp lực về kinh tế chưa từng có lên chính quyền Iran. Giới lãnh đạo ở Tehran không thể biết chúng tôi nghiêm túc đến mức nào”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong bài phát biểu về chính sách đầu tiên kể từ khi lên làm lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết.
“Iran sẽ không bao giờ có khả năng chiếm lĩnh Trung Đông”, ông Pompeo nói đồng thời nêu 12 điều kiện Washington đặt ra cho bất kỳ “thỏa thuận mới nào” với Tehran. Ông Pompeo cũng khẳng định Mỹ sẽ chỉ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu thấy được những thay đổi rõ rệt về chính sách của Iran.
Trừng phạt Iran, Mỹ làm EU mất lòng
Chính sách mà Ngoại trưởng Pompeo giới thiệu dường như không chỉ làm mối quan hệ vốn đã nhiều trắc trở giữa Mỹ với Iran thêm phần phức tạp mà còn có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu của nước này.
Video đang HOT
Còn nhớ, chính quyền Tổng thống Trump đã dành hàng tháng trời đàm phán với các đối tác trong liên minh châu Âu về khả năng “sửa chữa” những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân, trong đó kiềm chế Iran sản xuất vật liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình hôm 21/5, ông Pompeo tuyên bố rằng Mỹ sẽ “không thương lượng lại [thỏa thuận hạt nhân]“. Tuyên bố này chẳng khác nào lời “phủ định sạch trơn” tất cả những nỗ lực ngoại giao trước đó.
Ông Trump và các cộng sự hành động với sự tự tin rằng những biện pháp trừng phạt Iran sẽ phát huy tác dụng như trong quá khứ. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Iran trước năm 2015 [thời điểm thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết] có hiệu quả vì được hỗ trợ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là châu Âu, Nga và Trung Quốc.
Lần này, châu Âu đã tái khẳng định cam kết của họ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như tiếp tục làm ăn kinh tế với Iran. Vậy ông Trump đang làm gì? Chẳng lẽ Tổng thống Mỹ lại đe dọa biến những người bạn tốt nhất trở thành kẻ thù nếu họ không ủng hộ lệnh trừng phạt Iran?
Cao ủy phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini tuyên bố: “Không có giải pháp thay thế nào cho thỏa thuận hạt nhân ký với Iran năm 2015″. Đây được xem là câu trả lời rõ ràng nhất của EU về khả năng phối hợp với Mỹ trừng phạt Iran.
“Đòn thù” từ Iran?
Trong tuyên bố hôm 21/5, Ngoại trưởng Mỹ còn đưa ra một danh sách các yêu cầu Iran đảo ngược chính sách hiện tại, từ ngừng hoàn toàn việc làm giàu urani và phát triển tên lửa đến chấm dứt hỗ trợ cho các nhóm vũ trang như Hezbollah ở Lebanon và Hamas ở Palestine. Theo ông Pompeo, nếu Iran làm theo tất cả những yêu cầu này thì Mỹ sẽ dỡ bỏ các lệnh cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao và hỗ trợ Tehran phát triển kinh tế.
Yêu cầu của Mỹ là vậy, nhưng chẳng có lý do gì để tin rằng Iran sẽ chịu khuất phục trước Mỹ, từ bỏ những tham vọng khu vực mà nước này đã theo đuổi trong suốt nhiều thập niên qua. Bản thân Ngoại trưởng Mỹ dường như cũng hiểu rõ điều này. Có lẽ vì vậy mà phần lớn bài phát biểu của ông Pompeo đều hướng đến người dân Iran, những người mà ông mô tả là “ngày càng háo hức về sự thay đổi kinh tế, chính trị và xã hội”.
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Ông Ali Khamenei [lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran - ND]… sẽ không sống mãi mãi. Và người dân Iran vì thế cũng sẽ không tuân thủ các quy tắc cứng nhắc của Khamenei mãi mãi”.
Trước những diễn biến mới nhất liên quan đến tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo về chính sách Iran của Mỹ, giới quan sát cho rằng “đòn” tấn công mới của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy chế độ hiện tại của Iran kích động chủ nghĩa dân tộc để phản đòn.
Mặc dù ông Pompeo nói rằng mục tiêu của chính quyền Trump là một thỏa thuận toàn diện với Iran nhưng có vẻ như mục tiêu thật sự mà Mỹ muốn hướng tới là phá vỡ chế độ Iran hoặc buộc nước này tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, qua đó cung cấp cho Mỹ và Israel cái cớ để can thiệp quân sự.
Những gì mà thế giới từng chứng kiến qua sự thay đổi chế độ ở Iraq sau khi có sự can dự quân sự của Mỹ đã cho thấy tại sao đây là một ý tưởng khủng khiếp. Nếu một cuộc chiến tương tự xảy ra ở Iran, đó sẽ là một cuộc chiến tàn khốc khiến hàng chục nghìn người bỏ mạng, hàng nghìn tỷ USD bị lãng phí và nguy hiểm hơn, nó có thể là mầm mống lây lan chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Sẽ không có ai tin rằng Iran dễ dàng tuân theo các yêu cầu mà ông Pompeo đặt ra. Thay vào đó, Tehran có rất nhiều cách để đáp trả, chẳng hạn như thông qua việc tài trợ cho các cuộc tấn công nhằm vào quân Mỹ ở Syria, Iraq hoặc Afghanistan. Hệ lụy của kịch bản này là Mỹ sẽ bị lún sâu hơn vào các điểm nóng xung đột khu vực – điều mà ông Trump luôn nói là muốn tránh.
Theo Hùng Cường
VOV
Mỹ trừng phạt Iran, Trung Quốc trao công hàm phản đối
Bắc Kinh trao công hàm với Washington sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt hẹp với các cá nhân Iran và Trung Quốc vì ủng hộ chương trình tên lửa đạn đạo Iran.
Các tên lửa Shahab-2 và Shahab-3 được trưng bày tại phía nam Tehran. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/5 nới lỏng lệnh trừng phạt Iran theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, kể cả khi ông áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào các cá nhân ở Iran và Trung Quốc.
"Trung Quốc phản đối việc sử dụng mù quáng các lệnh trừng phạt đơn phương, đặc biệt là khi nó làm tổn hại lợi ích của các bên thứ ba. Tôi nghĩ lệnh trừng phạt không giúp ích gì trong việc thúc đẩy lòng tin lẫn nhau, không giúp gì cho nỗ lực quốc tế về vấn đề này", Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói.
Theo bà Hoa, Trung Quốc đã tuân theo các quy định và luật địa phương, tuân thủ chặt chẽ trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. "Trung Quốc đã trao công hàm với Mỹ và hy vọng phía Mỹ có thể giải quyết các vấn đề cấm phổ biến vũ khí bằng cách đối thoại và liên lạc, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau".
Trung Quốc nhiều lần phản đối Mỹ về các lệnh trừng phạt đơn phương với các cá nhân và công ty của nước này liên quan đến chương trình vũ khí hoặc tên lửa Iran hay Triều Tiên. Trung Quốc có quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Iran, nhưng cũng có vai trò trong việc thúc đẩy thỏa thuận cột mốc năm 2015 để kiềm chế chương trình hạt nhân Iran.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ sẽ giáng đòn trừng phạt mạnh chưa từng có trong lịch sử với Iran Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo, Mỹ sẽ gây sức ép tài chính chưa từng có lên Iran thông qua các lệnh trừng phạt cho đến khi Tehran đáp ứng các yêu cầu của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: AP) Không lâu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Ngoại trưởng...