Từng Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phải nêu cao trách nhiệm
Sáng nay 25.7. Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 12 – Khóa VI tiếp tục ngày làm việc thứ 2 tại tỉnh Quảng Nam. Tham dự Hội nghị có Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn, các Phó Chủ tịch Hội NDVN.
Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN phát biểu bế mạc Hội nghị.
Thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân
Tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN hội tập trung thảo luận vào 4 nội dung trọng tâm gồm: đánh giá công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; Đề cương báo cáo chính trị Đại hội của BCH T.Ư Hội ND Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2018-2023 và vấn đề trọng tâm là vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất; ba nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của Hội.
Tại hội nghị, các vấn đề khó khăn, vướng mắc của nông dân, cũng như vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất được nhiều đại biểu thảo luận, kiến nghị.
Ông Trịnh Thế Khiết- Chủ tịch Hội ND thành phố Hà Nội phát biểu: Hiện nay người nông dân, ngư dân đang gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn vấn đề tiêu thụ nông sản lợn kêu cứu rất nhiều, tàu vỏ sắt của ngư dân đóng theo Nghị định 67 hỏng … Ông Khiết kiến nghị, “Ngư dân đóng được những con tàu tiền tỷ như thế mà tàu hỏng rất xót xa. Trước đây họ khá giả thì nay bần cùng hóa, trở thành những con nợ, nên chăng cần nghiên cứu, kiến nghị, đề nghị Trung Ương giảm nợ hay hỗ trợ lãi suất cho ngư dân”.
Ông Hồ Gấm-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông cũng ý kiến rằng vấn đề lãi suất, vốn vay cho nông dân cũng đang gặp vướng, nên chăng cần kiến nghị giảm các thủ tục tạo điều kiện về vay vốn cho người nông dân để giảm việc vay vốn tín dụng đen của nông dân.
Cũng tại hội nghị nhiều đại biểu cho rằng, việc tích tụ, tập trung ruộng đất cần phải tính toán cụ thể, cần phải tôn trọng quyền sử dụng ruộng đất của nông dân, tránh chuyện gò ép và phải lấy công tác vận động, tuyên truyền là chủ yếu để người dân suy nghĩ và tự thấy cái lợi của quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và đặt biệt nông dân phải giữ được đất chứ không mất đất. Nhất là tránh một số doanh nghiệp tích tụ ruộng đất để đầu cơ đất, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thương mại và phá vỡ mặt bằng canh tác, hệ thống thủy lợi…khi hết hạn thuê đất không trả lại nguyên trạng như ban đầu.
Ngoài ra, một số đại biểu còn cho rằng vấn đề đầu ra cho sản phẩm của nông dân là vấn đề rất quan trọng, đừng để sản phẩm của nông dân sản xuất ra không tiêu thụ được như lợn vừa rồi, cần phải liên kết nhiều với doanh nghiệp hơn nửa và có chế tài hỗ trợ cho nông dân khi nông sản bị thương lái o ép giá cả…
Video đang HOT
Các đại biểu tại ngày làm việc thứ 2
Tiếp tục nắm bắt tình hình khó khăn ND để kiến nghị, có giải pháp hỗ trợ
Kết luận hội nghị, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đánh giá cao tinh thần làm việc, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VI đã hoàn thành nôi dung chương trình đề ra.
“Với tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí đã phat biêu đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, quan trọng vào các văn bản trình Hội nghị; đồng thời, gợi mở, kiến nghị nhiều giải pháp thiêt thưc cho thời gian tới đê Hội Nông dân cac câp quyết tâm lanh đao, chi đao, tô chưc thưc hiên tốt các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017 và hoàn thành vươt kê hoach các chỉ tiêu đại hội VI đã đề ra”, Chủ tịch Lại Xuân Môn phát biểu.
Những hoạt động của các cấp Hội đã tạo ra đông lưc, niềm tin, phấn khởi trong cán bộ, hội viên, nông dân, tạo điều kiện thuận lợi và kích lệ hội viên, nông dân tích cực thực hiện các chủ trương, chinh sach phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Gop phân lam cho ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,65%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, đơi sông cua ngươi nông dân đươc cai thiên.
Nửa cuối năm 2017, nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là về thị trường tiêu thụ cũng như về ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trên cây trông, vât nuôi va nguôn lưc đâu tư cua Nha nươc cho nông nghiêp, nông dân, nông thôn con han chê. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu công tác Hội và phong trào nông dân năm 2017.
“Tôi đề nghị từng đồng chí Ủy viên BCH, chu tich Hôi Nông dân cac tinh, thanh phô cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt hơn nưa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2017 thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nhất là tích cực thưc hiên tôt Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023; Cuộc thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ IV; Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V gắn với tổ chức Hội nghị nông dân khởi nghiệp; Hội thảo khoa học “Xây dựng người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” và Chương trình tự hào nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017″- Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cũng cho biết: Đồng thời, hội nghị đã chuẩn bị chương trình, nội dung, nhiệm vụ cụ thể cho kế hoạch công tác năm 2018; rà soát các chỉ tiêu ma Nghi quyêt Đại hội đê ra để có giải pháp khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chi tiêu Đai hôi đê ra, tạo khí thế cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Hội nông dân Việt Nam thành công rực rỡ; Tiếp tục nắm bắt tình hình khó khăn của nông dân, nhất là những thiệt hại do thiên tai, do thị trường, do môi trương… đê kiến nghị với Đảng, Nhà nước có giải pháp hỗ trợ nông dân yên tâm san xuât, cai thiên cuôc sông.
” Cần tăng cường giám sát việc quản lý, buôn bán vật tư nông nghiệp, sửa chữa, khắc phục tàu đánh cá theo nghị định 67 bị kém chất lượng đảm bảo quyền lợi cho nông dân”, Chủ tịch Lại Xuân Môn chỉ đạo.
Theo Danviet
Lật lại vấn đề tích tụ đất đai: Cần phải là "tập trung đất đai"
Không giống như Hà Nam, việc tích tụ ruộng đất ở tỉnh Thái Bình được thực hiện bằng cách, chính quyền vận động nhân dân cho thuê đất. Đồng thời, xác nhận làm chứng hợp đồng cho thuê giữa người dân và doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho hai bên.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Thái Bình, tích tụ ruộng đất trên địa bàn còn một số bất cập.
Cho thuê đất là việc của nông dân và doanh nghiệp
Ông Nguyễn Xuân Dương-Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Bình thông tin về tích tụ ruộng đất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Trần Dũng
Theo ông Dương, tỉnh Thái Bình bắt đầu triển khai tích tụ ruộng đất từ năm 2015. Chính quyền các cấp đóng vai trò làm cầu nối kết nối giữa doanh nghiệp và người dân. Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, căn cứ thực trạng sử dụng đất của từng cấp địa phương để dự kiến bản đồ tích tụ.
Ông Nguyễn Xuân Dương-Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Bình thông tin, Thái Bình có tổng 105.755ha đất nông nghiệp. Trong đó, 93.738ha sản xuất nông nghiệp, 885ha đất lâm nghiệp có rừng, 18.953ha đất nuôi trồng thủy sản, 50ha đất làm muối và 972ha đất nông nghiệp khác.
Xác định tích tụ ruộng đất nông nghiệp để tạo ra nền sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại tạo ra sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, giữa sản xuất với chế biến và tiêu tụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Hình thành một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, chủ động trong biến đổi xu thế thị trường.
"Giải pháp tích tụ thực hiện qua tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn thông qua tích tụ ruộng đất. Các hình thức tích tụ gồm: Cho thuê đất, góp đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tích tụ phát triển sản xuất nông nghiệp tối thiểu 20 năm. Chính quyền chỉ vận động, tuyên truyền, việc thuê và cho thuê là thỏa thuận tự nguyện giữa người dân và doanh nghiệp. Khi hai bên đạt được thỏa thuận ký kết hợp đồng, chính quyền sẽ xác nhận hợp đồng làm chứng, đảm bảo hành lang pháp lý, quyền lợi cho hai bên. Hiện nay, tỉnh đã ban hành mẫu hợp đồng sử dụng cho tích tụ ruộng đất" - ông Dương cho hay.
Về cơ chế chính sách, tỉnh Thái Bình bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê đất của người dân để phát triển hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với điều kiện không phá vỡ mặt bằng đất canh tác. Đối với tổ chức, cá nhân được hỗ trợ xúc tiến thương mại, hưởng chính sách khuyến nông, khuyến ngư theo các chính sách hiện hành của tỉnh. Đặc biệt, đối với người nông dân trong tuổi lao động có diện tích đất chuyển cho tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ được hỗ trợ đào tạo để chuyển đồi nghề đảm bảo đời sống.
Nên gọi là "tập trung đất đai"
Một phần diện tích 20,7 ha được tích tụ bàn giao cho Tập đoàn TH triển khai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư. Ảnh: Trần Dũng
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thái Bình đã tích tụ được hơn 6.000ha đất nông nghiệp, gồm: Gần 3.200ha do các tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ và triển khai sản xuất; 2.891ha còn lại do các địa phương triển khai và được nhân dân đồng thuận.
Riêng diện tích 3.200ha nêu trên được tích tụ phần lớn theo hình thức thuê đất (chiếm 98,2%), phần còn lại là chuyển nhượng quyền sử dụng đất (0,7%) và góp đất (1,1%). Cụ thể: Có 38 tổ chức và cá nhân tích tụ ruộng đất có diện tích từ 2ha trở lên sản xuất: Trồng trọt chiếm 837,95ha, chăn nuôi 204,8ha, thủy sản 2.157ha; 1.876ha tích tụ có diện tích từ 10ha trở lên; các mô hình tích tụ lĩnh vực trồng trọt có giá thuê khoảng 60-80kg thóc/sào/năm, thời hạn thuê bình quân 5 năm, hiệu quả sản xuất cao hơn thông thường từ 1,2-1,5 lần.
Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Bình Nguyễn Xuân Dương cho rằng, quá trình "gom đất" chỉ nhắc đến khái niệm "tích tụ" là chưa ổn. Bởi vì tích tụ quá nhấn mạnh quyền sở hữu, bài toán ở đây là sản xuất lớn, phương thức sản xuất nào cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích, đặc biệt lợi ích người dân. Nhiều hình thức sản xuất khác như "Cánh đồng lớn", HTX kiểu "góp đất" đều là sản xuất lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cần phải đề cập thêm khái niệm tập trung ruộng đất.
Những ghi nhận thực tế
Chia sẻ về quá trình triển khai tích tụ ruộng đất trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Xuân Dương bộc bạch một số bất cập tồn tại. "Một số hạn chế như vấn để thẩm quyền của cơ quan nhà nước, chủ yếu thực hiện vận động tích tụ. Hay như theo quy định cho thuê đất công ích không quá 5 năm thời gian chưa đủ dài để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất" - ông Dương nói.
Ông Nguyễn Văn Thụ- Chủ tịch UBND xã Dũng Nghĩa (Vũ Thư, Thái Bình) cho biết, từ tháng 1.2017, xã Dũng Nghĩa bắt đầu thực hiện tích tụ ruộng đất. "Xã đã họp Đảng bộ, chi bộ và toàn thể nhân dân thảo luận, người dân hoàn toàn nhất trí thực hiện tích tụ. quy hoạch dự kiến 65ha trên 3 vùng: Vùng I gồm 20,7 ha đất giao cho Vinashin trước đây, vùng II (vùng màu sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ màu) 21ha quy hoạch liên xã Dũng Nghĩa - Việt Hùng - Song Lãng, vùng III 22,4 là đất lúa gồm 3 thôn: Vô Thái, Dũng Hạ, Trà Động. Hiện đã bàn giao 20,7ha đất vùng I cho Tập đoàn TH triển khai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Việc tích tụ đất ở 2 vùng còn lại chưa xong, địa phương đang tiếp tục đàm thoại giải quyết một số kiến nghị của người dân" - ông Thụ nói.
Không nhất trí giá cho thuê
Theo ông Thụ, việc tích tụ đất vùng II và III chưa hoàn thành bởi người dân không nhất trí về giá cho thuê. Mức giá ban đầu là 800.000 đến 1 triệu đồng/sào/năm. Đất lúa tốt là 150kg thóc/sào/năm; đất xấu giá 120kg thóc/sào/năm. Ông Thụ nhấn mạnh: "Xã Dũng Nghĩa có dân số 5.600 người, có 211ha đất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 27 triệu đồng/người. Bà con cho rằng giá thuê trên là thấp, bởi như 1 sào ngô canh tác cho thu nhập từ 3-4 triệu đồng/sào. Quả thực mức giá ban đầu này hơi thấp".
Ngoài vấn đề về giá cho thuê, người dân địa phương còn băn khoăn việc làm. Ông Thụ phân tích, như Tập đoàn TH chủ trương chỉ sử dụng 1 lao động/1,7ha, nhân công phải trong tuổi lao động. Những người ngoài độ tuổi lao động chắc chắn không được tuyển dụng. Số lượng được tuyển dụng sẽ rất ít. Bên cạnh đó, dân cũng đặt vấn đề liên kết, dân góp đất cùng làm, cùng chia lợi nhuận nhưng doanh nghiệp không đồng ý. Để hoàn thành tích tụ ruộng đất UBND xã Dũng Nghĩa đã phát phiếu xin ý kiến tới từng hộ dân và hiện tiếp tục đàm thoại tháo gỡ vướng mắc...
Theo Danviet
"Kẻ khùng" thời lợn ế hay rồng ẩn trong núi Từ năm 2012 Hùng Đại Sơn sang ngang nuôi lợn, mặc dù hiện nay cả nước đang ra sức giải cứu đàn lợn thì ông lại ung dung ngồi uống rượu và xây thêm gần 1.000m2 chuồng lợn... Dân làm mỏ ở Yên Bái không ai là không biết Nguyễn Văn Hùng, GĐ Cty Hùng Đại Sơn, trụ sở đóng tại tổ 10,...