Từng chê bai tôi lấy chồng nghèo, sau ngày Mùng 2 Tết, mọi người đều phải trầm trồ ngưỡng mộ lẫn ghen tỵ
Khi tôi quyết tâm đến với Chiến, ai cũng bảo tôi dại khờ. Chồng giàu không lấy lại đi lấy chồng nghèo.
Khi tôi yêu Chiến, bố mẹ tôi đã phản đối đầu tiên. Ông bà cho rằng một người công nhân xây dựng thường xuyên ăn ngủ, làm việc tại công trình như Chiến sẽ không có tương lai. Cùng lúc đó, bố tôi giới thiệu một người bác sĩ, giỏi giang, thành đạt cho tôi làm quen. Nhưng tôi không chịu mà vẫn quyết tâm đến với Chiến, trở thành vợ anh. Cuối cùng, tình yêu của chúng tôi đã chiến thắng, bố mẹ đồng ý để chúng tôi tổ chức đám cưới. Nhưng làng xóm xung quanh, họ hàng đều chê bai, bảo tôi chồng giàu, có học thức thì không lấy, lại làm vợ trai nghèo. Dù ai nói ngả nói nghiêng, tôi vẫn tin tưởng vào tương lai hạnh phúc của tôi và Chiến.
Quả nhiên, tôi đã không nhìn nhầm chồng. Anh hiền lành, hết mực chiều vợ. Khi tôi mới về làm dâu, bố mẹ chồng đã thương yêu, không bắt tôi làm việc nhà, cũng không bắt bẻ mỗi khi tôi đi chơi, cà phê với bạn bè. Thậm chí, ông bà còn khuyến khích việc Chiến chở tôi về nhà mẹ đẻ mỗi khi rảnh rỗi. Và lần nào, bố mẹ chồng cũng gửi ít rau củ, trái cây theo mùa hoặc cá thịt cho bố mẹ tôi. Nhờ thế, tình cảm thông gia cũng được thắt chặt và bố mẹ tôi dần thay đổi thái độ, cách nhìn đối với con rể và nhà chồng tôi.
Năm nay, vợ chồng tôi về ăn Tết với bố mẹ. Năm ngoái tôi mới sinh con nên không về được. Năm nay, chồng tôi đã lên kế hoạch trước và tự mình lái ô tô chở mẹ con tôi về từ chiều Mùng 1 Tết. 3 năm qua, anh cố gắng không ngừng, nhận công trình làm và kinh tế trong nhà dư dả hơn. Chúng tôi sửa được nhà, mua được xe ô tô trong sự ngạc nhiên của mọi người.
Dù con còn nhỏ nhưng tôi vẫn rất sướng. Sáng sớm, Chiến nấu cháo cho con rồi đút con ăn. Họ hàng đến chúc Tết, thấy anh không ngại bế con, cho con ăn, giữ con; còn tôi thì thản nhiên ngồi ăn bánh mứt, trò chuyện cùng mọi người. Họ hỏi han, tôi bảo bình thường anh đều giành việc chăm con, chỉ khi nào anh bận, tôi mới phải làm.
Video đang HOT
Nguyên ngày Mùng 2 Tết, chồng tôi không uống một ly bia nào dù mọi người có mời gọi ra sao. Anh chỉ chăm con, nấu ăn, rửa bát khi con ngủ, đúng nghĩa là một người đàn ông của gia đình. Có vài người đàn ông lên tiếng khích bác, bảo Chiến sợ vợ nhưng anh cười xòa: “Em sợ vợ em chứ có sợ vợ ai đâu mà phải lo”.
Chỉ sau một ngày Mùng 2, hàng xóm, họ hàng thay đổi hoàn toàn cách nhìn về chồng tôi. Có người còn ghen tỵ, có người thì ngưỡng mộ tôi có mắt nhìn chồng. Thật ra, chỉ cần người đàn ông yêu thương vợ mình thật lòng, anh ấy sẽ làm được tất cả những việc đó thôi. Và tôi thật may mắn khi chọn đúng chồng.
Thưởng Tết cao hơn chồng, vợ tôi mua quà biếu nhà ngoại sang hơn nhà nội
Quà cho ông bà ngoại đắt tiền gấp đôi ông bà nội, vợ tôi ngang ngược bảo tôi không được so bì tị nạnh khi tiền thưởng Tết năm nào cũng "chỉ mang tính tượng trưng".
Mỗi năm cứ gần Tết, câu hỏi của vợ khiến tôi sợ nhất là "Thưởng Tết của anh năm nay bao nhiêu?", và cô ấy luôn buông ra hai chữ "Biết ngay!" khi nghe câu trả lời. Nhìn vẻ mặt ngán ngẩm và giọng nói đầy vẻ chê bai của vợ, tôi cảm thấy thể diện của người đàn ông bị tổn thương nặng nề.
Tôi làm ở công ty của người anh họ từ khi ra trường. Công ty nhỏ, thu nhập cũng không cao nhưng được cái ổn định, từ xưa đến giờ chưa từng nợ lương. Tôi không làm ở bộ phận kinh doanh nên không có hoa hồng tính trên doanh số, mỗi tháng chỉ được 14 - 15 triệu đồng. Các loại tiền thưởng ngày lễ chỉ mang tính động viên khích lệ, thường chỉ 500 nghìn đồng, thưởng Tết cũng chỉ tầm 4 - 5 triệu đồng.
Lãnh đạo công ty từng nói thẳng, muốn thưởng Tết to thì lương hàng tháng cắt đi vài triệu đồng, còn nếu muốn nhận "tiền tươi" thì chấp nhận thưởng Tết chỉ có vậy. Đương nhiên là người lao động, nhận tiền ngay vẫn thích hơn bị treo lại đến cuối năm. Tuy nhiên, đến Tết khi mọi người hồ hởi khoe thưởng thì chúng tôi cũng hơi buồn, riêng tôi thì còn ngại với vợ nữa.
Vợ tôi có thu nhập hàng tháng gấp 3 lần tôi, tiền thưởng Tết năm nào ít thì 30 - 40 triệu đồng, nhiều có khi gần 100 triệu. Cô ấy cậy làm ra nhiều tiền nên hay can thiệp vào sự nghiệp của chồng, suốt ngày hối thúc tôi bỏ công ty của anh họ đi làm chỗ khác, hoặc học thêm cái gì đó để tìm cơ hội mới.
Tôi không có hứng thú với việc học hành khi đã ở tuổi U40, hơn nữa đã gắn bó nhiều năm với công ty nên không muốn thay đổi. Vợ không hiểu, luôn tỏ thái độ coi thường chồng, và đối xử thiên vị rõ rệt giữa hai bên nội ngoại.
Mỗi tháng vài lần, vợ tôi lại mua đồ ăn ngon gửi sang nhà ngoại. Nếu vợ đồng thời mua cho cả hai bên thì chẳng nói làm gì, nhưng thực sự vợ chỉ mua cho ông bà ngoại thôi. Tôi góp ý thì vợ lý luận là hằng ngày ở với bố mẹ chồng, ông bà muốn ăn gì thì cô ấy đã mua cho rồi, tôi cần gì với so bì như thế.
Nhưng đâu chỉ đồ ăn, váy áo mua cho bà ngoại cũng sang hơn. Lý do vợ đưa ra là tại phong cách của bà ngoại trẻ trung, điệu đà, còn bà nội giản dị chỉ thích những mẫu già dặn không có bán ở các hãng thời trang. Nói chung là kiểu gì cô ấy cũng nói được.
Mỗi năm cứ gần Tết, câu hỏi của vợ khiến tôi sợ nhất là "Thưởng Tết của anh năm nay bao nhiêu?". (Ảnh: Smartparenting)
Đến quà Tết biếu bố mẹ hai bên thì cô ấy cũng thiên vị rõ rệt đến mức tôi thấy nóng mặt. Quà của nhà ngoại đắt tiền hơn nhà nội ít nhất là gấp đôi. Tôi góp ý thì vợ cáu, bảo ông nội không uống rượu thì mua tặng rượu ngoại làm gì, quà cốt phù hợp, cần gì so giá tiền.
Vợ còn lấy cớ cô ấy đã mua sắm mọi thứ cho cái Tết để cả ông bà nội và vợ chồng con cái đều không thiếu thốn gì. Cô ấy không hiểu, sắm Tết là chuyện khác, quà Tết là khác, không nên thiên vị quá đáng, cho thấy cô ấy đối xử bên nặng bên nhẹ, không tôn trọng nhà nội.
Có lẽ vì đuối lý nên vợ tôi trở nên cùn. Cô ấy nói ngang phè là tôi có giỏi thì bỏ tiền ra mà mua cho nó công bằng. Chuyện nọ xọ chuyện kia, vợ lại ca bài muôn thuở là chồng không có chí tiến thủ, bảo là bao nhiêu năm đi làm lương hơn chục triệu, thưởng Tết lúc nào cũng chỉ mang tính tượng trưng, vậy mà không lo phấn đấu kiếm thêm tiền, chỉ biết so bì tị nạnh với nhà ngoại.
Gần Tết mà cãi nhau chuyện tiền bạc, quà cáp, tôi nản lắm. Vợ bảo tôi so bì, nhưng chẳng phải cô ấy cũng đem so bì chồng mình với người khác sao? Thu nhập hai đứa cộng lại cũng đã tầm 60 triệu đồng mỗi tháng, có ít đâu mà cô ấy cứ phải căng thẳng như thế.
Thể diện của tôi là chuyện nhỏ, tôi sợ nhất là bố mẹ mình cảm thấy không được tôn trọng. Thấy vợ chồng tôi cãi nhau, bố mẹ mắng tôi và bênh con dâu, chắc vì muốn cho êm cửa êm nhà chứ trong lòng các cụ chắc cũng buồn lắm. Tôi phải làm sao để khuyên vợ biết nghĩ hơn đây?
Câu nói đùa ác ý từ bạn thân của chồng làm tôi bật khóc trong ấm ức Trong bữa tiệc, bạn thân của chồng lấy tôi ra làm đề tài trêu chọc. Trong đó có một người lên tiếng chê bai tôi nặng lời. Ảnh minh họa Trước đây tôi học kế toán và cũng đi làm được 3 năm. Nhưng từ khi lấy chồng, sinh liền 3 năm 2 đứa con, tôi không thể đi làm được nữa. Công...