Từng bị đắp chiếu vì tưởng đã tử vong, người đàn ông trẻ sống sót kỳ diệu
Trôi trên biển Đà Nẵng suốt 32 giờ, anh H. luôn cố ôm chặt chiếc ba lô. Đây là phao cứu sinh giúp cần thủ 31 tuổi sống sót một cách kỳ diệu.
Ngày 16/10, nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng, anh Đ.H.H (31 tuổi, trú tại quận Sơn Trà) vẫn chưa hết bàng hoàng khi “từ cõi chết trở về”. Nam bệnh nhân là cần thủ sống sót kỳ diệu sau 32 giờ trôi dạt trên biển.
Người đàn ông làm nhân viên văn phòng ở Đà Nẵng. Sau giờ làm buổi chiều, anh thường có thú vui câu cá giải trí. Gần 10 năm đi câu, đây là lần đầu tiên anh bị trượt chân, gặp nạn.
Tối 13/10, anh cùng 2 người bạn đến câu cá tại bờ kè đá dưới chân cầu Thuận Phước (quận Hải Châu). Khoảng 21h, khi bạn đã ra về, anh H. phát hiện mồi mắc vào ghềnh đá nên lội xuống nước gỡ ra nhưng không may hụt chân và bị nước cuốn trôi.
Sức khỏe của anh H. đã ổn định. Ảnh: Hoài Nguyễn
Chiếc balo đã cứu sống anh H. Ảnh: Gia đình cung cấp
Chiếc ba lô cứu mạng
Lúc rơi xuống nước, cần thủ 31 tuổi đang đeo một chiếc balô. Lúc này, balô nổi ra phía trước, người tụt lại phía sau, anh vội kéo lại và ôm vào trước ngực. Chiếc balô chứa các hộp nhựa đựng mồi câu đậy kín nắp nên nổi được. Đây chính là phao cứu sinh giúp nam bệnh nhân sống sót một cách kỳ diệu.
“Sau một lúc lênh đênh trên biển, tôi với được miếng xốp trôi dạt, vội nhét vào trong áo để tăng thêm sức nổi. Tôi cũng cố ôm chặt balô để không bị chìm và uống nước biển”, anh Hùng kể.
Anh Hùng cho hay dù biết bơi nhưng thời điểm anh rơi xuống nước, trời tối om, không bóng thuyền qua lại nên anh không xác định được đâu là bờ để bơi vào. Trong đêm đầu tiên trôi nổi trên biển, anh vẫn tỉnh táo. Một cơn mưa lớn đã tiếp nước ngọt cho anh.
Đến ngày thứ hai, người đàn ông trẻ đã không còn cảm giác tay chân và đói bụng khiến cơ thể mệt mỏi. Dù vậy, anh vẫn luôn cố giữ chặt chiếc ba lô cứu sinh của mình cho đến khi dạt vào bờ biển Nguyễn Tất Thành và được người dân phát hiện lúc 5h ngày 15/10. Vị trí anh H. được tìm thấy cách nơi bị nạn khoảng 4km.
Bị đắp chiếu vì tưởng đã chết
Chị L.T.D (vợ sắp cưới của anh H.) chia sẻ khoảng 21h tối 13/10, chị gọi điện cho anh nhưng mất liên lạc, ra bờ kè đá tìm nhưng không thấy.
Chờ đến 4h sáng hôm sau vẫn không thấy tin tức của người yêu, chị đi tìm nhưng chỉ thấy xe máy của anh để trên bờ kè, sợ có chuyện chẳng lành nên trình báo cơ quan công an. Sau đó, lực lượng chức năng cùng bạn bè trong hội câu cá và đội thiện nguyện tổ chức tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Bác sĩ chuyên khoa II Hà Sơn Bình thăm khám, chúc mừng anh H. đã ổn định sức khỏe. Ảnh: Hoài Nguyễn
“Hôm sau, người dân đi tập thể dục dưới bờ biển Nguyễn Tất Thành phát hiện anh trôi dạt vào bờ biển. Lúc này, anh vẫn trong tư thế hai tay ôm chiếc ba lô trước ngực. Ban đầu, mọi người tưởng anh đã chết nên đắp chiếu, gọi điện cho người nhà đến nhận dạng. Nhưng sau đó, có người thấy ngón tay út của anh còn cử động nên đã hô hấp nhân tạo, đốt lửa và dùng chăn giữ ấm rồi đưa anh đi cấp cứu ở bệnh viện”, chị Diệp kể.
Bác sĩ chuyên khoa II Hà Sơn Bình (Bệnh viện Đà Nẵng) cho hay bệnh nhân H. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, bị lạnh, hạ đường máu, rối loạn điện giải… Khi tiếp nhận, các bác sĩ đã dùng một số biện pháp hỗ trợ đường máu, hỗ trợ hô hấp. Hiện nay, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Video đang HOT
“Khi phát hiện, nạn nhân lạnh cứng và bị cát bám đầy nên mọi người nghĩ rằng đã tử vong. May mắn có người phát hiện nạn nhân cử động ngón tay út và kịp thời sơ cấp cứu giúp tình trạng của bệnh nhân được cải thiện”, bác sĩ Bình chia sẻ.
Theo bác sĩ Bình, trong trường hợp tương tự, người dân khi phát hiện nạn nhân bất tỉnh cần xem xét kỹ hơn, không bỏ qua cơ hội sống của nạn nhân.
Sau bao lâu bệnh trĩ sẽ tái phát?
Những triệu chứng của bệnh trĩ gây ra khó chịu cho người mắc bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nhiều người bệnh thường ngại đi khám, khi đến khám bệnh thì những triệu chứng đã rất nặng nề, gây khó khăn cho điều trị và hồi phục.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Bệnh trĩ hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn và rõ ràng. Tuy nhiên, người ta thống kê những yếu tố nguy cơ, yếu tố thuận lợi hình thành nên bệnh trĩ:
Táo bón kinh niên: Phải rặn nhiều khi đi cầu.
Hội chứng lỵ: Phải đi cầu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi cầu phải rặn nhiều.
Tăng áp lực ổ bụng: Ho nhiều, tiểu khó, báng bụng, có thai, khuân vác nặng...
U bướu vùng hậu môn trực tràng và vùng xung quanh.
Tư thế đứng nhiều, ngồi lâu do công việc.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ?
Bệnh trĩ là bệnh lành tính của hậu môn nên ít gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ gây ra khó chịu cho người mắc bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại đi khám nên khi đến khám bệnh thì những triệu chứng đã rất nặng nề gây khó khăn cho điều trị và hồi phục bệnh.
Đối tượng dễ mắc bệnh là những người bị táo bón thường xuyên, người có công việc phải ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ như công nhân, nhân viên văn phòng, phụ nữ có thai, người mắc những bệnh lý làm tăng áp lực trong khoang bụng...
Nhiều người thường lo lắng vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ? Trên thực tế khi mang thai thì tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều, đồng thời thai ngày càng lớn sẽ làm tăng áp lực trong khoang bụng, chèn ép gây ứ trệ, ngăn hồi lưu máu nên dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Tuy nhiên, khi sinh xong thì những triệu chứng này sẽ hồi phục và không cần can thiệp gì, chỉ can thiệp khi trĩ có biến chứng như tắc mạch, hoại tử...
Bệnh trĩ hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn và rõ ràng.
Dấu hiệu của bệnh trĩ?
Bệnh trĩ gây ra những triệu chứng:
Đi cầu ra máu đỏ tươi, máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
Khối lòi ở hậu môn khi đi cầu, tự thụt vào khi đi xong hoặc phải dùng tay đẩy vào.
Đau vùng hậu môn khi trĩ có biến chứng tắc mạch.
Ẩm ướt vùng hậu môn.
Trĩ có trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ nội nằm phía trong, trên đường lượt, trĩ ngoại nằm phía ngoài.
Phân độ bệnh trĩ:
Độ I: Nằm trong hậu môn chưa sa ra ngoài, có thể gây chảy máu khi đi cầu.
Độ II: Lấp ló ngoài hậu môn khi đi cầu, khi đi xong tự thụt vào.
Độ III: Lòi ngoài hậu môn khi đi cầu, phải dùng tay đẩy vào.
Độ IV: Nằm thường xuyên ngoài hậu môn
Khi người bệnh có vừa trĩ nội và trĩ ngoại, đồng thời kết hợp với nhau sa ra ngoài sẽ có trĩ hỗn hợp.
Khi người bệnh có nhiều búi trĩ kết hợp nhau sa ra ngoài hậu môn thành vòng gọi là trĩ vòng.
Bệnh trĩ có tái phát không, khi nào sẽ tái phát?
Khá nhiều người bệnh sau khi điều trị lo lắng thắc mắc bệnh trĩ có tái phát không, khi nào thì tái phát. Trên mạng xã hội có nhiều quảng cáo phẫu thuật trĩ triệt để 1 lần, không tái phát... Tuy nhiên, trên thực tế thì bệnh trĩ vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật.
Bệnh trĩ tái phát sau thời gian bao lâu, có tái phát hay không là tùy vào từng người bệnh. Bệnh trĩ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt, thói quen đi đại tiện, chế độ làm việc... loại bỏ được hết những yếu tố nguy cơ và nếu làm tốt được những điều đó thì người bệnh trĩ có thể khỏi hẳn bệnh mà không bị tái phát.
Điều trị bệnh trĩ
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ I, II thì chỉ điều trị nội khoa thuốc uống, nhét hậu môn, chống táo bón, đồng thời cải thiện chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, điều chỉnh thói quen đi đại tiện, chế độ sinh hoạt, làm việc...
Khi trĩ độ III, IV trở lên sẽ chỉ định phẫu thuật.
Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ, tuy nhiên 2 phương pháp được thực hiện nhiều nhất là cắt trĩ từng búi kinh điển theo Milligan - Morgan và phẫu thuật Longo.
Khi nào nên cắt trĩ? Thời gian điều trị bao lâu?
Chỉ định phẫu thuật đã có nói ở trên, phẫu thuật khi trĩ độ III trở lên, hoặc có biến chứng tắc mạch, chảy máu nhiều mà điều trị thuốc không hiệu quả.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh:
Nếu mức độ nhẹ chỉ uống thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen, sinh hoạt, không phải nằm viện.
Khi có chỉ định phẫu thuật thì sau phẫu thuật phải nằm lại viện từ 1 - 3 ngày, tùy theo đau nhiều hay ít, sau đó được xuất viện hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà cho đến khi vết thương khỏi hẳn.
Tuy nhiên, không phải mức độ bệnh trĩ nào cũng có thể thực hiện được phương pháp Longo, nên chỉ định phải do bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá và cho chỉ định chính xác.
Lời khuyên thầy thuốc
Sau khi xuất viện tùy theo từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có chỉ định uống thuốc, tái khám theo hẹn để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra lại vết thương.
Để tránh tái phát, sau phẫu thuật thì bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ, rau củ... để giúp đi cầu dễ dàng, cho vết thương mau lành, không bị chảy máu, có thể tự chăm sóc vết thương, ngâm rửa theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Để phòng ngừa bệnh trĩ cần có chế độ ăn nhuận tràng, nhiều rau, nhiều trái cây. Đại tiện đúng giờ, thể dục đều đặn, thể thao vừa sức.
Tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ và lao động nặng. Nếu táo bón nên dùng thuốc nhuận tràng. Điều chỉnh co bóp ruột, hội chứng ruột kích thích. Điều trị các bệnh mạn tính, tránh ho nhiều, điều chỉnh huyết áp. Không để bị tiểu khó, chú ý tình trạng tiền liệt tuyến.
Phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân bị liệt hai chân do ngã từ trên cao xuống Bệnh nhân bị tai nạn khiến gãy cột sống, liệt 2 chân nhưng đã được các bác sĩ Bệnh viện Da khoa Đức Giang phẫu thuật thành công và chỉ sau 6 tiếng, nạn nhân đã phục hồi vận động. Bệnh nhân phục hồi vận động sau ca mổ Bệnh nhân là anh L.V.K (SN 2004, trú tại Sơn La), nhập viện cấp...