Tundra Vietnam Fund bị xử phạt hành chính
Ngày 20/9, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 242 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Tundra Vietnam Fund (Thụy Điển).
Ảnh minh họa. (Nguồn: CafeF)
Tundra Vietnam Fund (địa chỉ: Birger Jarlsgatan 33, 111 45 Stockholm, Sweden) bị phạt 50 triệu đồng , vì đã có hành vi Báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.
Cụ thể, Ngày 23/02/2018, Tundra Vietnam Fund – TVF, chủ tài khoản số DBHFCA 7008 mở tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giao dịch mua 400.000 cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thái Nguyên (mã chứng khoán: TNG).
Dẫn đến số lượng cổ phiếu TNG sau giao dịch tăng từ 1.717.675 cổ phiếu lên 2.177.675 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,18% lên 5,15% và trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thái Nguyên.
Nhưng đến ngày 16/4/2018, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng nêu trên của TVF.
Video đang HOT
Được biết, Tundra Vietnam Fund là một quỹ đầu tư có pháp nhân mẹ ở Thụy Điển, có “khẩu vị” là đón đầu các thị trường có tiềm năng được MSCI nâng hạng từ Frontier Market (thị trường cận biên) lên Emerging Market (thị trường mới nổi).
Gần nhất, Tundra Pakistan Fund cũng thành công với Karachi Stock Exchange, sàn chứng khoán lớn nhất Pakistan khi thị trường này được nâng hạng vào tháng 5/2017.
Trong tháng 8, quỹ đầu tư chuyên đánh game nâng hạng Tundra đạt mức tăng trưởng 8,4% cao hơn so với mức tăng trung bình của chỉ số VN-Index (3,47%), tăng trở lại sau 4 tháng giảm liên tục.
Sự tăng trưởng cổ phiếu thuộc các mảng tài chính, công nghệ thông tin và tiêu dùng đóng góp chủ đạo vào thành công của quỹ.
Kết thúc tháng 8, tổng giá trị tài sản thuộc quản lý của Tundra đạt 113,6 triệu USD; trong đó top các khoản đầu tư gồm có HPG (6,8%), FPT (6,6%), MSN (6,5%), SSI và DXG (5,9%)… Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là cổ phiếu thuộc nhóm tài chính (25%), bất động sản (17%), vật liệu (14%)… tiền mặt nắm giữ cuối tháng khoảng 3%.
Vương Gia
Theo phapluatplus.vn
Cổ phiếu 'lầy' An Trường An liên tục bị tuýt còi
ới đây, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với CTCP An Trường An (HOSE: ATG).
Vi phạm công bố thông tin
Nguyên nhân cụ thể là do Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu gồm báo cáo tài chính bán niên năm 2016 đã soát xét, quý IV/2016, năm 2016 đã được kiểm toán, quý I và IV/2017; báo cáo thường niên năm 2016; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 22/6/2017...
Đáng chú ý, cuối tháng 8 vừa qua, An Trường An đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2018 với tổng doanh thu giữ nguyên ở mức 9,37 tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế bất ngờ chuyển từ lãi gần 126 triệu đồng sang lỗ hơn 5,7 tỷ đồng.
Theo ATG, nguyên nhân chi phí bị điều chỉnh tăng mạnh sau soát xét là do công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi gần 5,5 tỷ đồng của Công ty TNHH Khoáng sản và Thương mại My Xuân cùng việc ghi nhận thêm chi phí lãi vay hơn 388 triệu đồng.
Với số lỗ sau soát xét bán niên năm 2018, tổng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối đến 30/6/2018 của công ty là số âm hơn 4,54 tỷ đồng.
ATG lên sàn không biết luật?
Ngày 22/8/2016, CTCP An Trường An (ATG) đưa 15,22 triệu CP niêm yết tại HOSE và đóng cửa tại mức giá 12.400 đồng/CP.
ATG là một cái tên rất lạ đối với nhiều NĐT, nhưng nếu tìm hiểu kỹ cũng không ai bất ngờ trước kết cục của cổ phiếu này. Hồi đầu năm nay, ATG gây chú ý bằng việc không công bố Nghị quyết HĐQT về phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, và sau khi được HOSE đề nghị giải trình, công ty này cho rằng "mới niêm yết nên chưa nắm rõ các quy định về Công bố thông tin (CBTT)". Câu trả lời của ATG như một trò đùa, thậm chí coi thường cơ quan quản lý và cả cổ đông, NĐT. Bởi lẽ từ trước khi niêm yết, doanh nghiệp (DN) cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng về kiến thức, quy trình CBTT.
ATG thành lập năm 2005 với ngành nghề chính là khai thác khoáng sản. Trong 10 năm đầu thành lập, ATG đạt tốc độ tăng trưởng vào loại khá là 15%. Những bước đi này khá khớp với nhiều DN khoáng sản niêm yết trên sàn trong nhiều năm qua, lúc mới lên được kỳ vọng hoành tráng, nhưng càng về sau càng "lầy".
Cổ phiếu khoáng sản được xếp vào diện "có tiếng" về kém minh bạch thông tin, nên việc ATG bị đưa vào diện cảnh báo vì lý do này là chuyện khó tránh khỏi. Kể từ năm 2014 đến 2017, ATG đều báo lãi lần lượt qua các năm là 4,5 tỷ đồng, 5,4 tỷ đồng, 363 triệu đồng và 1,16 tỷ đồng. Khi công bố KQKD 6 tháng trên BCTC tự lập, ATG còn lãi hơn 125 triệu đồng, nhưng sau khi BCTC bán niên 2018 được kiểm toán soát xét, từ lãi hơn trăm triệu ATG chuyển sang lỗ gần 6 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu ATG đang bị đưa vào diện cảnh báo, đóng cửa phiên 12/9 tại mức giá 1.320 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh trung bình trong 10 phiên gần đây của ATG đạt 242.972 đơn vị/phiên
.
Thu Hà (T/h)
Theo antt.vn
Vai trò và mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường cơ sở Ngày 21/9, Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ chức hội thảo 'Vai trò và mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh và thị trường cơ sở'. Hội thảo nhằm tổng kết 1 năm hoạt động của TTCK phái sinh Việt Nam và trao đổi kinh nghiệm phát triển TTCK phái sinh với các chuyên gia đến từ Đài Loan...