Tundra Vietnam bị xóa sổ
Sau quyết định đóng quỹ của PXP Vietnam, Tundra Vietnam Fund là cái tên tiếp theo sẽ không còn xuất hiện trên thị trường khi được sáp nhập vào Tundra Sustainable Frontier.
Sáp nhập 4 quỹ thành 1
Từ ngày 4/9 tới, 3 quỹ thành viên của Tundra Fonder AB là Tundra Frontier Africa, Tundra Pakistan và Tundra Vietnam sẽ được sáp nhập vào Quỹ Tundra Sustainable Frontier.
Sau sáp nhập, quỹ này sẽ giao dịch dưới mô hình UCITS (Undertakings Collective Investment in Transferable Securities – Chủ trương cho đầu tư tập thể trong chứng khoán chuyển nhượng). Các quỹ UCITS được xem là lựa chọn đầu tư an toàn và phổ biến ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Á.
“Bằng việc tập trung nguồn lực vào một quỹ, thay vì 4 quỹ, chúng tôi sẽ có thêm thời gian cho việc duy trì hoạt động, cải thiện hiệu quả kinh doanh”, Tundra Fund cho biết. Sau khi sáp nhập, Tundra Sustainable Frontier sẽ phân bổ danh mục đầu tư chứng khoán vào một số thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, Pakistan, Sri Lanka, Ai Cập… với chiến lược đầu tư đa dạng, không giới hạn phạm vi lĩnh vực. Tuy nhiên, sẽ không còn tồn tại Tundra Vietnam Fund đầu tư chuyên trách vào thị trường này.
Tính tới cuối tháng 7, Tundra Sustainable Frontier quản lý khối tài sản 114,1 triệu USD, phân bổ chủ yếu vào cổ phiếu tại thị trường Pakistan (25%), Việt Nam (20%), Sri Lanka (13%), Ai Cập (10%)…
Nhóm cổ phiếu đang được ưa chuộng nhất thuộc về ngành tài chính (29%), công nghệ thông tin (18%) và chăm sóc sức khỏe (17%).
Sáu tháng đầu năm 2020, hiệu suất đầu tư của Tundra Sustainable Frontier là -10,9%. Tuy nhiên, kết quả này vẫn tốt hơn so với mức giảm 14,5% của chỉ số tham chiếu là MSCI FM xGCC Net TR.
Video đang HOT
Quy mô ngày càng teo tóp
Tundra có công ty mẹ tại Thuỵ iển, chủ yếu hoạt động tại các thị trường có tiềm năng được MSCI nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. ây là quỹ đầu tư chủ động đầu tiên thuộc khối Bắc Âu tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đi vào vận hành từ tháng 5/2014, Tundra Vietnam từng gây ấn tượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với danh xưng “quỹ chuyên đánh game nâng hạng thị trường”. Thành tích nổi bật nhất là việc đạt tỷ suất lợi nhuận 39,2% năm 2017.
Tuy nhiên, kể từ năm 2018 tới nay, cùng với diễn biến kém tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam, màn biểu diễn của Tundra cũng không lấy làm khả quan. Năm 2018, hiệu suất đầu tư của Quỹ âm 14,7%. Con số này là 3,5% năm 2019 và kể từ đầu năm 2020 tới nay, trước tác động của đại dịch Covid-19, hiệu suất là âm 9,1%.
Thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sáp nhập Tundra Vietnam là bởi Quỹ đã không còn đáp ứng quy mô tài chính để quản lý.
Sau quãng thời gian liên tục gia tăng quy mô tài sản quản lý (AuM) từ tháng 12/2017 tới tháng 4/2018, đạt đỉnh 225,8 triệu USD, Tundra Vietnam Fund chứng kiến quy mô ngày càng teo tóp. Tính tới cuối tháng 7/2020, giá trị tài sản quản lý chỉ còn 25,5 triệu USD.
Quy mô tài sản của Tundra Vietnam liên tục sụt giảm một phần bởi giá trị các khoản đầu tư đi xuống và một phần bởi dòng vốn bị rút ra khỏi Quỹ.
Trong 10 tháng qua, Quỹ có tới 8 tháng đầu tư thua lỗ, nhất là thời điểm đại dịch bùng nổ, với hiệu suất đầu tư âm 25,8% trong tháng 3/2020.
Những “hố đen” của Tundra trong thời gian qua phải kể tới nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu ( Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Cao su à Nẵng), nguyên vật liệu ( Tập đoàn Hoa Sen, Xi măng Hà Tiên), cũng như nhóm năng lượng ( PV Gas South, CNG Vietnam)…
Theo báo cáo kết quả hoạt động trong tháng 7, Tundra Vietnam Fund là quỹ duy nhất có hiệu suất âm (-4,1%), so với con số 0,1% của thị trường châu Phi, 17,4% của Tundra Pakistan Fund và 3,1% của Tundra Sustainable Frontier Fund.
Trong khi các cổ phiếu có đà tăng tích cực nhất đều có con số khiêm tốn, như Gelex tăng 11,9%, Traphaco tăng 7,5%, Vinhomes tăng 3%, PCC1 tăng 1,6%, thì nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất đều ở mức 2 con số.
Cụ thể, các cổ phiếu khiến hiệu suất đầu tư của Tundra Vietnam Fund âm trong tháng 7 bao gồm Đất Xanh giảm 21,5%, Hoa Sen -16,9%, PV Gas South – 11,8%, Cao su Đà Nẵng -10,3%, Đầu tư LDG -10,1%.
Tundra Vietnam Fund: Quy mô teo tóp
Theo báo cáo hoạt động tháng 3/2020, giá trị tài sản dưới sự quản lý của Quỹ đầu tư Tundra Vietnam Fund (Tundra) chỉ còn 21,7 triệu USD, chưa bằng số lẻ so với mức gần 226 triệu USD vào tháng 4/2018.
Quy mô tài sản của Tundra liên tục sụt giảm một phần bởi giá trị các khoản đầu tư đi xuống và một phần bởi dòng vốn bị rút ra khỏi Quỹ. 6 tháng qua, Tundra liên tiếp có hiệu suất đầu tư âm, trong đó quý I/2020 là tồi tệ nhất kể từ khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 5/2014, với hiệu suất đầu tư âm 31,6%.
Tính riêng tháng 3/2020, giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV per share) giảm 23,6%, trong khi chỉ số tham chiếu FTSE Vietnam TR giảm 20,9% (tính theo đồng SEK của Thụy iển).
Với việc dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng trên toàn cầu và để lại những hậu quả nặng nề, thị trường chứng khoán thế giới trải qua nhiều cơn biến động mạnh và Việt Nam không là ngoại lệ. Tundra tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa càng khiến hiệu quả đầu tư của Quỹ tệ hơn giữa đà bán tháo trên thị trường và không thể giữ nhịp bước đồng điệu với chỉ số tham chiếu trong nửa cuối của tháng 3, khi thị trường có sự hồi phục nhẹ.
10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Tundra Vietnam Fund.
Những "hố đen" của Tundra trong thời gian qua phải kể tới nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu (Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Cao su à Nẵng) và nguyên vật liệu (Tập đoàn Hoa Sen, Xi măng Hà Tiên). Theo đó, một số mã giảm giá mạnh nhất trong tháng 3 bao gồm TNG (-45,1%), PNJ (-43,5%), HSG (-41,1%), STB (-38,1%), DRC (-36,2%)...
Một số khoản đầu tư của Tundra vào ngành ít chịu ảnh hưởng nhất bởi các lệnh cách ly, giãn cách xã hội như FPT Corp cũng chịu tác động tiêu cực bởi biến động thị trường.
Một diễn biến đáng chú ý trong tháng 3 là Tundra đã hạ tỷ trọng nắm giữ đối với nhóm tài chính và vật liệu xây dựng. So sánh với thời điểm đầu tháng 3, tỷ trọng ngành tài chính giảm từ 23% xuống 19%, tỷ trọng tiền mặt tăng từ mức 2% lên 6%.
Trong khi đó, tỷ trọng các khoản đầu tư ngành năng lượng tăng từ 4% lên 5%. ây có lẽ là biện pháp "tự vệ" của Tundra khi nhắm vào ngành tiện ích.
Tundra nhận định, Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế khác tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh. Việt Nam đã phải áp dụng lệnh cách ly xã hội, mọi hành khách quốc tế bị cấm nhập cảnh, các chuyến bay nội địa bị gián đoạn...
Ngành chịu tổn thương nặng nhất giữa bão Covid-19 là thương mại và du lịch, nhất là khi có những đối tác lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc lao đao vì dịch bệnh.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 rơi xuống mức thấp nhất trong ít nhất 6 năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5%, so với mức tăng trung bình 10,1% trong 3 năm qua. FDI đăng ký giảm 20%, xuống còn 8,6 tỷ USD, trong khi FDI giải ngân giảm 6%, còn 3,8 tỷ USD.
Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam ở mức 3,82%, chậm nhất kể từ năm 2011. ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam xuống còn 4,8%, so với mức 6,9% trước đó. Ngân hàng này để ngỏ khả năng tiếp tục hạ mức dự báo nếu kinh tế không được khôi phục.
Tundra có công ty mẹ tại Thuỵ iển, chủ yếu hoạt động tại các thị trường có tiềm năng được MSCI nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. ây là quỹ đầu tư chủ động đầu tiên thuộc khối Bắc Âu tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lam Phong
Dự báo giá vàng ngày 9/8/2020: Giá vàng trong nước thu hẹp chênh lệch Giá vàng trong nước mở cửa sáng nay vẫn trong xu hướng tăng, nhưng đã thu hẹp giữa giá mua vào và bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới gặp những ngưỡng cản mạnh trên đường tới mốc 2.000 USD/ounce. Dự báo Giá vàng thế giới ngày 9/8 Trên thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng...