Túi thuốc điều trị F0 tại nhà đang được cấp phát chậm
Trước tình trạng nhiều F0 tại nhà chưa nhận được túi thuốc điều trị, Sở Y tế yêu cầu các địa phương rà soát, cấp thuốc ngay.
Trong văn bản gửi các địa phương, Trung tâm y tế quận, huyện, ngày 5/9, Sở Y tế cho biết đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc A (thuốc hạ sốt và vitamin) và túi thuốc B (gồm một loại thuốc kháng viêm và một loại thuốc kháng đông). Ngoài ra, Bộ Y tế đã cấp 16.000 túi thuốc C (thuốc kháng virus molnupiravir). Số túi thuốc trên đã phân bổ vượt so với số bệnh nhân F0 do quận, huyện và TP Thủ Đức báo cáo.
Tuy nhiên, kiểm tra hoạt động chăm sóc, quản lý F0 đang cách ly tại nhà và báo cáo số liệu cấp phát các túi thuốc hàng ngày của các trung tâm y tế, cho thấy hiện số lượng các túi thuốc được cấp phát đến F0 tại nhà chậm. Do đó, nhiều F0 bức xúc khi chưa được nhận túi thuốc theo quy định.
Để đảm bảo F0 điều trị tại nhà được tiếp cận túi thuốc điều trị kịp thời, giảm trường hợp chuyển nặng, Sở Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát và cấp phát túi thuốc, “tuyệt đối không để bất kỳ trường hợp thiếu thuốc”.
Trung tâm y tế, trạm y tế chậm triển khai đưa túi thuốc đến cho người bệnh, sẽ bị xử lý.
Nhân viên y tế phường Linh Tây, TP Thủ Đức, thăm khám và phát thuốc cho chị Mỹ Duyên, 28 tuổi, một F0 đang điều trị tại nhà, ngày 3/9. Ảnh: Quỳnh Trần
Video đang HOT
Theo bảng phân bổ túi thuốc của Sở Y tế, hiện đã phân bổ 109.880 túi thuốc A và B, 16.000 túi thuốc C đến các trung tâm y tế. Tính đến ngày 3/9, các trung tâm y tế mới phát 60.729 túi A và B (hơn 55%) và 5.832 túi C (hơn 36%) cho các trạm y tế. Các quận 7, 12, Bình Tân, Gò Vấp có tỷ lệ cấp thuốc cao nhất.
Quận huyện có tỷ lệ cấp phát thuốc từ trung tâm y tế tới trạm y tế thấp, gồm Cần Giờ (4,5% túi A và B, 0% túi C); Nhà Bè (9,3% túi A và B, 15,8% túi C); quận 5 (23,2% túi A và B, 15,4% túi C); Củ Chi (27,6% túi A và B, 11,7% túi C); quận 8 (49,3% túi A và B, 3,5% túi C, trong khi đây là địa phương được phân bổ số túi thuốc nhiều thứ hai của thành phố)…
Ngày 31/8, Sở Y tế đã đề xuất mua thêm 200.000 túi thuốc A và B cho các F0 đang điều trị tại nhà, do số lượng người mắc Covid-19 trong cộng đồng đang gia tăng.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), tính đến ngày 3/9, thành phố có 109.728 F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà. Trong đó có 84.138 trường hợp thực hiện cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và 25.590 trường hợp cách ly sau xuất viện. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 23.819 người.
Liều 'vắc xin tinh thần' quý giá đồng hành cùng người dân vượt qua đại dịch Covid-19
Chương trình "Vắc xin tinh thần" - hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân trong tình hình dịch Covid-19 sẽ giáo dục phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe, tham vấn trị liệu tâm lý, hỗ trợ tái hòa nhập hậu Covid-19.
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Sáng 5.9, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM chính thức khởi động chương trình "Vắc xin tinh thần" - hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân trong tình hình dịch Covid-19. Chương trình dự kiến kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc kéo dài tùy vào tình hình diễn tiến của đại dịch.
Chương trình khai mạc "Vắc xin tinh thần" diễn ra vào sáng 5.9 với sự đồng hành của Sở Y tế, Sở Thông tin - Truyền thông cùng nhiều đơn vị, Bệnh viện dã chiến số 12.... Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Theo đó, chương trình có 3 nhóm nội dung hoạt động chính để thực hiện: Phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần, tham vấn và trị liệu tâm lý, hỗ trợ tái hòa nhập hậu Covid-19.
Với nội dung phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần, chương trình tư vấn khẩn cấp cho người có nguy cơ thấp, có các dấu hiệu lo lắng, căng thẳng, hoang mang nhẹ, chưa đạt mức bệnh lý. Về nội dung tham vấn và trị liệu tâm lý chuyên sâu, chương trình đáp ứng cho người dân có các biểu hiện bệnh lý về lo âu, trầm cảm, nguy cơ tự tử, bị sang chấn vì nhiễm bệnh hoặc mất người thân do Covid-19..., giáo dục và truyền thông các chiến lược nhận thức, cảm xúc ứng phó bằng các hình thức dễ tiếp cận về mặt nghe/nhìn, các chương trình tập huấn trên truyền hình, radio, truyền thông mạng xã hội...
Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ cho người dân tái phục hồi sau khi được can thiệp, giúp họ tìm thấy nguồn lực để tăng trưởng thông qua cung cấp thông tin về việc làm, phát triển bản thân, học tập và lao động, hay các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, của thành phố...
Đại dịch gây tổn thương nhiều mặt
Tại buổi lễ khai mạc, PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: "Đại dịch Covid-19 là gây sang chấn, vừa gây tổn thương cơ thể, vừa gây tổn thương về tinh thần nghiêm trọng. Trong cuộc chiến này, bên cạnh tiêm vắc xin như một giải pháp để phòng ngừa bệnh tật, con người cần có thêm "vắc xin tinh thần" để có hệ miễn dịch toàn diện ứng phó với đại dịch".
Theo PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người dân trong bối cảnh đại dịch và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước sự diễn biến phức tạp và tác động mạnh của đại dịch, cần phải có một chương trình toàn diện, tiếp cận theo hướng ngăn ngừa, can thiệp chữa trị và phục hồi. Đó là lý do ra đời của chương trình "vắc xin tinh thần".
Những người gặp phải bệnh lý nặng sẽ được hỗ trợ tham vấn, trị liệu lâu dài bởi các nhà thực hành của Trung tâm Tham vấn - trị liệu thuộc Khoa Tâm lý học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Các chuyên gia của chương trình cũng sẽ tư vấn cho người dân tại các khu vực cách ly, khu vực đang chữa trị tại các bệnh viện như Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện dã chiến số 12 (P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức) để tư vấn tâm lý cho bệnh nhân đang chữa trị tại đây.
BS CK2 Phạm Đăng Trọng Trường, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 12 cho biết, trong thời gian điều trị Covid-19, bệnh nhân thường mang tâm lý lo sợ, hoảng loạn, cho nên trong những tình huống này, việc giúp cho bệnh nhân hiểu, lấy lại được bình tĩnh cũng như hợp tác với y bác sĩ trong việc điều trị là rất quan trọng.
"Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp bệnh nhân đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng trong quá trình điều trị nhờ tư vấn tâm lý trị liệu sớm, và sau đó bệnh nhân đã hồi phục rất là tốt. Việc hỗ trợ của Bộ môn Tâm lý Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là nhịp cầu rất cần thiết, quan trọng để cùng đội ngũ nhân viên y tế hoàn thành công việc chăm sóc sức khỏe người bệnh Covid-19", BS Trường nhấn mạnh.
Các chuyên gia tâm lý của chương trình sẽ hỗ trợ miễn phí thông qua tổng đài tư vấn tâm lý của chương trình "Vắc xin tinh thần" là: 0987 111 801. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Việc triển khai tư vấn và hỗ trợ khủng hoảng tâm lý thông qua tư vấn trực tiếp cho các cá nhân gửi thông tin qua fanpage của chương trình; tư vấn trực tiếp thông qua cổng thông tin 1022 (Sở Thông tin - Truyền thông). Các chuyên gia tâm lý của chương trình sẽ hỗ trợ miễn phí thông qua tổng đài tư vấn tâm lý của chương trình "Vắc xin tinh thần" là: 0987 111 801.
Sở Y tế TP.HCM ra công văn khẩn về chăm sóc và quản lý F0 trên địa bàn Sở Y tế TP.HCM cho biết vẫn còn một số phường, xã, thị trấn chưa thực hiện đúng hướng dẫn chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà. Sáng 4-9, Sở Y tế TP.HCM cho biết nơi đây vừa ban hành công văn khẩn liên quan chăm sóc và quản lý F0 trên địa bàn. Công văn được gửi Ban Chỉ đạo...