Túi khí có tác dụng trong những trường hợp va chạm nào?
Đối với xe ô tô thường được hỗ trợ những tính năng an toàn dành cho xe và cả cho người lái, trong đó túi khí là một trong những thiết bị an toàn khi người lái va chạm quá mạnh.
Túi khí trên xe ô tô là gì?
Túi khí ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe khỏi các chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp va chạm xảy ra. Túi khí ô tô là thiết bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính mình. Va chạm dù là chính diện hay bên hông đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế.
Tất cả những cảm biến này đều kết nối tới bộ điều khiển túi khí ACU – bộ não đặc biệt của hệ thống cấu tạo túi khí ô tô. Khi nhận ra thời điểm triển khai hoạt động của túi khí là hợp lý, ACU bắt đầu kích hoạt việc bơm phồng các túi khí.
Túi khí ô tô là thiết bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần
Khi hệ thống khí nén dùng để làm căng phồng túi khí có vẻ không hiệu quả như mong đợi, các kĩ sư đã nghĩ ra việc thiết kế hệ thống làm phồng túi khí dựa trên nguyên tắc làm việc của tên lửa đẩy. Mỗi túi khí kết hợp với một “thiết bị phóng” do hệ thống điện tử điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt, bộ điều khiển sẽ làm cháy các hợp chất hóa học trên. Việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học chuyển hoá hợp chất này thành khí Natri, Hydro và Oxy lấp đầy phần túi khí nylon.
Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ buộc túi khí bung ra khỏi vô lăng hay các vị trí lắp đặt khác với vận tốc 320 km/h. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian 0,04 giây. Tốc độ này còn nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người.
Khi nào túi khí có tác dụng?
Đâm vào tường cố định : Nếu xe đâm vào tường cố định ở tốc độ khoảng 25 km/h trở lên thì túi khí sẽ kích hoạt. Lúc này, theo quán tính người trên xe sẽ lao về phía trước; khi đó, dây an toàn giữ thân người ở lại và túi khí bung sẽ giúp phần trên cơ thể không lao về phía kính lái. Các túi khí phía trước bảo vệ người lái và hành khách trong xe khi có va chạm trực diện với một bức tường cứng và dày ở tốc độ xe bằng hay lớn hơn 20-30km/h. Các túi khí cũng có thể được kích hoạt khi có các va chạm mạnh phía trước hay bên trái, bên phải với góc va chạm trong khoảng 300 . Túi khí không được thiết kế để bung ra trong các vụ va chạm trực diện tương đối nhẹ bởi vì dây an toàn và các thiết bị an toàn trong xe đã đảm bảo đủ an toàn cho người lái và hành khách trong xe.
Video đang HOT
Nếu xe đâm vào tường cố định ở tốc độ khoảng 25 km/h trở lên thì túi khí sẽ kích hoạt
Đâm vào cột điện, gốc cây : là những tình huống hay gặp trong thực tế, nhưng đây lại là trường hợp xác suất bung túi khí thấp. Nếu vị trí đâm gần tâm khung chịu lực của xe thì lúc đó lực đã được hấp thụ nên không đủ làm túi khí kích hoạt. Nhưng nếu xe của bạn bị rơi xuống một hố sâu hoặc bị va chạm mạnh vào các chướng ngại vật như vỉa hè cao hay gờ giảm tốc cao, lúc này gia tốc của xe thay đổi đột ngột có thể dẫn đến việc kích hoạt túi khí.
Xe bị đâm từ sau : Lúc này, quán tính không khiến thân người lao về phía trước, vì vậy lúc này túi khí không có tác dụng. Do đó, túi khí sẽ không kích hoạt, trừ khi có va chạm với vật cản phía trước như trường hợp 1 và 2.
Khi xe lộn vòng : Khi xe lộn vòng, dây an toàn và bộ khung xe mới là hai thứ quan trọng bảo vệ hành khách; các túi khí phía trước không có tác dụng và hiếm khi bung. Nhưng túi khí vẫn có thể nổ nếu xe va chạm với các vật cản khác như trong các trường hợp trên.
Với các trường hợp va chạm sau túi khí trước sẽ không có tác dụng: va chạm nhẹ từ phía trước, va chạm từ phía sau và bên hông hoặc xe lăn tròn. Nếu túi khí được kích hoạt trong các tình huống này thì người lái và hành khách sẽ bị tổn thương do hoạt động của túi khí, mặt khác, người lái và hành khách còn gặp nguy hiểm nếu có va chạm mạnh xảy ra liền kề.
Những tính năng an toàn cần quan tâm khi mua ôtô mới
Ngày nay với tốc độ phát triển của ngành kỹ thuật ôtô, các tính năng an toàn ngày càng nhiều chi tiết để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Túi khí
Tính năng quan trọng đầu tiên cần nhắc đến là túi khí. Khi xe xảy ra va chạm mạnh, túi khí sẽ được bung ra. Túi khí là chi tiết đảm bảo cho người sử dụng xe hạn chế được thương tổn.
Túi khí phía trước giúp cho người lái xe và hành khách ở cạnh ghế lái không bị va đạp vào các chi tiết trên xe. Túi khí ở hai bên sườn xe giúp hạn chế va đập của người sử dụng vào hai bên thành xe, giảm bớt chấn thương.
Đây là tính năng được thiết kế ngay từ ban đầu, không thể thêm vào như những tính năng an toàn khác. Ảnh: Việt Nguyễn
Đối với xe ôtô thông thường trang bị 2 túi khí ở phía trước. Ngày nay những xe có nhiều cải tiến, ngoài túi khí cho ghế lái và ghế phụ thì ghế hành khách cũng được trang bị. Số lượng túi khí được trang bị từ 4 đến 7 túi khí tùy theo từng thiết kế của xe.
Camera lùi
Camera lùi được trang bị giúp lái xe có tầm quan sát tốt hơn khi lùi xe ở những địa hình không thuận lợi, gara chật hẹp. Camera lùi hiệu quả hơn so với gương chiếu hậu vì bao quát được góc nhìn phía sau đuôi xe, góc chết mà gương chiếu hậu không soi tới được.
Camera lùi giúp giữ an toàn cho những người hay xe xung quanh khu vực lùi xe, mở rộng tầm quan sát cho người lái xe. Ảnh: Bình Long
Cảm biến cảnh báo va chạm
Với một số mẫu xe cao cấp được trang bị hệ thống cảm biến cảnh báo va chạm hay bên và đuôi xe. Cảm biến sẽ bắt đầu phát ra tiếng kêu khi khoảng cách với những chướng ngại vật hay vật cản xung quanh xe gần khoảng 500m để cảnh báo người lái xe.
Tính năng này đối với một số người là rất tốt nhưng đối với một số người thì nó mang lại cảm giác phiền phức. Ảnh: AFP
Thiết bị đôi khi gây rắc rối cho người sử dụng nếu đi vào khu vực kẹt xe, đông phương tiện qua lại, những âm thanh từ cảm biến làm người sử dụng khó chịu khi cứ liên tục kêu. Cảm biến cảnh báo va chạm trên một số mẫu xe cũng phát tín hiệu nhấp nháp trên gương chiếu hậu, cảnh báo cho lái xe biết có vật cản đang tiến đến gần ở phía bên trái hoặc phải.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP
Hầu hết các mẫu xe cao cấp đều được trang bị tính năng cân bằng điện tử cho xe. Hệ thống giúp xe ổn định khi vận hành, phanh xe gấp, vào cua...
Hệ thống bao gồm hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống ASR với vai trò chống hiện tượng trượt quay các bánh xe. Giúp cho ngưới lái xe kiểm soát, tối ưa hóa độ an toàn khi di chuyển, kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Dây đai an toàn
Ngoài ra, dây đai an toàn cũng là chi tiết người mua xe cần quan tâm. Nhiều người nghĩ dây đai an toàn là chi tiết nhỏ cả về kích thước lẫn giá trị. Và hầu hết bất cứ một chiếc xe ô tô của hãng nào cũng được trang bị. Dù vậy, nhưng đây cũng là tính năng cần được ghi nhớ không chỉ khi lựa chọn mua xe mà cả việc phải nhớ lên xe cài dây an toàn mới được vận hành xe.
Vì là chi tiết nhỏ nên nhiều người quên đi rằng nếu không có dây an toàn, khi xảy ra va chạm bạn sẽ bị quán tính lôi đi và gây chấn thương nặng vì túi khi chưa kịp mở. Ảnh: Nguyễn Phong
Khi xảy ra va chạm nếu thắt dây an toàn, người sử dụng sẽ được cố định vào ghế, trong khoảng thời gian này túi khí mới có thể phát huy tác dụng.
Khi mua xe, cần nghiên cứu tìm hiểu từng mẫu xe có cùng tầm giá muốn chọn mua xem có đáp ứng đủ các tính năng an toàn bạn muốn sở hữu hay không. Hoặc những mẫu xe bạn ưng ý nhưng chưa có đủ tính năng an toàn bạn muốn có thì có thể cân nhắc đến phương án thêm hoặc bớt các tính năng này.
Những ngộ nhận của tài xế Việt về túi khí Nhiều tài xế thắc mắc vì sao xe đâm bẹp đầu mà túi khí không bung hay tranh cãi không dứt về việc không thắt dây an toàn thì túi khí không bung. Túi khí là bộ phận nằm trong hệ thống an toàn thụ động của xe, tức giảm thiểu rủi ro cho người trên xe khi xảy ra tai nạn. Bên...