Tủi hờn
Nhìn mặt mẹ chồng khó chịu vì biết tin ngày mai bố mẹ mình lên thăm, lòng Tuyền thấy thật xót xa. Cô biết thái độ đó là vì bà khinh nhà cô nghèo túng.
Cả họ nhà Tuyền ở quê ai cũng bảo số Tuyền may mắn, chẳng những lấy được người chồng yêu thương mà còn giàu có, nhà lại tận Thủ đô. Con gái trong họ ai cũng mang Tuyền ra mà so sánh, ao ước. Chẳng ai biết rằng, làm dâu nơi xứ người trong căn nhà sang trọng ấy Tuyền đã bao lần khóc thầm vì tủi hổ.
Cũng vì ngăn cản không thành mà ngày hai gia đình gặp gỡ, bà Miên – mẹ Hưng cứ nhấp nhổm chẳng dám ngồi xuống ghế nhà Tuyền vì sợ cái bẩn của ngôi nhà đặc chât nông dân, quê mùa. Mẹ Tuyền trông thây, vội lấy cái khăn trắng tinh, lau cho bà thông gia ngồi. Nhìn cảnh tượng đó, Tuyền thấy bị xúc phạm ghê ghớm.
Thực ra bố mẹ Tuyền cũng chẳng phải thấy Hưng con giàu mà ham hố. Ông bà sinh con ra, cái ao ước lớn nhất là con mình được hạnh phúc. Nay thấy con được chàng trai hiền lành, tử tế yêu thương thì thôi cũng đành nhẫn nhục mà chiều lòng người ta cho con mình về đó dễ bề sinh sống. Ông bà đâu muôn lợi dụng giàu sang của con rê mà phải khom lưng, quỳ gôi! Vì con gái, bô mẹ Tuyên đã phải nuôt tủi hờn vào trong. Nhưng bà Miên thì khác. Bà luôn nghĩ, môt đứa con gái nhà quê, vớ được chông giàu khác nào chuôt sa chĩnh gạo. Có lạy lục cũng là chuyên thường, bà có quyên được “vênh” với nhà thông gia và cô con dâu nghèo kiêt xác đó.
Thấy gia đình vợ thiếu thốn, trước ngày cưới, Hưng đưa cho Tuyền chút tiền sắm sửa đồ đạc, Tuyền từ chối nhưng Hưng môt mực dúi tiền vào tay vợ: “Vợ chồng còn so đo, khách sáo làm gì”. Bà Miên không rõ ngọn ngành, biết chuyện, càng thấy cô con dâu đúng là cái gai: “Biết ngay mà, chưa gì đã giở trò đào mỏ”.
Những ngày đầu về làm dâu, môt điêu, hai điêu bà gọi “chị”, xưng “tôi” mỗi. Dù Hưng có nói mãi bà vân không suy suyên. Hê có chuyên gì, bà Miên cũng bắt đâu bằng câu: “Ôi dào, cái thói nhà quê thì lạ gì, đã hiểu biết kém lại toàn tham tiền”. Môi lân như vây, Tuyên chỉ biêt cúi mặt cô ngăn không cho nước mắt lăn xuông. Mọi việc trong nhà bà Miên có ý như dò xét, chỉ sợ con dâu dấm dúi “lây đô nhà này gửi về cho ông bà già ở quê”. Hàng xóm có khen con dâu tốt, ngoan ngoãn thì bà Miên chép miệng: “Nó vê nhà tôi sướng, gào lên còn chẳng kịp. Thân nó sướng đã đành, giờ cả bố mẹ, anh chị em nhà nó cũng được nhờ. Còn nói được gì mà chả ngoan…”.
Video đang HOT
Từ ngày Tuyền đi lấy chồng tới nay đã hơn hai năm nhưng chưa bao giờ bố mẹ Tuyền dám tới thăm con. Phân vì thì đường xá xa xôi nhưng quan trọng hơn là vì ngại bà thông gia. Nân ná mãi, cho tới khi Tuyền sinh con được đầy tháng, hai ông bà mới quyêt định thăm con môt chuyên. Thê nhưng vừa nghe con trai thông báo, bà Miên tỏ vẻ khó chịu ra mặt.
Đêm đó nằm, Tuyền đắn đo mãi, cô định điện thoại nhắc mẹ mình một chút về thói quen của gia đình để bố mẹ không vô tình làm họ phật ý. Nhưng cô lại sợ bố mẹ tủi thân, nghĩ con mình mới lên thành phố mà bố mẹ đến nó đã phải dặn dò tỉ mỉ, coi bố mẹ như người không biết gì nên cô lại thôi. Sáng hôm sau, bà Miên đánh rửa sạch sẽ hai đôi dép cũ rồi để ra cửa. Bà nói sợ bố mẹ Tuyền đi dép từ quê lên đầy bùn đất không lau nhà được.
Bố mẹ Tuyền khệ nệ mang lên từ quê một bao gạo nếp với hai con gà. Mẹ Tuyền đon đả: “Chẳng có gì làm quà, có chút gạo nếp ngon của nhà trồng được với hai con gà mái tơ, vợ chồng tôi mang lên biếu bà với hai cháu”. Bà Miên chẳng thèm ngó quà, mắt nhìn đi chỗ khác, nói lời ráo hoảnh: “Ông bà mang lên làm gì cho vất vả, trên này có thiếu gì đâu mà phải lặn lội mang vác. Thôi, ông bà ngồi chơi, tôi lên phòng có chút việc”.
Giờ chỉ còn có bố mẹ với Tuyền. Cô thực sự chỉ muốn gục đầu vào lòng mẹ mà khóc nức nở. Khóc vì thương thay cho cái số “may mắn” được làm dâu cửa nhà giàu. Cô thương mình thì ít mà xót xa cho bố mẹ thì nhiều.
Buổi trưa hôm đó một bữa cơm thân mật diễn ra, Hưng hào hứng gắp hết món nọ món kia mời bố mẹ vợ. Bà Miên thì không ngớt lời giới thiệu: “Cái này là đặc sản đấy, ở quê chắc không có đâu nhỉ, ông bà ăn cho biết”. Miếng ăn nghẹn đắng trong cổ họng mà bố mẹ Tuyền vẫn phải gượng cười.
Lúc bô mẹ Tuyên ra vê, Bà Miên ngó nghiêng như giám sát, bà chỉ sợ con dâu sẽ giấu giếm gì đó đưa cho bố mẹ. Tiễn mẹ ra tới cửa, Tuyền chỉ chực khóc. Bà nắm lấy tay con nói nhỏ: “Con ở lại nhớ giữ gìn sức khỏe, sống cho phải đạo. Chẳng biết bao giờ bố mẹ mới lên thăm con được nữa. Gắng sống tốt, vì chồng vì con, con ạ”.
Bà quay vội đi sợ con nhìn thấy những giọt nước mắt. Nhìn dáng bố mẹ khuất dần sống mũi Tuyền cay cay và nơi đầu lưỡi chát đắng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ lười... tắm
Ra đường Thùy xinh đẹp vì vẻ bề ngoài được phủ lên bằng công nghệ make up, quần áo thời trang, nước hoa. Chứ ở nhà... nhiều lúc, Tuân còn không muốn gần gũi vợ, vì vợ... lười tắm.
Cuối tuần, Tuân rủ rê Thùy: "Ngày mai, vợ chồng mình đi tắm hơi!Giải tỏa stress tí vợ nhỉ!". Ngay lập tức Thùy chống chế: "Ôi giời! Anh stress thì cứ đi tắm đi. Em không stress nên thôi, em tắm ở nhà cũng được chồng yêu ạ!".
Nghe vợ nói mà Tuân xẹp lép cả hứng thú. Chả là Tuân muốn nhắc khéo vợ... chứ Tuân đi một mình hay tắm ở đâu cũng không quan trọng gì. Mà vợ anh bảo tắm ở nhà thế chứ chả biết liệu nàng có tắm không.
Thùy xinh xắn, có học thức. Sự chỉn chu mỗi lần hẹn hò toát ra từ phía cô tạo cho Tuân một sự tin tưởng. Anh tin rằng cô sẽ đảm đang, biết chăm lo cho gia đình, nhất là khi anh là một kỹ sư xây dựng và công việc thường xuyên phải xa nhà. Thế nhưng chính cái cảm giác tưởng như đinh đóng cột ấy đã đánh lừa anh. Học thức, xinh xắn, vẻ bề ngoài chỉn chu ấy không phải bao giờ cũng đảm bảo đó là một con người gọn gàng, sạch sẽ.
Tuân là dân xây dựng, vốn ăn đời ở kiếp với cái mác "phong trần". Nói thẳng ra là bụi bặm và bừa bãi. Vậy mà lấy Thùy, anh thấy mình chới với, vỡ mộng, thấy mình vẫn còn gọn gàng hơn vợ gấp nghìn lần. Những tưởng Tuân phải là người bị chỉnh đốn, vậy mà Tuân lại phải đảm nhận cái trách nhiệm nặng nề và đầy khó khăn là đi chỉnh đốn vợ.
Người ngoài nếu cứ căn cứ vào vẻ "sáng láng" của Thùy thì không bao giờ nghĩ rằng cô là người... ăn ở không sạch. Nếu không được mục sở thị căn nhà và bộ dạng của cô khi ở nhà một cách bất thình lình thì có lẽ Tuân có điều tiếng than vãn thì lại bị cho là đi nói xấu vợ.
Sau tuần trăng mật ngọt ngào, Tuân tá hỏa trước sự hồn nhiên một cách hoang dại của vợ. Đồ đạc trong nhà, Thùy vứt mỗi thứ một nơi. Chẳng cái gì có một vị trí cố định cả. Sách đọc đâu vứt luôn đấy. Có lần muốn đọc "Tiếng gọi nơi hoang dã", anh phải tìm nó trong xó bếp, dính đầy dầu mỡ. Miệng anh méo xệch khi nghĩ về cô vợ ham đọc sách mà bừa bãi. Anh không bao giờ có thể nghĩ được 2 tính cách ấy có thể sống chung với nhau trong một con người.
Tất đi xong, Thùy nhét xuống gậm giường hay vứt trên nóc tủ cho đến khi bốc mùi. Quần áo thì cỡ 1 tuần cô giặt một lần, với lý do "cho tiện, đỡ tốn thời gian, đỡ tốn điện". Dao dùng xong, tiện tay cất đi luôn không thèm rửa, để gỉ sắt bám thành tảng.
Ra đường Thùy xinh đẹp vì vẻ bề ngoài được phủ lên bằng công nghệ make up, quần áo thời trang, nước hoa. Chứ ở nhà, nhiều lúc, Tuân còn không muốn gần gũi vợ, vì vợ... lười tắm. Nào có phải thiếu thốn như ngày xưa mà lo không có nước nóng lạnh, sữa tắm, dầu thơm... Nhắc thẳng thì sợ học thức cao, dễ tự ái rồi lại làm tổn thương nhau. Nhắc khéo thì cô viện lý lẽ rằng "tắm nhiều hại da, người ta cả đời tắm có 2 lần có sao đâu!". Quần áo luộm thuộm, người có mùi, đầu tóc bết lại... Nhìn vợ, nghe vợ lý giải mà anh lắc đầu ngao ngán. Đó cùng là lý do chẳng bao giờ anh muốn mời bạn về nhà, vì có ai muốn "vạch áo cho người xem lưng". Thôi thì cứ để người ta ngưỡng mộ"ông Tuân có cô vợ xinh đẹp, lại biết cách ăn mặc, bà vợ nhà tôi đúng là chỉ có xách dép".
Tuân không biết sẽ tiếp tục cuộc sống này được bao lâu nữa. Có lẽ anh cần nói chuyện thẳng thắn với Thùy. Anh không muốn con gái mình sau này cũng... lười tắm như vợ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nếu ngày mai "Nếu ngày mai mình không còn nhau chắc em cũng không biết phải thế nào, những tháng năm gần anh em đã quen cảm giác yên bình... ... Và nếu ngày mai mình không còn nhau biết phải làm sao để quen cuộc sống mới, một cuộc sống không có bóng hình anh bên mình chở che em trong những lúc buồn vui......