Tủi hổ khi nghe mẹ chồng liên tục đay nghiến “ăn cơm trước kẻng”
Tôi biết bố mẹ nào cũng yêu thương con cái. Nhưng nếu giờ tôi ép mẹ chồng thì sau này tôi còn khốn khổ hơn. Bởi vậy tôi chấp nhận sinh con xong mới cưới.
Tôi và anh đã có một tình yêu nồng nàn, hạnh phúc. Cả hai đứa đầu xác định sống bên nhau trọn đời nên chuyện vượt rào cũng không còn ngại ngần gì nữa. Nhưng hiện tại chúng tôi chưa thể kết hôn. Vì cả hai đứa vẫn còn chưa có thu nhập ổn định. Nhiều khi vẫn phải xin tiền bố mẹ để tiêu vặt. Cả hai đứa động viên nhau cố gắng kiếm tiền để lo cho gia đình nhỏ.
Tôi phát hiện mình có bầu khi cái thai được 3 tháng. Tôi không để ý lắm vì thỉnh thoảng tôi vẫn bị trễ kinh nguyệt. Tôi bất ngờ khi hai đứa cẩn thận mà vẫn dính bầu. Anh nghe tôi báo tin thì hốt hoảng. Thu nhập không ổn định, hai đứa vẫn còn trẻ. Mẹ chồng thì hơi bảo thủ không chấp nhận chuyện con dâucó bầu trước khi cưới.
Tôi và anh cùng đến cầu xin mẹ. Hứa đủ điều thì mẹ anh mới đồng ý chấp nhận con dâu. Nhưng phải sau khi sinh con xong chúng tôi mới được cưới. Mừng mừng tủi tủi, hai đứa ôm nhau khóc. Biết mẹ chồng khó tính nên anh cũng động viên tôi nhiều hơn.
Tôi cầu xin mẹ anh chấp nhận chuyện chúng tôi mang bầu trước khi cưới.
Đi làm về, anh chạy ngay sang với hai mẹ con. Khoảng thời gian mang bầu tôi vẫn ở nhà bố mẹ đẻ. Bố mẹ thương con lắm, cũng muốn sang nói khó với mẹ chồng cho cưới ngay nhưng tôi ngăn cản bố mẹ lại. Nhiều lúc bố giận, bố quát tôi: “Con với chả cái, người lớn nói chuyện với nhau cứ ngăn cản. Sau này khổ đâu thì tự chịu”. Tôi biết, bố mẹ thương con nhưng tôi sợ nếu bây giờ bắt ép mẹ chồng thì sau này có khi tôi còn khổ hơn. Vậy nên tôi chấp nhận sinh con xong mới cướI.
Video đang HOT
Những ngày ốm nghén, mệt mỏi tôi cũng không dám kêu than. Biết tôi đang mang bầu nhưng chưa một lần nào mẹ chồng sang hỏi thăm. Ngày tôi đi đẻ, mẹ chỉ đến nhìn mặt cháu rồi đi về. Không có một lời động viên thăm hỏi tôi.
Sinh con được một tháng thì tôi và anh cưới. Hôm đó, tôi ôm đứa con đỏ hỏn lên xe hoa về nhà chồng. Bà con họ hàng thì đùa vui: “Nhất nhà bác T rồi, được cả trâu lẫn nghé nhé”. Vậy nhưng mẹ chồng đáp lại khiến tôi chạnh lòng: “Ôi dào! Biết có chắc là nghé nhà mình hay không?”. Tôi bỗng thấy đau lòng, cổ họng nghèn nghẹn khi nghe mẹ nói như vậy. Mẹ không tin đó là cháu ruột của bà.
Mới đẻ con được một tháng nhưng tôi vẫn còn yếu lắm. Tổ chức xong hôn lễ thì tôi bị ốm liệt giường. Đang cho con bú nên bác sĩ dặn không được uống thuốc. Con không theo ai, cứ khóc đòi mẹ. Việc chăm nom nhà cửa tôi chỉ biết trông chờ vào mẹ. Nhưng mẹ đâu có để cho tôi yên, mẹ không nói bóng nói gió thì cũng chì chiết ra tận mặt: “Con dâu gì mà lười chẩy thây, lại còn giả vờ ốm yếu để bà già này phục vụ. Sao số tôi khổ thế này”.
Biết mẹ không vừa lòng với mình, nên tôi cũng không dám to tiếng với mẹ. Chồng tôi thì đi làm tối ngày mới về. Những chuyện xảy ra trong nhà anh không hề biết. Một tháng trời ốm yếu là những chuỗi ngày dài nước mắt. Tôi thèm nghe một lời ngọt ngào từ mẹ nhưng có mơ cũng không được. Đúng làmối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có cố gắng cũng không cải thiện được. Tôi nhắm mắt làm ngơ trước sự đay nghiệt của mẹ chồng.
Về làm dâu mẹ rồi nhưng ngày nào mẹ cũng ca thán nặng nhẹ.
Có những lần mẹ đẻ gọi điện hỏi về quan hệ mẹ chồng nàng dâu, nhưng tôi chẳng dám nói. Mẹ không muốn con gái chịu thiệt. Nếu biết mẹ chồng đối xử không tốt, thế nào mẹ cũng lôi tôi về nhà.
Một hôm, con tôi cũng ốm sốt nên cứ khóc suốt. Mẹ chồng thấy khó chịu nên lên phòng tôi căn vặn: “Cô đưa ngay thằng con đi xét nghiệm AND xem có phải là của con trai tôi không? Ngày trước con trai tôi chẳng như thế. Sao cô chỉ có ăn với chăm con mà cũng không nên hồn là sao”. Bỗng dưng tôi cảm thấy rất bực mình vì lời miệt thị của mẹ nên đáp lại: “Mẹ không ưa con và cháu ngay từ đầu thì sao mẹ không ngăn cản. Sao mẹ lại quá đáng như vậy. Dù sao thì đó cũng là cháu ruột của bà”. Mẹ bắt đầu bài ca con dâu hỗn láo, ngang ngược cãi tay đôi với mẹ chồng.
Nói xong, mẹ chồng hằm hằm đi xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận khi đã nhất quyết phải lấy được anh. Tôi cầu xin, cố nhịn cho êm chuyện nhưng mẹ chồng ngày càng quá quắt. Tôi muốn ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ ngay lập tức nhưng tôi lại thương cho chồng. Anh rất yêu hai mẹ con tôi, tôi không thể vì mẹ mà gây áp lực cho chồng được. Tôi có nên chia sẻ với anh những chuyện ở nhà không? Làm sao để mẹ chồng bớt hoạnh họe và chấp nhận tôi bây giờ? Cuộc sống cứ thế kéo dài có lẽ tôi phát điên lên mất.
Theo Him
Khổ sở vì phải... hầu chuyện sếp qua facebook
Nhiều khi nghĩ cũng muốn hủy kết bạn với sếp đi cho đỡ mệt đầu nhưng lại không dám, sợ sếp ghét.
Dân công sở ngại kết bạn với sếp trên Facebook (Ảnh minh họa)
Trưởng phòng của tôi ở cơ quan đã xấp xỉ 50 tuổi, nhưng rất trẻ trung, hiện đại. Thậm chí là nam nhưng sếp còn là một "con nghiện" Facebook đích thực.
Không chỉ post ảnh con cái, ảnh phong cảnh, sếp còn thường xuyên "hóng" chuyện xã hội, hay buông một status hững hờ nào đó để cùng nhân viên bình luận loạn xạ. Nhiều người nghe kể chuyện toàn ao ước có sếp như tôi, rồi lại than thở sếp họ suốt ngày soi mói, rình rập trên face để phạt anh em không tập trung làm việc. Nhưng họ đâu có ngờ có sếp nghiện face cũng khiến nhân viên khổ đủ đường.
Thực tế thì có những hôm Facebook của tôi như bị "bỏ bom" vì sếp hở tí là post ảnh, cập nhật từ chuyện ăn, chuyện quần áo giày dép, gặp ai cho đến khoe độ giàu sang và sành điệu của mình.
Mỗi lần sếp hay vợ sếp post gì lên là nhân viên hì hụi vào like, comment nịnh nọt nhiệt tình, đại loại mấy câu "Đẹp quá, sang quá", "Con sếp quả là thiên tài", "Sếp nói gì cũng chuẩn"... Mấy người trong phòng vẫn thường bảo nhau, không vào nịnh sếp một tí thì khó nghĩ, mà cứ cập nhật nhiều thì cũng hết câu chữ để mà hầu chuyện sếp.
Có những hôm sếp buồn phiền, giận vợ thì anh em cứ gọi là căng mình ra phục vụ sếp trên Facebook cả ngày. Từ bình luận ủng hộ đến nhắn tin động viên.
Với thể loại "văn ngu, chữ dốt" như tôi lại càng khổ. Nặn cả ngày được mấy câu dễ nghe, nguyên nói chuyện ở trên cơ quan với sếp đã đủ mệt rồi đằng này lại còn phải chuyện trò đủ cả sáng trưa chiều tối trên mạng.
Đấy là chưa kể nhân viên nào mà chả có chuyện không vừa ý với sếp. Muốn lên Facebook kêu ca tý lại phải nhịn vì sợ sếp. Cách đây mấy hôm mới nghe tin thằng bạn vì lỡ nói xa nói gần sếp trên mạng mà bị nghỉ việc nghĩ cũng hãi.
Nhiều khi chỉ muốn hủy kết bạn với sếp cho đỡ mệt đầu. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy nguy hiểm quá nên đành thôi, cố gắng hưởng ứng, nịnh nọt sếp trên Facebook vậy!
Theo Việt Cường/Giaothong
Nỗi niềm trai ế mùa cưới! Cứ tưởng chỉ có các nàng ế mới khốn khổ vì mùa cưới gần kề, thật ra những chàng ế cũng đang nhấp nhổm vì mùa cưới vì trăm ngàn lý do. Trung (35 tuổi - kĩ sư công trình) là một trong những trai ế đang trong giai đoạn nhấp nhổm. Sinh ra trong một gia đình bần nông vùng chiêm trũng....