Túi hàng hiệu “ngàn đô” sản xuất tại… làng nghề Hà Nội
Những chiếc túi hàng hiệu lừng danh thế giới như Dior, Hermes, Louis Vuitton… có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn USD đã bị làm nhái hàng ngàn chiếc ở làng nghề Hà Nội.
Lực lượng chức năng thu giữ hàng hiệu giả – Ảnh: Quang Minh
Ngày 22/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46, Công an TP Hà Nội) cho biết vừa khám phá một xưởng sản xuất và kho chứa hàng hóa là các sản phẩm túi xách, ví da nghi giả thương hiệu hạng sang nổi tiếng như: Dior, Hermes, Louis Vuitton.
Trước đó, sáng 20-5, lực lượng chống hàng giả của PC46 phối hợp với Thanh tra Bộ khoa học và Công nghệ, Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh Phong Hạnh, thuộc sở hữu của hai vợ chồng Phạm Hữu Phong (SN 1984) và Phạm Thị Hạnh (SN 1988, đều ở xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Đây là nơi có làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, đồ khảm trai, sản phẩm từ da thuộc…
Tại đây, đã phát hiện, tạm giữ 1.607 túi xách, ví da hàng hiệu mang thương hiệu nổi tiếng như Dior, Hermes, Louis Vuitton. Các loại túi xách này nếu hàng “chính hãng”, có giá từ vài ngàn USD đến vài chục ngàn USD.
Tại thời điểm kiểm tra, đại diện sở hữu công nghiệp của những nhãn hiệu trên khẳng định toàn bộ 1.607 sản phẩm này đều là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Video đang HOT
Tiếp đó, cơ quan công an tiến hành khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất và khoa chứa hàng của Phạm Hữu Phong tại xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, Hà Nội và tiếp tục thu giữ 270 sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng, 460 logo, mặt dây lưng các loại và 12 máy khâu, 1 máy dập giấy dùng sản xuất hàng giả.
Các loại túi giả thương hiệu ngàn đô bị bắt giữ – Ảnh: Quang Minh
Phạm Hữu Phong khai từ năm 2013 đến đầu năm 2015, Phong chủ yếu sản xuất túi xách, ví da không nhãn mác. Tháng 4-2015, nhìn thấy nhu cầu của khách, Phong đã chủ động mua các logo những nhãn hiệu này mang về xưởng sản xuất và đóng các logo trên vào các túi xách, ví da cho xưởng sản xuất để bán cho khách tới mua tại cửa hàng.
Phong đã sản xuất được khoảng 2.000 chiếc túi xách, ví da bán cho khách lẻ.
Hiện, Phòng PC46 đang tiếp tục chỉ đạo đội nghiệp vụ điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ tài liệu để xử lý các đối tượng.
Theo N.Quyết
Người Lao động
Nữ giám đốc buôn lậu được tại ngoại vì đang cho con bú
Phòng PC46 - Công an Hà Nội,Cảnh sát vừa triệt phá vụ vận chuyển sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung có dấu hiệu nhập lậu "trốn thuế".
Ngày 16/4, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Nội, cho biết đơn vị vừa khám phá một vụ buôn lậu lớn dưới hình thức làm giả hồ sơ giấy tờ, khai báo hải quan gian dối nhằm trốn thuế.
Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với Phan Thị Kim Chi (35 tuổi, trú tại 30 A Hoàng Văn Thụ, Phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), là Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ và xuất khẩu Nam Phát (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh), về tội buôn lậu.
Đối tượng Chi được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú vì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của Phan Thị Kim Chi.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, Phan Thị Kim Chi là Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Nam Phát (Công ty Nam Phát, trụ sở chính tại TP.HCM).
Tháng 9/2014, Kim Chi làm thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu lô sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung nhãn hiệu S26, Sunshine, Ensure... được chứa trong một container trọng lượng 12 tấn từ Úc về Việt Nam.
Do hàng hoá là sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung nên Chi cục Hải quan Gia Thuỵ cho tạm thông quan, đề nghị công ty tự bảo quản để chờ lấy mẫu giám định.
Trong lúc chờ lấy mẫu giám định, Công ty Nam Phát đã đưa container hàng về kho nhằm đưa hàng đi tiêu thụ. Khi nhân viên công ty này đang phá kẹp chì để chuyển hàng, Đội phòng ngừa đấu tranh chống buôn lậu (Phòng PC46) đã phát hiện, kiểm tra.
Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện lô hàng trong container gồm 36 loại mặt hàng các loại, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, hồ sơ khai báo hải quan chỉ gồm 7 loại mặt hàng.
Cơ quan CSĐT đã làm rõ, Công ty Nam Phát liên hệ đặt hàng là sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung của Công ty IMEX - Úc, thuê vận chuyển từ Úc về Việt Nam. Sau khi về Việt Nam, Công ty Nam Phát đã làm lại bộ hồ sơ nhập khẩu và kê khai về số lượng mặt hàng, chủng loại mặt hàng nhằm mục đích trốn thuế.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
'Gái gọi' ngàn đô khai bán dâm để... trả nợ 2,6 tỷ cho người tình? Bảo lãnh cho bạn trai vay tiền tỷ, khi anh này vỡ nợ và trốn, cô gái từng có giải trong cuộc thi nhan sắc phải 'bán thân' cho đường dây Hoàng 'Mẫu'. 'Gái gọi' ngàn đô khai bán dâm để... trả nợ cho người tình? Được sự đồng ý của các điều tra viên, PV đã tiếp xúc với H.H.Y, người từng...