Tức nghẹn, khó thở vì uống thuốc… chưa bóc vỏ
Do có thói quen thường uống 1 lúc nhiều viên thuốc, người phụ nữ 39 tuổi đã sơ ý uống nhầm một viên thuốc chưa bóc vỏ.
Sau khi uống thấy tức ngực, nghẹn mắc khó thở, bệnh nhân đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám bệnh.
Bác sĩ Chu Văn Tuân – Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa cho biết: Kíp nội soi và gây mê đã thực hiện thủ thuật lấy dị vật thực quản, gắp ra một viên thuốc còn nguyên vỏ, có các cạnh sắc nhọn.
Sau gắp, bệnh nhân ổn định, được ra viện, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân nên cẩn trọng khi uống thuốc, các cạnh sắc nhọn ở vỏ thuốc có thể làm thủng, rách ống thực quản, rất nguy hiểm. Nếu biết hoặc nghi ngờ nguyên nhân bị hóc, cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị sớm.
Video đang HOT
4 dấu hiệu cảnh báo cơ quan nội tạng suy yếu
Cơ thể như một bộ máy gồm nhiều cơ quan phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu có cơ quan nào đó xuất hiện dấu hiệu bất thường, điều đó cũng có nghĩa rằng sức khoẻ bạn đang gặp vấn đề.
Tim phổi: Mất ngủ kéo dài, khó thở, tức ngực
Ảnh minh họa
Máu từ tĩnh mạch ở tim cần chuyển hoá thành máu ở động mạch thông qua sự tuần hoàn của phổi, sau đó lượng máu này sẽ được đưa tới các cơ quan để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Phổi có khả năng tự bảo vệ rất yếu và kém.
Nếu thường xuyên hút thuốc trong một thời gian dài, hoặc sống lâu trong môi trường khói bụi sẽ làm khói bụi và virut xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp gây tổn thương đến các tế bào phổi. Điều này sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và làm tăng gánh nặng của tim, không có lợi cho sức khoẻ tim mạch .
Lá lách và dạ dày: Các vết sậm màu trên mặt tăng
Mùa hè thời tiết nóng ẩm khiến dạ dày rất dễ bị tổn thương. Thấp khí tích tụ trong dạ dày và lá lách lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng tiêu hoá, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Ngoài ra, trong môi trường nóng ẩm nhiệt độ cao, thực phẩm dễ bị vi khuẩn và virut tấn công làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, nếu sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ mắc bệnh dạ dày cấp tính.
Các triệu chứng chủ yếu gồm có: các vết sậm màu trên mặt tăng, hôi miệng, loét miệng, nổi mụn quanh môi, đắng miệng, ợ nóng, trào ngược dạ dày...
Đường ruột: Đầy hơi, táo bón
Ảnh minh họa
Đường ruột có hai bộ phận chính là ruột non và ruột già. Thức ăn đi từ dạ dày vào ruột non, ruột non thực hiện chức năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Phần thức ăn tồn dư còn lại đi vào ruột già và được giữ lại ở đó khoảng 12-24 tiếng đồng hồ sau đó sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể.
Ăn quá nhiều, dung nạp quá nhiều đường, chất béo... dễ làm giảm nhu động đường tiêu hoá gây khó khăn trong việc tiêu hoá và bài tiết. Khi có quá nhiều chất có hại tích tụ trong đường ruột, chúng sẽ xâm nhập vào máu qua gan làm tăng gánh nặng cho gan, thậm chí gây ra các triệu chứng viêm da.
Gan và túi mật: Gờ nổi lên hoặc lõm xuống trên bề mặt móng tay lồi lõm, suy nhược cơ thể
Ảnh minh họa
Gan đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, nó có thể phân hủy chất béo, rượu và đường, cũng như tổng hợp các protein khác nhau và phá vỡ các mầm bệnh...
Túi mật và gan có quan hệ mật thiết với nhau, các vấn đề về gan và túi mật có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Khi các axit béo, rượu, glucose, cholesterol vào gan và túi mật nếu không được chuyển hóa kịp thời sẽ tích tụ trong cơ thể gây sỏi mật và viêm gan mật mãn tính.
Chụp X quang có thể phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không? Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Vậy làm sao có thể phát hiện được phổi tắc nghẽn mãn tính? Theo các thống kê, COPD là tình trạng chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử...