Dược thiện hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính
Suy tim mạn tính là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể do nhiều nguyên nhân gây nên.
Các triệu chứng thường gồm khó thở, kiệt sức, tức ngực, phù chân… Tình trạng khó thở thường nặng hơn khi gắng sức, khi nằm, và về đêm khi ngủ.Thông thường những người bị suy tim gặp giới hạn về sức vận động, ngay cả khi được chăm sóc tốt.
Suy tim mạn tính là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tim mất khả năng bơm máu hiệu quả.
Trong y học cổ truyền, suy tim thuộc phạm vi các chứng như tâm quý, chinh xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy thũng, ứ huyết, tâm tý… và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc và không dùng thuốc, trong đó việc lựa chọn các món ăn, bài thuốc dự phòng và hỗ trợ điều trị hết sức phong phú. Bạn đọc có thể dùng 1 trong số phương dược sau:
- Gạo tẻ 50g nấu thành cháo, khi sắp được cho thêm 30ml nước dừa, đun sôi vì dạo là được, ăn trong ngày. Cũng có thể uống mỗi ngày 50ml nước dừa. Dùng cho trường hợp suy tim có phù, tiểu ít, khó thở, tim hồi hộp.
- Sinh địa 30g và hoàng kỳ 30g sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho gạo tẻ 50g nấu thành cháo, khi được cho thêm 20g đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày, cách ngày dùng 1 lần. Dùng cho trường hợp suy tim có loạn nhịp tim thuộc thể Khí âm lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng như: hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, miệng khô, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Vị thuốc đẳng sâm trong món ăn thuốc điều trị suy tim.
- Thịt lợn nạc 50g, rửa sạch, thái chỉ, ướp với một chút rượu, xì dầu và bột đao. Dùng dầu đậu nành chao chín làm thịt thái chỉ nở phồng. Lấy đậu hà lan 50g ninh nhừ rồi cho thịt lợn vào đun sôi vài dạo là được, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Dùng cho trường hợp suy tim có khó thở, hồi hộp, tiểu ít.
- Cá chép 250g bỏ mang và nội tạng, rửa sạch, hành củ 6 củ, bí xanh 500g. Tất cả đem nấu chín, chế thêm chút dầu thực vật, xì dầu, không cho muối, chia ăn cả cái lẫn nước 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Dùng cho trường hợp suy tim có phù.
- Ngọc trúc 30g bọc vải, thịt lợn nạc 150g thái miếng, hai thứ đem nấu nhừ, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm 20g đường phèn, ăn nóng cả cái lẫn nước. Cũng có thể dùng ngọc trúc nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho suy tim thuộc thể Âm hư với các biểu hiện người gầy, khó thở, hồi hộp, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, háo khát, thích uống nước mát, vã mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.
- Hồ đào nhục 50g, bổ cốt chỉ 15g, nhân sâm 10, ngũ vị tử 6g, tất cả đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 10g. Dùng cho người bị suy tim thuộc thể Tam thận dương hư với các biểu hiện như Hồi hộp, khó thở, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần mệt mỏi, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch trầm tế nhược. Cũng có thể dùng hồ đào nhục 50g, hạt dẻ 50g, đại táo 15g, gạo tẻ 50g, tất cả đem ninh thành cháo, khi được cho thêm 20g đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Quế chi 12g, xích thược 9g, đào nhân 12g, ích mẫu 30g, hồng hoa 8g, đan sâm 15g, mạch môn 15g, hoàng kỳ 30g, xuyên khung 6g, cam thảo 6g. Tất cả sao khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho bệnh nhân suy tim thuộc thể khí hư huyết ứ với biểu hiện như hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, hai má đỏ, môi lưỡi tím đen, phù, tiểu ít, chất lưỡi tím thâm, mạch không đều.
Video đang HOT
- Chích hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 12g, bạch linh 12g, mạch môn 9g, bạch truật 9g, chích cam thảo 6g, đan sâm 15g, táo nhân 15, viễn chí 4,5g, quế chi 6g và a giao 9g (cắt nhỏ, sắc tan, dùng riêng). Các vị sao khô tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chắt ra hòa nước a giao uống thay trà trong ngày. Dùng cho trường hợp suy tim thuộc thể Khí huyết lưỡng hư với các biểu hiện như sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi vô lực, khó thở, hồi hộp, ăn ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, mạch nhỏ yếu.
- Tim lợn 1 quả, chu sa (tán bột, mua ở các cơ sở được phép kinh doanh), nhân sâm 3g. Tim lợn rửa sạch, bổ đôi, cho hai vị thuốc vào bên trong, khâu kín lại rồi đem hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày, cách ngày 1 quả, sau khi ăn 5 quả thấy bệnh tình chuyển biến tốt thì cách 2 ngày ăn 1 quả, nếu tốt thì 1 tuần ăn 2 quả. Những người có rối loạn lipid và tăng acid uric máu thận trọng khi dùng, tùy theo mức độ mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.
- Đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đương quy 12g, táo nhân 12g, cam thảo 6g, đan sâm 12g, quế chi 5g, long nhãn 15g, đại táo 5 quả xẻ ra bỏ hạt. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho trường hợp suy tim thuộc thể Khí huyết lưỡng hư với các biểu hiện như sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi vô lực, khó thở, hồi hộp, ăn ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, mạch nhỏ yếu.
Thấy dấu hiệu này ở chân, có thể bạn đang gặp nguy hiểm
Suy tim còn gọi là suy tim sung huyết, xảy ra khi cơ tim không bơm máu bình thường.
Sưng phù chân có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất dịch từ bên trong các mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một số bệnh như bệnh động mạch vành, trong đó, động mạch bị thu hẹp hoặc huyết áp cao, dần dần khiến tim quá yếu hoặc quá cứng để bơm máu hiệu quả, theo Mayo Clinic.
Nhiều người chỉ nghĩ rằng khi nào đau ngực mới là đau tim, theo Express.
Nhưng cơn đau tim không phải lúc nào cũng kéo theo các dấu hiệu rõ ràng của đau ngực hoặc vai.
Có một vài dấu hiệu ít được biết đến và bất thường cảnh báo về sự nguy hiểm sắp xảy ra, bao gồm ra máu nướu hoặc sưng phù chân.
Do đó, một dấu hiệu cảnh báo bất thường, ít được biết đến về tình trạng này là phát hiện dấu hằn lõm xuống của vớ trên da sau khi cởi vớ ra, theo Express.
Khi bị sưng phù chân và mắt cá, sẽ thường để lại vết lõm lún xuống trên da sau khi cởi vớ.
Nhận biết sưng phù chân
Giữ nước ở bàn chân và chân được gọi là phù ngoại biên. Phù có thể xuất hiện khi có dấu vớ để lại trên chân và mắt cá chân vào cuối ngày.
Có thể kiểm tra dấu hiệu này bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân hoặc xương ống chân để xem sau khi thả tay ra, da có bị lún hoặc lõm xuống không, theo Express.
Điều này được gọi là hiện tượng ứ đọng nước trong mô liên kết và có thể chỉ ra suy tim xung huyết.
Tại sao sưng phù chân là dấu hiệu của suy tim?
Phù có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất dịch từ bên trong các mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh.
Chân và mắt cá chân là khu vực thường dễ bị phù nhất do ảnh hưởng của trọng lực.
Bác sĩ Carl Orringer, từ Đại học Y Miami Miller (Mỹ), giải thích, phù ngoại biên cũng có thể do nhiều vấn đề, theo Express.
Nhưng đó có thể là một dấu hiệu quan trọng nếu kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác của suy tim.
Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể bao gồm:
Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm
Mệt lả
Sưng phù ở chân, mắt cá và bàn chân
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Giảm khả năng tập thể dục
Ho dai dẳng hoặc khò khè với đờm có màu trắng hoặc hồng
Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm
Sưng trướng bụng
Tăng cân rất nhanh do giữ nước
Chán ăn và buồn nôn
Khó tập trung hoặc giảm sự tỉnh táo
Đột ngột, khó thở nghiêm trọng và ho ra màu hồng, chất nhầy sủi bọt
Đau ngực nếu suy tim là do cơn đau tim gây ra
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đi khám ngay nếu nghi ngờ các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim.
Và cấp cứu ngay lập tức nếu gặp bất kỳ dấu hiệu sau:
Đau ngực
Ngất xỉu hoặc lả người
Nhịp tim nhanh hoặc không đều kèm theo khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu
Đột ngột khó thở nghiêm trọng và ho ra màu hồng, chất nhầy sủi bọt
Đột ngột tăng 2 - 3 kg chỉ trong vài ngày mà không rõ lý do, theo Mayo Clinic.
Mặc dù những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là do suy tim, nhưng cũng có thể do các bệnh về tim và phổi đe dọa tính mạng khác. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy gọi cấp cứu để được giúp đỡ ngay lập tức.
Người phụ nữ ung thư phổi di căn dù chỉ có dấu hiệu khó thở, tức ngực Người phụ nữ được đưa đến bệnh viện sau vài ngày uống thuốc điều trị khó thở, tức ngực. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân tràn dịch ngoài màng tim, có dấu hiệu ung thư biểu mô tuyến của phổi di căn. Ảnh minh họa: Internet Bệnh nhân là bà Trần Thị T. (54 tuổi, ở Phù Ninh - Phú Thọ). Trước đó,...