Tục lệ bảo vệ cá trên khúc sông cấm của người Thái ở biên giới Thanh Hoá
Nếu không phải dịp lễ Tết, bản làng không có khách quý, không ai được phép ra khúc sông cấm đánh cá.
Bản Ngàm (xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn) là một bản người Thái nằm cách trung tâm TP Thanh Hoá hơn 180 km. Đồng bào vùng này có một tục lệ rất đặc biệt để bảo vệ đàn cá tự nhiên sinh sống trên sông Luồng.
Theo các cụ cao niên trong bản, trước nguy cơ các loài thuỷ sản cạn kiệt do nạn đánh bắt bừa bãi, người Thái ở bản Ngàm đã nhóm họp và đi đến thống nhất, “cấm đánh cá trên sông Luồng”. Khúc sông có chiều dài khoảng 3 km được bảo vệ nghiêm ngặt nhiều năm nay bằng lệ làng.
“Kể từ khi có luật tục, người dân bất kể lúc thiếu thốn thực phẩm đến mấy cũng không được phép xâm phạm khúc sông cấm này”, cụ Vi Văn Thâm nói.
Chỉ đến dịp lễ, tết hoặc có khách quý, dân bản Ngàm mới được phép ra sông bắt cá và họ cũng chỉ dùng dụng cụ đánh bắt thô sơ như chài, lưới…
“Các hình thức đánh bắt huỷ diệt như kích điện hay nổ mìn đều bị ngăn cấm”, cụ Lò Văn Sáng nói.
Do được bảo vệ nên đàn cá trên sông Luồng đoạn chạy qua bản Ngàm còn lại rất nhiều, với đủ loại cá trôi, trắm, lăng… Chỉ cần quăng chài vài tiếng, dân bản có thể thu về cả tạ cá để làm cỗ.
Thanh niên trai tráng ở bản Ngàm được người lớn huấn luyện từ khi lên 13-14 tuổi nên rất thạo nghề đánh cá dù nước ở đây chảy khá xiết và nhiều ghềnh đá.
Mỗi khi đi đánh bắt, trai bản Ngàm thường chèo bè mảng đến những vụng nước sâu để săn những con cá lớn.
Sinh sống trong môi trường tự nhiên, ít chịu tác động của con người nên cá trên sông Luồng rất ngon, thịt dai và chắc.
Món cá nướng, chả cá hay cá nộm hoa chuối được coi là đặc sản của đồng bào Thái ở bản Ngàm.
Bản Ngàm có 74 hộ dân sinh sống trên một vùng đất bằng phẳng. Đây là một trong hai bản làng rộng và có vị trí đẹp nhất ở huyện biên giới Quan Sơn. Các cụ cao niên cho hay, bản được thành lập cách đây hàng trăm năm trước. Dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng an ninh ở vùng này rất tốt, ngoài ra môi trường ở bản Ngàm cũng rất sạch sẽ, trong lành.
Người Thái ở bản Ngàm cũng còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt, lao động sản xuất độc đáo. Trong ảnh là một guồng nước được dân bản dựng dưới sông Luồng để đưa nước về nhà, lên đồng ruộng hoặc giã gạo…
Trai tráng bản Ngàm đánh cá trên sông Luồng dịp lễ hội lớn.
Lam Sơn
Theo ngoisao.net
Quảng Ngãi: Trường xuống cấp tiếp tục "gánh" rung chấn nổ mìn
Trường THPT Lý Sơn, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện liên tục chịu đựng rung chấn do nổ mìn thi công cảng biển Bến Đình. Một số dãy phòng học có nguy cơ đổ sập.
Trường THPT Lý Sơn gồm 5 khối nhà, trong đó có 2 dãy nhà 2 tầng gồm 16 lớp (8 lớp/dãy) là nơi học tập của khoảng 640 học sinh ở huyện đảo Lý Sơn. Sau hơn 26 năm đưa vào sử dụng, ngôi trường này đã bắt đầu xuống cấp khá nặng, với nhiều vết nứt ngang dọc khắp nơi trên vách, trần bê tông lớp học. Tại một số vị trí phần sắt bên trong ở tường, trần lớp học lòi cả ra ngoài làm bất cứ ai nhìn thấy cũng rùng mình.
Một vị trí tường của lớp học bị bong tróc.
Tháng 8.2018, đơn vị thi công dự án cảng Bến Đình (cách trường khoảng 413m) đã liên tục nổ mìn phá san hô, gây rung chấn dữ dội, làm những vết nứt ở các dãy phòng học toác rộng và nhiều hơn so với trước. Nghiêm trọng hơn, mảng bê tông từ vết nứt trên tường rơi xuống, gây thương tích cho một học sinh.
Cùng báo cáo cho các cấp thẩm quyền huyện và tỉnh, Ban giám hiệu Trường THPT Lý Sơn đã cho đập bỏ những mảng bê tông bị bong tróc nặng nhưng chưa rơi tại các vị trí nứt, nhằm giảm thiểu gây nguy hiểm tính mạng cho học sinh, giáo viên khi học tập, giảng dạy tại trường,
Trần, cột lòi cả sắt bên trong ra ngoài.
Trưa 21.3, trao đổi với PV Dân Việt, ông Huỳnh Văn Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn cho biết: "Sau sự cố trên, việc nổ mìn được tạm dừng một thời gian. Đến sau Tết vừa rồi, chủ đầu tư bắt đầu cho nổ mìn trở lại để thi công hoàn thành cảng này. Thời gian nổ mìn buổi sáng từ 9 - 11h30; buổi chiều từ 13 - 17h. Mỗi đợt có 5 - 6 tiếng nổ và cách khoảng 30 phút thì nổ 1 đợt".
Theo thầy Long, để tránh gây ảnh hưởng đến học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên, trường đã đề nghị đơn vị thi công cho lùi thời gian nổ mìn sau giờ học. Tuy nhiên đơn vị thi công không đồng ý, lý do đưa ra là tiến độ của dự án này đã bị chậm nên không thể lùi lại được. Trước sự việc trên, Ban giám hiệu Trường THPT Lý Sơn đành tận dụng nhà kho, phòng thí nghiệm... làm thêm 4 phòng học tạm, dồn toàn bộ số học buổi chiều sang buổi sáng.
Những thanh giằng ngang ở tầng trên của dãy lớp học hiện là nguy cơ rớt lớn nhất vì rung chấn.
Điều đáng lo ngại với thực trạng các dãy phòng học xuống cấp nặng như nêu trên, trong khi tần suất nổ mìn dày và liên tục như vậy, dẫn đến nguy cơ hỏng, sập đe dọa đến tính mạng của mấy trăm học sinh, giáo viên.
Vào sáng cùng ngày, ông Lê Văn Ninh - Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: "Chúng tôi sẽ cho các bộ phận chuyên môn địa phương kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ thực trạng của trường. Trên cơ sở này sẽ chỉ đạo, nếu vượt quá thẩm quyền sẽ đề xuất cho cấp, ngành của tỉnh Quảng Ngãi có hướng xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ học sinh, giáo viên của trường".
Một cột chống sắp hỏng ở tầng trên của dãy lớp được trường cho cắt bỏ xuống, vì lo ngại rơi gây thương tích cho học sinh.
Để đảm bảo việc học, giảm ảnh hưởng do nổ mìn, trường tận dụng nhà kho làm lớp học.
Được biết, dự án cảng Bến Đình (nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) được khởi công vào tháng 11.2016, do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư với tổng vốn 200 tỷ đồng. Dự án gồm các hạng mục: Bến cập tàu dài 87m, cầu dẫn dài 153m, kè bảo vệ bờ, diện tích khu lấn biển rộng 4,8ha, khu vực cảng rộng 3,1ha; nhà ga rộng 1.000m2, nhà làm việc rộng 250m2.
Trong quá trình xây dựng vào thời điểm gần giữa tháng 10.2018, đơn vị thi công thực hiện nổ mìn phá san hô liên tục trong giờ học đã gây rung chấn dữ dội, làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập của Trường THPT Lý Sơn. Nghiêm trọng hơn, vào ngày 22.10.2018, việc nổ mìn đã gây rung chấn mạnh làm vỡ, đổ mảng bê tông của lớp học khiến một học sinh của trường này bị chấn thương.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Vừa học vừa "run" trong ngôi trường xuống cấp nghiêm trọng Sau 26 năm đưa vào sử dụng, 16 phòng học của trường THPT Lý Sơn (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã xuống cấp nghiêm trọng. Tường nứt, bê tông bong ra từng mảng lớn rơi xuống đã làm một học sinh bị thương. Trường THPT Lý Sơn (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) xuống cấp nghiêm trọng Trường THPT Lý Sơn (huyện...