Tức giận cũng đừng nói ly hôn
Bạn từng nói với người bạn đời của mình câu nào đó để rồi hối hận và tự nhủ: “Thực ra, tôi không hề có ý đó, chỉ là lúc đấy…”? Nếu điều đó đã xảy ra, thậm chí là lặp đi lặp lại nhiều lần, rất có thể bạn đang trên đà giết chết cuộc hôn nhân của mình.
Người ta thường có câu: “Gậy và đá có thể gây thương tích nhưng chính lời nói mới tạo ra sự tổn thương kinh khủng nhất”. Thật vậy, lời nói tưởng như vô hại nhưng lại có thể phá vỡ cuộc hôn nhân cả bạn, vì vậy, hãy “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ ý nghĩ của mình một cách khéo léo trước sai lầm của người bạn đời mà không sợ họ cảm thấy bị chê bai, khinh bỉ, mỉa mai… Cách nói có thể khiến cho người đó thậm chí còn thấy sai lầm của họ đang được bao dung, tha thứ và động viên thay đổi.
Vì một cuộc hôn nhân bền vững, hãy để ý từ lời ăn tiếng nói của chính bạn:
Không bao giờ nói với vợ: “Em lại tăng cân đấy à?”
Khi họ tăng cân, bản thân họ ý thức điều đó hơn ai hết và không cần đến bạn phải nhắc nhở. Thay vì chú ý tới trọng lượng của cô ấy, đưa ra một vài câu nói gây mặc cảm, hãy bắt đầu bằng những gợi ý cho bữa ăn với những món đồ có lợi cho việc giảm cân của cô ấy. Hoặc lên kế hoạch cùng vợ đi bộ, tập thể dục. Việc làm tế nhị này sẽ giúp người bạn đời không cảm thấy tủi thân vì bị chê mai mà có động lực hơn để giữ gìn vóc dáng.
Video đang HOT
Vì một cuộc hôn nhân bền vững, hãy để ý từ lời ăn tiếng nói của chính bạn (Ảnh minh họa)
Không nói: “Em luôn luôn thế” hoặc “Anh chẳng bao giờ…”
Khi bạn không hài lòng về một chuyện, một vấn đề bạn thường có thói quen cáo buộc mọi sai sót của họ bằng những câu quy chụp kiểu: “Em luôn luôn làm mọi thứ phức tạp lên”, “Anh không bao giờ làm cái gì đó giúp tôi cả”… Điều đó chắc chắn sẽ khiến đối phương vô cùng ức chế. Rõ ràng không ai xấu hoàn toàn nhưng khi bạn không hài lòng, bạn thường cho rằng tất cả mọi thứ người đó làm đều như vậy. dấy là một sai lầm.
Nên nhớ, đừng bao giờ quy chụp tất cả sai lầm chỉ vì một chuyện. Nếu muốn nói, hãy tặng cho người bạn đời của mình những câu tổng kết kiểu như: “Em luôn biết cách làm anh mỉm cười”. Còn lại, khi người đó làm sai chuyện gì, hãy chỉ nói về chuyện đó thôi.
Không nói bất cứ điều gì đó thiếu tôn trọng
Chỉ một lời nói thiếu tôn trọng có thể ngay lập tức gây tổn thương sâu sắc tới người nghe. Và dù sau đó bạn có nói bao nhiêu lời xin lỗi đi chăng nữa người đó cũng khó mà quên được sự xúc phạm ấy. Lời nói thiếu tôn trọng còn được hiểu là cần phải phải giữ một thái độ, giọng điệu tích cực khi giao tiếp, trò chuyện hay tranh luận. Thái độ, ngữ điệu của bạn có hàm ý khinh thường, thiếu tôn trọng cũng khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm. Vì vậy hãy cẩn thận trong lời nói và cách nói của bạn.
Không bao giờ nói ly dị!
Hai từ “ly dị” nên loại khỏi bộ nhớ, khỏi từ điển của bạn. Đừng bao giờ tùy tiện lôi nó ra như một thứ vũ khí để đe dọa hay một giải pháp để giải quyết biện pháp tình thế. Sẽ không bao giờ có được sự gắn bó khăng khít trong hôn nhân nếu như hai từ ly hôn cứ liên tục được lôi ra để nói với nhau. Không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo cả, chỉ cần hai người hiểu được điều đó và luôn loại bỏ suy nghĩ sẽ ly hôn thì bạn sẽ giữ được cuộc hôn nhân của mình.
Theo Khám phá
Bi kịch của anh chồng bị vợ coi như "cái bóng" trong nhà
Thật sự tôi là người rất coi trọng gia đình và thương con nhưng vợ tôi lại là phụ nữ coi thường chồng. Nhiều lúc nghĩ nếu chỉ có mình tôi thì tôi bỏ luôn đi cho rồi, nhưng tôi luôn nhìn con tôi mà cố gắng nhường nhịn.
Hỏi:
Tôi làm ở một cơ quan nghiên cứu với vị trí là Nghiên cứu viên với mức lương cũng đều đặn như mọi người, thỉnh thoảng có đi công tác vài ngày. Còn vợ tôi thì làm ở phòng đối ngoại ở một công ty lớn với mức lương cao gấp 5 lần tôi, ngoài ra cô ấy còn làm thêm nên thu nhập rất khá.
Nhưng cô ấy ngày càng tỏ ra coi thường chồng, khi tôi bày tỏ ý kiến gì cô ấy cũng thường gạt đi không nghe. Thật sự tôi là người rất coi trọng gia đình và thương con, nhiều lúc nghĩ nếu chỉ có mình tôi thì tôi bỏ luôn đi cho rồi, nhưng tôi luôn nhìn con tôi mà cố gắng nhường nhịn. Có hôm cãi nhau cô ấy còn bảo tôi: "Có thách anh cũng không dám ly dị vì bây giờ bỏ tôi ra cũng chả biết sống làm sao vì quen ăn sung mặc sướng rồi". Tôi đã nói với vợ tôi dù vợ chồng như thế nào cũng đừng bao giờ nói đến chuyện chia tay trước mặt con, nhưng cô ấy rất hay nói câu đó mỗi khi khó chịu với tôi. Tệ hơn nữa, cô ấy dạy con rất buồn cười, đứa nào cô ấy cũng đưa cho một chiếc điện thoại xịn và một cái ipad cho tụi nó ngồi chơi game hay xem phim cả tối. Tôi có giục con cái học thì cô ấy bảo con là đừng có học theo bố không sau này lại nghèo rớt mùng tơi.
Nhiều lúc cô ấy cứ nửa đùa nửa thật như vậy, khi tôi tỏ thái độ khó chịu thì cô ấy lại bảo chỉ đùa vậy thôi, nhưng nếu có nhu cầu làm giàu thì cứ làm. Thật sự tôi làm ngày 8 tiếng ở viện rồi làm gì còn thời gian kiếm tiền bên ngoài nữa. Dạo này cô ấy còn đang ngoại tình với một người khác, anh ta đang làm giám đốc một công ty, nhưng lại có thái độ rất thách thức vì biết tôi không ly dị cô ấy do thương con. Cô ấy coi tôi như cái bóng trong nhà. Tôi rất buồn, ở cơ quan thì bị đồng nghiệp trêu là bị vợ cắm sừng, ở nhà thì các con chỉ nghe lời mẹ không quan tâm đến bố. Tôi nên làm sao?
Tôi không biết nên làm sao khi vợ tôi luôn coi thường tôi (ảnh minh họa)
Chị Tâm An trả lời:
Anh thân mến!
Rất lấy làm tiếc khi anh là người đàn ông biết yêu thương gia đình nhưng mọi người lại không có ý định gắn kết mà muốn làm tan rã nó. Lúc này mong anh hãy tỉnh táo suy xét mọi vấn đề để chủ động đưa ra các quyết định cho bản thân.
Nghe anh nói thì tôi thấy có vẻ vợ anh không yêu anh lắm, việc cô ấy gắn kết với anh có lẽ phần lớn vì đã cưới và có con với anh chứ không hẳn vì cô ấy còn yêu anh và muốn ở bên anh thực sự. Nhưng cho dù thế nào thì thái độ coi thường chồng và thách thức của cô ấy cũng là điều khó chấp nhận, nó thể hiện sự thiếu tôn trọng và hạ thấp nhân cách của anh. Và một điều nữa, nếu anh thường chọn cách im lặng hoặc phản ứng yếu ớt sẽ không làm cho cô ấy hiểu được vấn đề này.
Cho dù anh đi làm với mức lương không được cao bằng cô ấy, nhưng anh vẫn là người độc lập về kinh tế và không sống phụ thuộc. Mỗi người sẽ phù hợp với một vị trí công việc nào đó, có người làm hành chính văn phòng, cũng có người phù hợp làm kinh doanh hay lao động chân tay, và công việc nào cũng đều đáng được trân trọng. Nhưng ở đây vợ anh thường đặt vật chất và tiền lên trên cao nên cô ấy không tôn trọng anh là vì thế anh cũng nên thẳng thắn nói chuyện để cô ấy hiểu rằng anh cần được tôn trọng như thế nào.
Tất nhiên là mọi biện pháp anh nên làm khi cô ấy còn muốn gia đình, còn nếu cô ấy muốn tạo cớ để ly hôn với anh thì anh cũng nên cân nhắc vấn đề này thật kỹ để tự mình quyết định cho cuộc hôn nhân này anh nhé!
Theo Chitaman/Afamily
Em đã suýt ngã vào vòng tay người khác Anh thân yêu, chắc anh chẳng thể ngờ được khi em nói rằng em đã suýt nữa thì bị những lời nói ngọt ngào, có cánh của người đàn ông khác làm em ngã gục. Em được tiếng hiền lành, lúc nào cũng lụi cụi chăm sóc gia đình, tan việc cơ quan là chạy như bay về nhà cơm cháo. Em biết...