Tức Dụp từ huyền thoại đến sự thật
Từ truyền thuyết
Theo truyện kể dân gian, thuở sơ khai trời đất, các tiên nữ thường xuống đỉnh Cô Tô dạo chơi, trêu đùa… khi đã nhàm chán thú tiêu dao, các nàng tiên cùng nhau thi ném đá từ trên núi xuống, đến khi thấm mệt thì một dãy đồi nhỏ cũng hiện trong bóng mờ của màn đêm, dưới chân đồi bỗng trào lên một dòng nước trong vắt tuôn chảy…
Qua hàng trăm triệu năm sau, người dân tìm đến khai hoang mở đất. Mùa hạn, cái nóng ở đây khiến người ta phải nhụt chí vì thiếu nước uống. Trong giấc ngủ thiếp đi, tiếng suối róc rách như vang vọng bên tai và giật mình tỉnh giấc.
Những thướt phim chiến sĩ ta chiến đấu bảo vệ mạch nước ngầm.
Vui mừng về điều này, người dân sống trong vùng đốt đuốc, cùng nhau phá đá, khơi dòng cho con suối ngầm chảy ra. Và mọi người đã đặt tên ngọn đồi có dòng suối chảy qua này mang tên Tuk Chup, theo tiếng Khmer có nghĩa là nước chảy trong đêm, về sau đọc trại ra là Tức Dụp.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, đồi Tức Dụp trở thành căn cứ cách mạng vững chắc, nơi đóng quân của Tỉnh ủy An Giang, Huyện ủy Tri Tôn cùng các lực lượng vũ trang khác. Khi Mỹ đem quân đánh vào Tức Dụp, chúng ngăn chặn tất cả đường tiếp tế thực phẩm và nước uống cho các chiến sĩ ta. Nhờ thông thạo địa hình, các chiến sĩ nhanh chóng tìm ra mạch nước ngầm trong hang để ăn uống, sinh hoạt. Biết được đây là nguồn nước sinh tồn của quân ta, bọn giặc đã dùng bom, đạn, phi pháo tìm cách đánh phá, hòng cắt đứt con đường sống.
Nhưng chính nơi đây, cũng là một trong những vùng “tử địa” khủng khiếp nhất mà chúng đã nếm thất bại. Nhờ vậy, quân ta đã giành chiến thắng trong trận đánh 128 ngày đêm, bảo vệ khu căn cứ và đưa tên tuổi của Tức Dụp vang danh khắp các châu lục.
Đến sự thật được gõ cửa
Video đang HOT
Năm 1996, Tức Dụp được UBND tỉnh An Giang giao cho Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (khi ấy là DNNN) để khai thác dịch vụ. Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ nguồn nước thiêng vẫn an yên sâu thẳm dưới lớp đất phủ dày, không ai tìm ra, tưởng chừng chỉ còn là giai thoại. Trong một chuyến khảo sát, tình cờ có dịp gặp lại người chiến sĩ cách mạng năm xưa, ông Nguyễn Hữu Khánh (tự Út Vũ) – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Thăm lại chiến trường xưa, ông bồi hồi xúc động kể lại trận đánh 128 ngày đêm oanh liệt của quân ta và cả những câu chuyện đầy khó khăn về quá trình khai thông “long mạch” Thất Sơn.
Cầu kiều bắc ngang hang động chứa mạch nước ngầm.
Lãnh đạo công ty du lịch này đã cùng các nhà địa chất bắt tay vào khảo sát, nghiên cứu. Chỉ trong vòng 3 ngày, họ đã tìm ra hang động có dòng nước mát được dâng lên từ trong lòng núi là có thật 100%. Đây quả là một kho báu quý giá mà mẹ thiên nhiên đã tác tạo cho ngọn đồi 2 triệu đô.
Theo chú Út Vũ, cho dù Tức Dụp hứng chịu bao nhiêu lửa đạn, chất độc hóa học rải xuống, nhưng dòng nước ấy lúc nào cũng trong vắt và chưa bao giờ vơi cạn. Nhờ vậy, các chiến sĩ cách mạng được duy trì sự sống, kiên cường bám trụ địa bàn chiến đấu đến ngày đất nước cất cao khúc khải hoàn ca.
Ông Hoàng Văn Thiện – Giám đốc Khu du lịch Tức Dụp cho biết: “Sau những ngày rong ruổi trên các triền đồi, chúng tôi đã khám phá ra hang động huyền bí này. Càng đi sâu vào trong, mới phát hiện nơi đây ẩn chứa một vẻ đẹp cực kỳ cuốn hút, với những kỷ vật do chiến tranh để lại, nhiều bộ xương động vật hóa thạch, len lỏi bên phiến đá là một dòng suối mát chảy róc rách và có hàng trăm chú cá bơi lội, sinh sống…”
Cảnh sắc lung linh dưới chân đồi Tức Dụp.
Ngoài ra, hang động còn chứa cả một hệ thống thạch nhũ lung linh, nhiều màu sắc như: Trắng trong suốt của thạch anh; Xanh ngọc, màu vàng của khoáng chất sắt; Bạc lấp lánh tựa như đá quý của khoáng silicats. Trong đó có những cột nhũ đá cao tới 30m, những viên đá to như những quả trứng khổng lồ. Để du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ nơi đây, đồng thời hiểu hơn sự nhiệm màu mảnh của đất kiên cường. Sắp tới, đơn vị sẽ mở rộng khai thác du lịch thám hiểm tại hang động này.
Vùng đất lạ giữa màn sương
Toàn cảnh hồ Tà Đùng nhìn từ Freedom Green Village. |
Chúng tôi tìm đến Freedom Green Village ở Tà Đùng thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk Glong của tỉnh Đăk Nông, còn gọi ngắn gọn là Làng, vào một sớm tinh mơ. Qua chiếc cổng nhỏ, xuyên qua vườn cà phê trồng xen vài cây ăn trái khác là đến nhà hàng - mà tôi thích gọi là nhà chung vì mọi thứ ở khu vực này đều là của chung - nằm ở cuối đường.
Dì Nga hướng dẫn chúng tôi sắp xếp đồ đạc, giới thiệu các khu vực tại nhà chung và cả bữa sáng. Dì là người chuẩn bị tất cả các bữa ăn, thức uống cho những ai đặt chân đến đây. Sáng hôm đó, chúng tôi được mời xôi đậu phộng với muối mè và khoai lang luộc. Ngoài ra còn có trà, cà phê, cam và một vài loại trái cây được dì lấy từ vườn. "Mọi thứ, khi cần các em cứ tự phục vụ và trả lại đúng vị trí", anh Thành, người phụ trách dẫn khách từ xa đến Làng, dặn dò như vậy rồi tự đi pha cho mình một ly cà phê. Theo sau anh, chúng tôi tự pha cà phê cho mình và ngồi ngắm hồ Tà Đùng từ trên cao.
Vùng đất như cổ tích
6g00 sáng. "Con hít thở đi!", dì Nga lên tiếng. Giữa màn sương chưa kịp tan và không gian rộng lớn đang trải ra trước mắt, tôi nhớ đã từng được nghe: một biện pháp cực kỳ đơn giản giúp cho tinh thần chúng ta luôn được thư giãn và khỏe mạnh, già trẻ, lớn bé ai cũng có thể làm được và đặc biệt là không tốn một đồng nào cả. Đó là hít thở! Vậy thì, không có lý do gì để chần chừ cho những nhẹ tênh ở đây chảy vào người mình. Hít thở rồi lắng nghe mọi sự xung quanh, đó là tiếng gió hát, tiếng nói chuyện và cả tiếng lòng mình bỗng trở nên thật êm dịu.
Ngày trước, khu vực này là thung lũng, hồ nước cũng có sẵn nhưng chỉ là dạng hồ nhỏ dưới chân đồi. Đến khi xây dựng hồ thủy điện Đồng Nai 3, khu vực này được ngăn lại làm nơi giữ nước cho sinh hoạt và trồng trọt. Cả vùng bỗng biến thành một vịnh Hạ Long trên cao nguyên!
Theo lời anh Thành, anh Hùng và chị Thương - chủ nhân của Làng - đã tìm đến vùng cao nguyên này để làm nông trại thuận nhiên. Anh kể, Hùng quê ở Nam Định, nhưng sinh ra, lớn lên và kinh doanh du lịch ở Phú Quốc. Một năm trước, Hùng đi tìm nơi thích hợp để làm nông trại thuận nhiên vì muốn con cái được sống gần với thiên nhiên hơn, đảm bảo an toàn trong việc ăn uống và sinh hoạt hơn. Và Hùng đã chọn nơi này. Làng ra đời từ đó!
Làng xây dựng theo mô hình framstay tự cung, tự cấp, sống cùng với thiên nhiên và lan tỏa câu chuyện "Nông nghiệp thuận tự nhiên, một đời không hóa chất" của gia đình anh Hùng - chị Thương. Nhiều người đến đây chỉ để nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi và cũng có nhiều bạn trẻ đến để làm tình nguyện viên, học cách làm nông trại, trở thành nông dân hoặc chỉ để thực hành lối sống trở về với thiên nhiên, từ chối các sản phẩm hóa học, đồ nhựa và thức ăn không rõ nguồn gốc.
Quyển sổ nhỏ ở khu vực chung mà chúng tôi cùng nhau đọc có nhiều người đã viết về những cảm xúc đầu tiên khi đến một nơi đặc biệt như Làng. Giống như một dạng nhật ký chung, trong đó có nhiều sự chia sẻ, cảm thông và cả những ghi nhận về mọi trải nghiệm thú vị ở Làng của khách.
Ngoài khu nhà chung, Làng có 5 bungalow và một vài điểm có thể cắm trại cho những ai có sẵn lều. Tất cả đều có hướng nhìn về phía hồ Tà Đùng, hướng nhìn đẹp nhất của Làng.
Một ngày ở Làng
10g30, anh Thành gọi chúng tôi ra vườn rau. Chỉ là một khu đất nhỏ thôi nhưng có đến hơn 30 loại rau, thảo mộc được trồng theo phương thức tự dưỡng, nghĩa là không phải mất nhiều thời gian để chăm bón, cắt tỉa mà chỉ cần hiểu nguyên tắc phối hợp để các loài cây tự tương hỗ nhau mà lớn, mà tồn tại.
|
Thành quả sau buổi thu hoạch rau ở Làng. |
Chúng tôi thu hoạch rau và sau đó cùng phụ dì Nga chuẩn bị bữa trưa cho mọi người hiện có trong Làng. Trong bữa cơm, mọi người tự giới thiệu mình và nói về lý do đến làng cũng như những dự định cho hoạt động trong mấy ngày lưu lại Làng của mình.
15g30, chị Hà - một tình nguyện viên tại Làng - chuẩn bị xong nguyên liệu cho nồi nước thơm của nhà chung. Đây là đặc sản của làng. Trong không khí lành lạnh của những ngày sang đông, không gì bằng được tắm nước thơm nấu bằng các loại thảo mộc trong vườn. Mỗi người tự lấy một cái ấm bằng nhôm để lấy nước thơm từ nồi to để tắm. Sau khi tắm xong thì trả ấm lại cho người khác. Nồi nước cứ được thêm vào liên tục. Sau mỗi lần thêm nước, thêm thảo mộc, mọi người sẽ canh lửa cho nước sôi lên trong khoảng 10 phút trước khi mọi người lại lấy nước tắm...
Bữa ăn tối bắt đầu lúc 18g00. Chúng tôi vô cùng thích thú với món gà luộc và canh rau tập tàng đa dạng đủ loại rau. Dì Nga cho biết toàn bộ thức ăn ở đây đều là sản vật địa phương. Gà là do anh Thành nuôi. Cá mua của người đồng bào bắt ở hồ. Rau trồng tự dưỡng ở vườn. Gạo là do anh Hùng trồng ở Fram Quảng Khê... Có lẽ lâu lắm rồi, chúng tôi mới lại được chia sẻ một bữa cơm đặc biệt như thế.
Ngày thứ hai, mọi người đã quen với việc chia sẻ không gian chung và cả những vật dụng quanh đây. Chúng tôi, mỗi người chọn một góc, chia nhau vài củ khoai, hít thở và ngắm mặt hồ xanh ngát. Tôi nghe thoảng trong gió mùi hương hoa. Anh Thành nói đến tháng 3 cà phê mới vào mùa nở hoa nên việc hoa cà phê phủ trắng cả vườn mùa này làm tôi thấy mình may mắn. Ở đây, ngay đến hoa cà phê cũng là một đặc sản!
*
Không chỉ là không gian kỳ diệu của lòng hồ trên cao nguyên, không chỉ là hoa cà phê hay nước thơm mỗi chiều, đến Làng là một sự trải nghiệm mà những đứa quen sống ở phố thị như chúng tôi vô cùng lạ lẫm và thú vị. Dù lỡ hẹn với vài chuyến khám phá quanh hồ nhưng với tôi, đó lại là lý do chính đáng để quay trở lại...
"Bật mí" 4 cung đường du lịch mùa đông chỉ nhắc đến thôi cũng phải xuýt xoa vì quá đẹp! Đối với những người đam mê xê dịch, họ sẽ làm gì để mùa đông trở nên ấm áp hơn? Đừng quên tham khảo và lưu lại cho mình những cung đường khám phá mùa đông "cực cool" ở ngay tại Việt Nam nhé! Rong ruổi qua những mùa hoa Đông Tây Bắc Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa đông là các...