Tục cưới hỏi kì lạ trên thế giới
Đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chiếc áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch của cô dâu. Và theo họ, thêm càng nhiều phù dâu, phù rể sẽ càng dễ đánh lừa các vị thần ác khiến họ khó hại được cô dâu, chú rể.
Cô dâu Ai Cập cổ được đeo nhẫn cưới vào ngón thứ ba trên bàn tay trái và một vòng băng cưới truyền thống trên người, vì họ tin rằng vòng tròn là biểu tượng của sự bất diệt. Bánh cưới mang ý nghĩa của sự tốt đẹp và khả năng sinh sản. Chút vụn bánh rắc trên đầu cô dâu để chắc chắn một cuộc sống đầy đủ.
Thổ dân Equateur – Brazil sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái. Theo tập tục cưới hỏi, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm: sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng và chàng trai được quyền “treo cao giá ngọc” như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc… Nếu không đủ lễ vật để đáp ứng, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ ở vậy suốt đời.
Còn ở vùng Pay Basque thuộc Tây Ban Nha thì chỉ tổ chức lễ cưới khi có một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Họ tin rằng linh hồn cá voi có quyền lực giúp cho đời sống của mọi người được hạnh phúc hơn. Điều lạ là cá voi chết khó mà đoán trước nên có năm chẳng có đám cưới nào, nhưng có năm có đến hơn hai mươi đám cưới được tổ chức cùng một lúc. Và cô dâu, chú rể chỉ được gần gũi nhau khi đã chôn cất xác cá voi tử tế.
Tại đảo Kyushu, Nhật Bản, tục cưới được các chàng trai tỏ rõ bằng hành động dũng cảm, gan dạ: Một mình trên chiếc thuyền vật lộn với sóng gió và bắt nhiều tôm cá sẽ được đàng gái gật đầu bằng lòng. Số tôm cá bắt được sẽ dành thiết đãi hai họ. Đặc biệt, các sinh vật nghêu, sò, tôm, cua… được dùng làm lễ ra mắt thần biển.
Tại quần đảo Acores thuộc Bồ Đào Nha, tục lệ cưới có sắc thái huyền bí. Những đêm trăng sáng, đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện thần ngư. Nếu tín hiệu là một con cá chim bay vút lên, hoặc một cơn sóng thần ập đến: họ đã được sự đồng ý của thần ngư. Và trước khi động phòng, đôi vợ chồng mới cưới phải làm một mâm cỗ tạ ơn biển cả, thần ngư.
Có lẽ, chẳng nơi nào tục lệ cưới hỏi lại đơn giản như ở đảo Bahamas ngoài khơi San Salvadore: Tự do lựa chọn ăn ở và chẳng chịu sự ràng buộc nào giữa hai bên. Mùa xuân đến, các cô nàng lên rừng hái nấm và đây là dịp để các chàng trai đi theo và tán tỉnh.
Video đang HOT
Khi đã tìm được người hợp ý, điểm hẹn sẽ là một hốc đá kín đáo hay bên một dòng suối đầy cây lá che kín. Sau buổi tâm tình, cô gái sẽ được mẹ dẫn về nhà chồng. Người mẹ sẽ trở về cùng một ít tiền và lương thực coi như là sự đền đáp công ơn của chàng rể.
Như một loài hoa, các cuộc tình này thường chóng tàn. Khi chia tay, cô nàng lại trở về nhà mẹ đẻ, còn chàng trai sẽ làm lại “lịch sử” mới. Tuy nhiên, khi cô gái tái giá thì phải để con lại cho bà ngoại nuôi trước khi lên thuyền sang bến mới…
Theo Datviet
Quý hóa quá, một lời cảm ơn sau đám cưới!
Ngạc nhiên và xúc động, đó là cảm nhận của tôi khi nhận được tin nhắn của Hải sau đám cưới của cậu ấy.
Bạn đã bao giờ nhận được lời cảm ơn sau khi mình gửi tiền mừng cưới họ? Trong 32 năm cuộc đời, hôm qua là ngày đầu tiên tôi nhận được. Không thể diễn tả được cảm xúc của mình: Ngạc nhiên, xúc động và thấy thật đáng giá.
Chúng tôi học cùng cấp ba, không phải là thân thiết, nhưng cũng hay liên lạc, đi cà phê, trà đá mỗi lần hội bạn cùng lớp trên Hà Nội tụ họp. Đám cưới bạn ấy tổ chức ở quê, do bận việc không về được nên tôi đành gửi tiền mừng qua một người bạn khác. Hôm đám cưới Hải, tôi cũng có gọi điện chúc mừng và Hải cũng đã có lời cảm ơn.
Thật không ngờ, ba ngày sau, tôi nhận được một tin nhắn của Hải với lời cảm ơn vô cùng ý nghĩa: "Vợ chồng mình đã nhận được quà của bạn. Cảm ơn Thủy rất nhiều".
Nói chuyện với bạn bè, tôi được biết, ngoài việc nhắn tin cảm ơn đến những người không tham dự được đám cưới của mình, nhưng có gửi tiền mừng, Hải còn gửi một lời cảm ơn chung tới tất cả mọi người trên facebook.
Một người bạn thân của Hải cho biết, khi thấy cậu ấy ngồi nhắn tin cảm ơn từng người, mình đã bảo là không cần thiết. Người ta mừng mình, đến khi mình mừng lại, cứ nhắn tin cảm ơn từng người thì biết đến bao giờ.
Không đồng tính với ý kiến của cậu ấy, Hải bảo: Người ta mừng mình là vì họ quý mình, là tấm lòng thành của họ, mình phải cảm ơn. Họ cưới, mình đi lại chỉ là chuyện "trả nợ" trong cuộc đời mà thôi. Những người đến tham dự đám cưới, mình đã cảm ơn khi chúc rượu, còn những người không có mặt chưa thể cảm ơn được thì bây giờ có thời gian, mình phải làm.
Sẽ có nhiều người cho hành động của Hải là quá thừa thải, không cần thiết nhưng với tôi, đó là một hành động vô cùng cao đẹp, rất đáng trân trọng. Bởi khi nhận được tin nhắn cảm ơn của cậu ấy, tôi rất vui, rất cảm động. Thấy được rằng, khi bóc phong bì của mình, cái bạn ấy nhận được không chỉ là tiền, mà còn cả tình cảm, lời chúc phúc mà chúng tôi dành cho bạn.
Sẽ có nhiều người cho hành động của Hải là quá thừa thải, không cần thiết nhưng với tôi, đó là một hành động vô cùng cao đẹp, rất đáng trân trọng. (ảnh minh họa)
Từ tin nhắn của Hải, tôi ngồi ngẫm lại và nhớ ra, khi kết hôn, tôi cũng chưa làm được điều mà cậu ấy làm. Hồi đó, tôi cũng chỉ mang ít bánh kẹo lên cảm ơn các đồng nghiệp ở Công ty thôi, còn với những người không tham dự đám cưới của mình, tôi không hề có lời cảm ơn tới họ.
Có lẽ, không chỉ có tôi mà phần lớn những người đã từng kết hôn đều không làm được điều mà Hải đã làm. Trong suy nghĩ của chúng ta, lời cảm ơn là không cần thiết, mà không biết rằng, chỉ một lời cảm ơn sẽ khiến bản thân mình cũng như người nhận vui hơn, trân trọng nhau hơn.
Từ tin nhắn của Hải khiến tôi liên tưởng đến một vấn đề to lớn hơn, đó là việc nói "cảm ơn" đang bị chúng ta dần quên lãng, đặc biệt là giới trẻ.
Đi siêu thị, hay vào các cửa hàng, được các chú bảo vệ dắt xe hộ, nhưng chẳng có mấy người nói được lời cảm ơn, vì cho rằng đó là trách nhiệm của bảo vệ. Đi đường, quên gạt chân chống, được nhắc nhở nhưng cũng không có ý cảm ơn đối phương. Rồi cũng có không ít người, khi hỏi thăm đường cũng không cảm ơn người chỉ lấy một câu... Còn rất nhiều trường hợp khác nữa, người Việt Nam hầu như đang quên đi cách phải sử dụng cụm từ này.
Đặc biệt, trong giới trẻ, thay vì lời cảm ơn thì họ lại thích dùng từ "thanh kiu". Muốn nói cảm ơn, nhưng họ lại ngại ngùng, thay vào đó là "thanh kiu", có khi là "thanh kiu vinamiu". Vẫn cùng một ngụ ý muốn cảm ơn, nhưng nếu nghe được từ cảm ơn thuần việt, người được cảm ơn sẽ thấy vui hơn và đáng giá hơn nhiều. Nói "thanh kiu", hay "thanh kiu vinamiu" chỉ cảm thấy sáo rỗng, không thành tâm.
Chúng ta không biết rằng, giúp đỡ ai đó và nhận được lời cảm ơn từ họ sẽ khiến mình vô cùng vui vẻ. Những ai đã từng giúp một cụ bà qua đường nhận được lời cảm ơn; giúp một người ngã xe đứng dậy nhận được lời cảm ơn; bế con hộ chị hàng xóm khi chị đang bận việc nhận được lời cảm ơn ... Tuy chỉ là những việc vô cùng nhỏ bé, nhưng nếu nhận lại được lời sự cảm ơn, trân trọng của họ, bản thân sẽ thấy vô cùng vui vẻ và thật đáng giá. Thấy điều mình làm thật có ích.
Bạn cứ tượng tưởng xem, đang ở trên xe buýt đông người, mình đứng dậy nhường ghế cho một chị mang thai. Chị ấy ngồi xuống không nói một lời, coi việc mình nhường ghế là điều tất nhiên thì bạn sẽ cảm thấy thế nào, lần sau bạn còn muốn nhường ghế nữa không?
Có khi giúp đỡ người khác và không hề mong báo đáp, nhưng nếu nhận được một lời cảm ơn chân thành, bạn sẽ thấy việc mình làm thật có ý nghĩa và muốn phát huy.
Trong khi, lời cảm ơn, xin lỗi vốn là lời nói đầu môi của người phương Tây trong giao tiếp, thì người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ngày nay lại rất ít dùng. Nhiều người cho đó là "khách sáo", không cần thiết mà không biết rằng, nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì lời cảm ơn sẽ phát huy tác dụng và có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Nó cũng góp phần làm cho con người chúng ta hiện đại hơn, văn minh hơn, lịch sự hơn...
Theo VNE
Phụ nữ ở vùng nào Trung Quốc 'rẻ nhất'? Với các nam thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi kết hôn, chi phí để "rước" cô dâu về nhà ngày càng trở thành vấn đề gây đau đầu. Một cô dâu Trung Quốc đeo đầy vàng trong lễ cưới của mình. "Không có tiền là không có gì" Mới đây trên internet đã lan truyền kết quả của một cuộc khảo sát...