Tục chôn người chết giữa vườn ở miền Tây
Không giống như nông thôn miền Bắc, ở vùng sông nước miền Tây, mộ được chôn trong vườn nhà, rất gần với nhà ở chính.
Mê Kông là một trong những dòng sông mà mẹ thiên nhiên rộng tay ưu ái, được coi là dòng sông trù phú vào bậc nhất thế giới. Và dòng sông Tiền là một trong chín nhánh của sông Mê Kông chảy qua Việt Nam để đổ ra biển.
Sau những ngày bận rộn, tôi quyết định dừng tất cả, tự thưởng cho mình một chuyến về miền Tây sông nước. Đi bằng thuyền máy trên dòng sông Tiền chừng 15 phút chúng tôi đã đặt chân tới cù lao Lân của tỉnh Tiền Giang. Nghe tiếng nước của dòng sông Tiền vỗ vào rặng dừa nước oàm oạp khiến một người con của miền Bắc như tôi không khỏi lạ lẫm xen lẫn thú vị.
Bốn cù lao chụm lại bên dòng sông Tiền được các cụ ngày xưa khéo đặt tên thành bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng nhưng to nhất là cù lao Lân còn được gọi là cù lao Thới Sơn. Thới Sơn đang sở hữu bốn cái “nhất”: Tuổi đời cao nhất, diện tích lớn nhất, cũng được coi là đẹp và hài hòa nhất trong “tứ linh”. Trong “tứ linh”, chỉ có cồn Thới Sơn và cồn Phụng là có đặc sản đờn ca tài tử. Người em út trong “tứ linh” là cồn Quy, mới được khai phá từ những năm 60 của thế kỷ XX, vẫn còn dấu vết hoang sơ.
Đi dọc theo con đường nho nhỏ của cồn Lân trước mắt tôi là miên man cây ăn trái xanh mướt. Cây um tùm che kín cả đường đi, xòa những cành nhãn nặng trĩu qủa qua mé đường. Thỉnh thoảng mới bắt gặp một ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa vườn cây trái sum suê. Ở đây người dân không xây tường cao có dây thép gai chằng chịt ở bên trên như ngoài Bắc. Có lẽ đất đai rộng rãi, không như ngoài Bắc đất đai chật hẹp mỗi tấc đất là một tấc vàng nên người ta có thể đánh nhau, kiện nhau ra tòa chỉ vì một khoanh đất nhỏ bé vài gang tay.
Video đang HOT
Đến nơi đây tôi đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không giống với ngoài Bắc, mộ chôn người chết thường ở xa khu dân cư và được quy vào một khu gọi là nghĩa trang. Ở đây tôi được mục sở thị nhiều ngôi mộ to chôn trong vườn nhà, rất gần với nhà ở chính. Bàn thờ của nhiều nhà cũng được đặt ở ngoài vườn.
Một ngôi mộ trong vườn nhà ở tỉnh Tiền Giang
Biết tôi là người Hà Nội, anh hướng dẫn viên vui vẻ chỉ vào những mộ phần ấy rồi nói: “Chị thấy khác ngoài Bắc hả? Ở đây người dân thường chôn người thân trong vườn nhà. Họ làm như vậy là để những người quá cố luôn được nhìn thấy cảnh con cháu sinh hoạt, được gần gũi người thân. Vả lại, ở đây đất rộng, người ta chôn cất như vậy cũng không tốn bao nhiêu diện tích. Họ cũng không sợ hồn ma của người chết luẩn quẩn quanh ngôi mộ, bởi với họ, ma là người thân thì không làm hại người trong nhà”.
Qua tìm hiểu được biết ở các vùng quê đa phần người dân chôn người chết trong vườn nhà còn ở thị trấn, ít đất hơn nên nhiều nhà đành phải chôn ở nghĩa trang. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà, dù ở thị trấn, thị xã họ vẫn chôn mộ trong vườn của mình. “Đa phần người dân không thích chôn ở nghĩa trang. Nghĩa trang chủ yếu để chôn những liệt sỹ đã hi sinh hoặc những gia đình không có đất, đất hẹp”, người hướng dẫn viên cho hay.
Được biết, cũng chính phong tục chôn người trong vườn nhà của người dân nơi đây mà âm mưu lập ấp chiến lược của giặc Mỹ và chính phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm bị đổ vỡ. Khi đế quốc Mỹ đưa ra “quốc sách” lập ấp chiến lược, chúng dự định cách ly người dân khỏi lực lượng du kích, loại lực lượng du kích ra khỏi dân làng để dễ dàng “tát nước bắt cá”.
Họ lùa nông dân miền Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của và nhốt họ trong những khu đất rào quanh bằng tre và hào cạn cắm chông bao quanh giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng. Người dân quê bị gom vào một nơi, họ phải rời quê cha đất tổ và mảnh đất đã gắn bó nhiều năm, làm xáo trộn nếp sống thường nhật và gây tâm lý bất bình của dân chúng ở nông thôn. Đặc biệt là việc người dân phải rời xa mộ phần của cha mẹ, ông bà tổ tiên khiến cho họ cảm thấy không thể sống được ở nơi mới. Họ không chịu ở trong các ấp chiến lược mà chính quyền Ngô Đình Diệm dày công đầu tư, xây dựng và trở về với mảnh đất gắn bó bao đời với gia đình nhà họ và gần gũi với ngôi mộ của tổ tiên.
Tuy nhiên ngày nay phong tục này lại khiến những nhà quản lý gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc xử lý. Nhiều nhà dân sống ở thị trấn, thị xã vẫn giữ phong tục chôn mộ trong vườn nhà. Điều này dẫn đến việc giữa thị trấn lại xuất hiện một ngôi mộ to chình ình bên cạnh những hộ dân khác. Điều này không chỉ làm những hộ dân xung quanh lo lắng vì phải sống gần mộ mà còn làm mất đi mỹ quan đô thị.
Theo 24h
Bắt được cá tra dầu 63 kg trên sông Tiền
Đêm 15/6, anh Nguyễn Minh Chiến (ngụ TP Cao Lãnh - Đồng Tháp) đánh lưới bắt được con cá tra dầu dài hơn 1,4 m, đường kính hơn 80 cm và nặng tới 63 kg trên sông Tiền.
Con cá tra dầu nặng hơn 71 kg bị bắt ở An Giang hồi tháng 7/2012. Ảnh: NLĐO
Anh Chiến bắt được con cá quý hiếm trên ở vàm sông Voi Me đổ ra sông Tiền (huyện Cao Lãnh). Đây là loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, được đưa vào sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN với mức độ đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Theo anh Chiến, đây là con cá tra dầu lớn nhất từ trước đến nay mà anh bắt được. Anh đã đem ra chợ bán cho một chủ thu mua và con cá bị xẻ thịt bán với giá 160.000 - 200.000 đồng/kg.
Các ngư dân đánh cá nước ngọt trên sông Tiền cho hay cá tra dầu có khá nhiều trên sông này trước năm 1975 nhưng nay gần như không thấy. Đây là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có những con dài đến 3 m, nặng từ 200 - 300 kg, Ngoài ra, cá tra dầu còn mang một ý nghĩa văn hóa của khu vực sông Mekong.
Theo Dantri
Khánh thành đền thờ Bác Hồ trên đất cù lao Sau 3 năm xây dựng, dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích Đền thờ Bác Hồ giữa cù lao sông Hậu đã hoàn thành với vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng. Ngày 2/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cắt băng khánh thành dự án "Tu bổ, tôn tạo khu di tích Đền thờ Bác Hồ" ở xã An...