“Tuần trăng mật” đặc biệt giữa sóng Covid-19 của bác sĩ tuyến đầu
Sau lễ thành hôn chỉ vài ngày, hai vợ chồng bác sĩ trẻ đã phải lên tuyến đầu trực chiến, khi làn sóng dịch thứ tư ập đến. Với họ đây vừa là cuộc chiến mới nhưng cũng vừa là “tuần trăng mật” đặc biệt.
Tình yêu nảy nở trên tuyến đầu
Với hơn 200 bệnh nhân Covid-19, trong đó có không ít ca diễn tiến nặng phải thở máy, chạy ECMO, lực lượng y tế trực chiến tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang phải hoạt động vượt quá 100% công suất.
Vậy nhưng ở nơi “chiến trường” không tiếng súng này, vẫn còn đó tinh thần lạc quan và niềm vui bình dị của những người lính áo trắng.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: BVCC).
Với bác sĩ Nguyễn Hải Yến, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, giai đoạn 2020 – 2021 có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất từ khi chị bước chân vào ngành y. Không chỉ bởi những trận đánh với Covid-19, mà còn vì trong những ngày tháng đặc biệt này, chị đã bén duyên với “một nửa” của đời mình.
“Tôi và chồng có nhiều điểm chung. Cả hai cùng học ở Đại học Y, cùng học nội trú 3 năm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, rồi cùng ở lại công tác tại nơi này. Khi dịch bệnh ập đến, chúng tôi cùng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19″, bác sĩ Yến mở đầu câu chuyện về cuộc hôn nhân của mình.
Trên tuyến đầu, tình yêu của họ không nảy nở từ những lần hẹn hò, mà là từ những lời động viên sau mỗi ca trực căng như dây đàn. Để rồi đến ngày 1/5, hai bác sĩ đã về chung một nhà.
Bác sĩ Yến cùng chồng trong ngày cưới (Ảnh: BVCC).
Làn sóng thứ tư của dịch ập đến, đôi vợ chồng son lại tạm gác hạnh phúc riêng để bước vào cuộc chiến mới với nhiều khó khăn, thử thách. Họ còn gọi vui chuyến đi lên tuyến đầu này là “tuần trăng mật khó quên”.
“Chúng tôi không xa mà cũng chẳng gần. Hai vợ chồng làm việc có khi chỉ cách nhau vài bước chân, nhưng hầu như suốt thời gian qua chẳng thể gặp mặt vì tuân thủ nguyên tắc “khoa cách ly với khoa” để phòng chống lây nhiễm chéo”, BS Yến bộc bạch.
“Tuần trăng mật” đặc biệt giữa sóng Covid-19
Video đang HOT
Những ngày đầu tháng 6 nắng như đổ lửa, khối lượng công việc quá lớn cùng với sự bí bách của bộ áo quần phòng hộ đã bào mòn nhanh chóng sức lực của các nhân viên y tế.
Bác sĩ Yến cho biết, đợt dịch thứ 4 này nguy hiểm hơn các đợt dịch trước. Số ca bệnh tăng mạnh, tỉ lệ lớn bệnh nhân có bệnh nền. Có những ngày bệnh nhân nặng nhập viện dồn dập vì bệnh viện còn “chia lửa” cho nhiều tỉnh thành tại miền Bắc đang là điểm nóng của dịch.
Kết thúc mỗi ca trực kéo dài nhiều giờ đồng hồ, hình ảnh chung của các y bác sĩ là ướt như tắm vì mồ hôi, trên gương mặt lại chằng chịt những vết hằn đỏ do khẩu trang để lại, còn tay chân, theo cách mô tả của bác sĩ Yến, như “đi mượn”.
Nữ bác sĩ chia sẻ: “Ở đây chúng tôi quên mất khái niệm thời gian, ngày nghỉ cuối tuần lại là thứ gì đó rất xa xỉ, bởi toàn đội luôn phải trực chiến 24/24h, để phản ứng kịp thời khi bệnh nhân trở nặng. Nhiều đêm dù hết ca trực, chúng tôi vẫn thức trắng để hỗ trợ đồng nghiệp vòng trong khi có bệnh nhân suy hô hấp, mệt mỏi”.
Những ngày này, các y, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang căng sức chống dịch (Ảnh:BVCC).
Với chị, khoảng thời gian bình yên và quý giá nhất giữa cuộc chiến, chính là những cuộc trò chuyện tranh thủ giữa giờ nghỉ qua điện thoại cùng chồng.
“Tôi may mắn hơn nhiều đồng nghiệp là có chồng cùng đứng trên một chiến tuyến. Do đó, cả hai đều có sự đồng cảm và thấu hiểu cho sự vất vả của nhau hơn. Cả một ngày dài đôi khi cũng chỉ trò chuyện với nhau được vài phút nhưng với chúng tôi lúc này như vậy đã là đủ”, chị nói.
Hỏi về dự định của hai vợ chồng khi dịch bệnh qua đi, nữ bác sĩ cười nói: “Chúng tôi cũng hay bàn với nhau đầu tiên sẽ hoàn thành nghĩa vụ của “tân lang, tân nương” là về thăm bố mẹ hai bên. Tuy nhiên, ngày đó chắc vẫn còn khá xa”.
“Trước mắt dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chúng tôi chọn ngành truyền nhiễm, đây vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc, vừa là đam mê với công việc. Cả hai luôn tự nhủ phải đặt nhiệm vụ chữa trị cho bệnh nhân lên hàng đầu, còn chuyện cá nhân tạm gác lại phía sau”, bác sĩ Yến tiếp lời.
20 bác sĩ giỏi của Quảng Ninh lên đường trợ giúp Bắc Giang đợt 2
Những bác sĩ lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang chống dịch Covid-19 đều có chuyên môn giỏi về hồi sức.
Hôm nay (3/6), 20 bác sĩ của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tập hợp về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để lên đường sang Bắc Giang hỗ trợ công tác y tế, chống dịch Covid-19.
Đây là lần thứ 2 Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế cho Bắc Giang, trước đó lần 1 vào ngày 15/5 gồm 200 bác sĩ và nhân viên y tế. Những bác sĩ tình nguyện lần này lên đường trong tinh thần phấn khởi, quyết tâm vì mục tiêu chung đẩy lùi dịch bệnh.
20 bác sĩ tham gia hỗ trợ đợt 2 có trình độ cao trong việc điều trị, hồi sức
Là một trong những bác sĩ trẻ tuổi trong đoàn hỗ trợ Bắc Giang, bác sĩ Nguyễn Trung Đức (27 tuổi, Khoa Huyết học Hóa Sinh, Bệnh viện Bãi Cháy) phấn chấn khi được lãnh đạo bệnh viện đồng ý cho mình tham gia hỗ trợ Bắc Giang.
"Lần trước tôi rất muốn tham gia nhưng do bận việc gia đình nên không đi được. Sau khi nghe thông tin tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ Bắc Giang đợt 2, tôi không do dự xin đi luôn, gia đình thấy vậy động viên, ủng hộ. Tôi vẫn còn độc thân nên mong trong chuyến hỗ trợ này sẽ tìm được nửa mảnh ghép còn lại của mình", bác sĩ Đức vui vẻ nói.
Mọi người đều đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Đúng 9h sáng, chuyến xe đưa 20 bác sĩ Quảng Ninh xuất phát sang tỉnh Bắc Giang, chuyến xe này cũng được một công ty vận tải miễn phí như đợt 1.
Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện cho biết, dù hỗ trợ Bắc Giang về lực lượng y tế, nhưng Quảng Ninh vẫn đủ nhân lực để đảm bảo là địa phương an toàn.
"Từ việc Quảng Ninh chống dịch thành công và có kinh nghiệm trong hơn 1 năm qua, sẽ có nhiều hơn những y, bác sĩ đủ trình độ để tham gia hỗ trợ các địa phương khác đang bùng phát dịch trong thời gian tới. Những nhân viên tham gia hỗ trợ thực sự là những chiến binh quả cảm, họ luôn sẵn sàng lên đường, chúng tôi muốn gửi lời biết ơn tới những chiến binh áo trắng", ông Diện cảm xúc nói.
Trước đó ngày 14/5, tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế trong công tác xét nghiệm SARS-CoV-2. Ngay ngày hôm sau, 200 bác sĩ, nhân viên y tế đã tình nguyện tham gia với tinh thần cao nhất.
Một số hình ảnh 20 bác sĩ lên đường hỗ trợ Bắc Giang:
Đây là đợt 2 Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế cho Bắc Giang
Những nữ bác sĩ giỏi giang, dũng cảm của Quảng Ninh tình nguyện tham gia hỗ trợ Bắc Giang
Cùng đồng lòng chống dịch như chống giặc
Những chiến binh áo trắng lên đường hỗ trợ Bắc Giang
Mọi người đều chuẩn bị đủ đồ dùng cá nhân để đi hỗ trợ chống dịch trong thời gian dài
Những cái ôm động viên từ đồng nghiệp
Người dân xúc động khi xem buổi ra quân hỗ trợ sáng nay
Mọi người gửi nhau những lời chúc chiến thắng đại dịch
Những lời hứa sẽ an toàn trở về sau khi hỗ trợ Bắc Giang
Đoàn xe chở 20 bác sĩ lên đường tới Bắc Giang
Bệnh nhân con gái bà chủ quán ăn 'tiên lượng tử vong' "Bệnh nhân 5463", 37 tuổi, con gái bà chủ quán ăn O Thanh ở quận 3, ngày 2/6 diễn tiến hô hấp xấu khi đang thở máy. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết bệnh nhân sốc nhiễm trùng, kém đáp ứng vận mạch liều cao. Theo bác sĩ Châu, bệnh...