Tuần tới, Phó Chủ tịch nước trình nội dung quan trọng ra Quốc hội
Theo chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 29/5, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (ảnh Lê Hiếu).
Theo chương trình dự kiến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sau phiên họp lần thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung nêu trên do Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày trước Quốc hội vào sáng 29/5. Còn theo chương trình kỳ họp thứ 7 đã được Quốc hội thông qua (tại phiên họp trù bị sáng 20/5), người trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể là Phó Chủ tịch nươc Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Sau khi Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo thuyết minh Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Tiếp đến, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Nội dung nêu trên sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ trong chiều 29/5, đến ngày 7/6, Quốc hội sẽ thảo luận phiên toàn thể tại hội trường.
Ngày 10.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tán thành với Tờ trình của Chủ tịch nước và Báo cáo thuyết minh của Chính phủ về sự cần thiết gia nhập Công ước số 98; nhất trí với việc trình Quốc hội xem xét phê chuẩn gia nhập Công ước số 98, không bảo lưu nội dung nào của Công ước.
Video đang HOT
Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể là một trong tám công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế – quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 98 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế – xã hội.
Các nội dung chính của Công ước bao gồm: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động; bảo vệ tổ chức của người lao động khi không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động và những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.
Khi Việt Nam gia nhập Công ước số 98, người lao động sẽ được hưởng lợi về tiền lương và điều kiện lao động tốt hơn thông qua thương lượng tập thể được thực hiện một cách thực chất và hiệu quả. Người sử dụng lao động cũng được hưởng lợi do thương lượng tập thể thực chất, tăng năng suất lao động, hạn chế, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định…
Theo Danviet
Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày đắc cử Chủ tịch nước
Với tỷ lệ phiếu bầu 99,79%, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước với tỷ lệ phiếu 99,79%
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 cúi đầu trước Quốc kỳ trước khi tuyên thệ nhậm chức trươc Quôc hôi, đồng bào và cử tri cả nước.
"Tôi - Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; Nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói trong khi một bàn tay đặt lên bìa cuốn Hiến pháp màu đỏ, tay còn lại giơ cao hướng lòng bàn tay về phía đại biểu dưới hội trường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhậm chức. Ông nói: "Đây là một vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề với tôi. Tôi xin nỗ lực cố gắng thực hiện những lời mà tôi vừa tuyên thệ",
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch nước.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch nước.
ẢNH: TTXVN
Theo VTC
Việt Nam - Ấn Độ đặt mục tiêu kim ngạch thương mại, đầu tư lên 15 tỷ USD Ngày 10-5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chủ trì lễ đón chính thức Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2019 (Vesak 2019). Sau lễ đón, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã hội đàm với Phó Tổng thống...