Tuân thủ pháp luật và quản lý rủi ro tốt: Nền tảng để thị trường giao dịch hàng hóa phát triển
Kể từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 51/2018/NĐ-CP, hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam được liên thông với thị trường thế giới, mở ra một kênh bảo hiểm giá hiệu quả đối với các doanh nghiệp, cũng như một kênh đầu tư đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong nước.
Giao dịch hàng hóa thông qua Sở Giao dịch là tất yếu của nền kinh tế
Trên thế giới, hoạt động giao dịch hàng hóa thông qua các Sở Giao dịch đã hình thành và phát triển từ thế kỷ 19. Sở Giao dịch Chicago (CME Group) được thành lập từ năm 1848 và Sở Giao dịch Kim loại London (LME) thành lập từ năm 1877 là minh chứng rõ nhất cho sự lâu đời và uy tín của thị trường này. Trải qua rất nhiều sự kiện lịch sử trong hàng trăm năm qua, các Sở Giao dịch Hàng hóa vẫn tồn tại và mở rộng như một phần tất yếu trong hoạt động giao thương hàng hóa trên toàn thế giới. Giải quyết được các vấn đề của giao dịch hàng hóa trực tiếp như tính minh bạch, tính thanh khoản, sự hạn chế trong bảo quản chất lượng hàng hóa,… các Sở Giao dịch Hàng hóa đã trở thành cầu nối không thể tách rời giữa người mua và người bán trên thị trường quốc tế.
Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đã sớm hội nhập với giá hàng hóa trên các Sở Giao dịch thế giới từ những năm 2000. Đối với ngành cà phê, giá xuất khẩu Robusta tại Việt Nam neo theo giá cà phê Robusta trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE). Giá cà phê trên Sở ICE tăng hay giảm sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới giá xuất khẩu của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới giá bán ra từ bà con nông dân tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Theo thời gian, sự liên kết này càng trở nên chặt chẽ và độ trễ của tác động từ giá thế giới gần như đã bị xóa nhòa. Với sự phát triển của công nghệ, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bà con nông dân đã có thể theo dõi giá cà phê đang giao dịch trên Sở ICE và điều chỉnh mức giá bán phù hợp và có lợi nhất.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc thường trực MXV.
Theo quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, các ngành trọng điểm khác như sắt thép, cao su, xăng dầu cũng đã bắt đầu sử dụng các công cụ bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc thường trực Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: “Đây không phải sự sáng tạo của Việt Nam, mà là sự đúc rút kinh nghiệm hàng trăm năm từ thị trường hàng hóa thế giới. Bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa là nền tảng đã tạo nên các tập đoàn xuất nhập khẩu khổng lồ trên thế giới. Điều này sẽ giúp các ngành sản xuất trong nước được ổn định và phát triển bền vững”.
Tuân thủ pháp luật Việt Nam và quy định của các Sở Giao dịch quốc tế
Bất kỳ một sự hợp tác nào với đối tác quốc tế cũng đều yêu cầu sự hiểu biết, tuân thủ và chuyên nghiệp để mang tới sự hiệu quả và bền vững lâu dài. Xét về khía cạnh này, tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa đòi hỏi những yêu cầu cao nhất để có thể vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam, vừa tuân thủ các quy định của các Sở Giao dịch quốc tế liên thông tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các cơ quan quản lý nhà nước Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước luôn đồng hành và ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy Thị trường giao dịch hàng hóa phát triển, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý, giám sát của Nhà nước.
Đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, từ đầu năm 2022 đến nay, MXV đã sửa đổi và ban hành một số quy định như: Quy chế Thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Bộ quy định xử lý vi phạm, Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng Thành viên, Quy chế quản lý rủi ro…
Video đang HOT
Trong chương trình Tập huấn Thành viên toàn quốc ngày 1/7/2022, MXV một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu tất cả các Thành viên thị trường tuyệt đối tuân thủ pháp luật Việt Nam như: không hoạt động, kinh doanh các ngành nghề không được pháp luật cho phép; không huy động vốn trái quy định của pháp luật;… MXV đã đưa ra những chế tài xử lý rất nghiêm khắc cho các vi phạm nêu trên, từ cảnh cáo toàn thị trường, cho tới dừng một phần hoạt động hoặc chấm dứt tư cách thành viên.
Buổi Tập huấn Thành viên toàn quốc của MXV.
Ông Quỳnh cho biết “Khối Quản lý Thành viên của MXV vẫn liên tục thực hiện các công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và bất thường đối với các Thành viên trên thị trường để sớm phát hiện các vi phạm và xử lý theo bộ Quy chế đã ban hành. Bên cạnh đó, MXV cũng lắng nghe các thông tin, dư luận, để yêu cầu các Thành viên thị trường giải trình và đưa ra các hình thức xử lý phù hợp với từng mức độ vi phạm”. Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển kể từ sau khi Bộ Công Thương cho phép liên thông với thế giới vào năm 2018. So với lịch sử hàng trăm năm của thị trường thế giới, giao dịch hàng hóa tại Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ và cần thêm thời gian để hoàn thiện cả về thể chế và thực tiễn.
Nâng cao hiệu quả thông qua công tác đào tạo và quản lý rủi ro
Theo số liệu từ MXV, hoạt động giao dịch hàng hóa từ đầu năm 2022 tới nay đã ghi nhận sự tăng trưởng về khối lượng và cải thiện về hiệu quả đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng giao dịch lũy kế 7 tháng đầu năm nay tăng 41% so với năm 2021. Mặc dù nhóm năng lượng và nông sản vẫn chiếm tỉ trọng giao dịch lớn trên cả nước, nhưng các mặt hàng khác trong nhóm kim loại và nguyên liệu công nghiệp cũng đang nhận được dòng tiền đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Việt Nam. Điều này cho thấy kiến thức của thị trường đã có sự chuyển biến sau quá trình triển khai công tác đào tạo bài bản và chuyên nghiệp từ MXV và các Thành viên thị trường.
Hàng tháng, MXV tổ chức 01 khóa đào tạo kiến thức cơ bản và 01 khóa đào tạo môi giới nâng cao đối với thị trường toàn quốc. Tính đến đầu tháng 08/2022, toàn thị trường giao dịch hàng hóa đã có 945 học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cơ bản và 160 chứng nhận hoàn thành khóa học môi giới nâng cao. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, là cơ sở để các Thành viên thị trường mở rộng sự phát triển và nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước.
Khóa đào tạo thị trường định kỳ của MXV.
Trong các nội dung đào tạo, MXV luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với hoạt động giao dịch hàng hóa trên thị trường giao dịch tập trung. Do giao dịch liên thông trực tiếp với thị trường thế giới 24 giờ mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, nên luôn có những rủi ro liên quan tới địa chính trị, thời tiết, thông tin bất thường đến với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bước đầu, công tác triển khai còn gặp một số khó khăn do các Thành viên vẫn còn tâm lý chủ quan, chưa nhận thức đúng và đủ vai trò của nghiệp vụ này đối với hoạt động kinh doanh, cũng như sự phát triển ổn định của cả thị trường giao dịch hàng hóa nói chung.
Tuy nhiên, sau quá trình MXV tuyên truyền, hướng dẫn, cùng các chế tài xử lý vi phạm minh bạch, nhận thức của cả thị trường đã dần thay đổi, các nghiệp vụ quản lý rủi ro được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn. “Điều này được thể hiện qua các số liệu rất tích cực trong giai đoạn thị trường biến động bất thường trong 7 tháng đầu năm 2022. Các Thành viên thị trường nhìn chung đều tuân thủ đúng các quy chế, quy định về quản lý rủi ro của MXV”, ông Quỳnh cho biết thêm. Đây là kết quả xứng đáng với những nỗ lực của MXV và tất cả các Thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa, nhằm duy trì sự ổn định và minh bạch, mang lại sự an tâm và tin tưởng đối với các nhà đầu tư.
Dầu thô WTI lên ngôi, Top 5 thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam có sự thay đổi
Trong quý I năm 2022, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã ghi nhận bước phát triển đột phá, với khối lượng giao dịch liên tục lập kỉ lục trong 3 tháng đầu năm.
Giá các loại hàng hóa nguyên liệu quan trọng đều chứng kiến những biến động mạnh nhất trong hàng thập kỉ, đã thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước vào thị trường hàng hóa. Cơ cấu thị phần môi giới hàng hóa và tỉ trọng khối lượng giao dịch các mặt hàng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đều thay đổi theo chiều hướng tích cực, giúp thị trường phát triển một cách ổn định và cân bằng.
Top 5 thị phần môi giới hàng hóa đã có sự thay đổi về thứ hạng
Theo số liệu từ khối Quản lý Giao dịch MXV, Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi vẫn đứng đầu về thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam trong quý I/2022, chiếm 26% tổng khối lượng giao dịch. Từ vị trí thứ 5 trong năm 2021, Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Quốc tế (MXL) đang có thị phần môi giới lớn thứ 2 cả nước, chiếm 22% tổng khối lượng giao dịch. Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) chiếm 20%, đứng thứ 3. Công ty CP Saigon Futures và Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Hữu Nghị (Finvest) lần lượt đứng các vị trí tiếp theo với 7% và 6% thị phần môi giới.
Top 5 đã bắt đầu có sự thay đổi về cả thứ hạng và thị phần, khi các thành viên thị trường khác cũng đều ghi nhận những bước phát triển đáng kể trong năm 2022. Trong số đó, Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa VMEX, Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa SCE và Công ty cổ phần Tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB là những thành viên có sự tăng trưởng đáng kể về thị phần môi giới.
Trong quý I/2022, MXV đã cấp phép thêm 2 thành viên kinh doanh, nâng số thành viên thị trường lên 33 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới. Các thành viên vừa là đối tác, vừa là những cánh tay nối dài giúp MXV tổ chức thị trường minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
Giá hàng hóa tăng mạnh, nhóm năng lượng và nông sản hút dòng tiền
Trong 3 tháng đầu năm, giá của hầu hết các mặt hàng nguyên liệu chủ chốt đều chứng kiến những mức tăng đột biến. Điều này được phản ánh qua diễn biến của chỉ số hàng hóa MXV-Index, khi chỉ số này đã phá vỡ mức kỉ lục 3.000 điểm hồi đầu tháng 3. Tổng kết quý I, chỉ số MXV-Index tăng tới 24,5%, là mức tăng theo quý lớn nhất kể từ khi được MXV ban hành.
Trong 4 nhóm mặt hàng đang được giao dịch tại MXV, năng lượng và nông sản là hai nhóm có biến động mạnh nhất. Chỉ số MXV-Index Năng lượng và MXV-Index Nông sản tăng lần lượt 41,9% và 21,6% trong quý I. Không có gì bất ngờ khi hai nhóm này đã thu hút được nhiều dòng tiền đầu tư nhất tại Việt Nam trong giai đoạn đầu năm nay.
Cụ thể, dầu thô WTI liên thông với Sở NYMEX đang là mặt hàng được các nhà đầu tư trong nước giao dịch nhiều nhất, chiếm 13% tổng giao dịch từ 01/01 đến 31/03. Giá dầu WTI đã có những thời điểm tăng tới hơn 70% so với cuối năm 2021, trước khi hạ nhiệt về dưới vùng 100 USD/thùng. Giá dầu vẫn đang có biến động trung bình từ 3 - 4 USD/thùng mỗi phiên, nên đây vẫn sẽ là mặt hàng chủ chốt trong danh mục của các nhà đầu tư hàng hóa tại Việt Nam trong quý II này.
Đối với nhóm nông sản, lúa mì, ngô và khô đậu tương trên Sở Chicago lần lượt chiếm 11%, 9% và 8% tỉ trọng giao dịch. Tuy dòng tiền bị dịch chuyển nhẹ sang nhóm năng lượng, nhưng nông sản vẫn luôn là nhóm có khối lượng giao dịch lớn nhất tại MXV kể từ khi thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam được liên thông với thế giới cho tới nay.
Sự đồng đều về khối lượng giao dịch các mặt hàng cho thấy các nhà đầu tư trong nước đang rất nhạy bén trước các biến động trên nhiều thị trường hàng hóa khác nhau. MXV đang niêm yết 31 mặt hàng với khung thời gian giao dịch liên tục từ 05h00 sáng thứ hai đến 04h sáng thứ bảy hàng tuần, nên phù hợp với nhiều hình thức và quy mô đầu tư. Giá trị giao dịch tại MXV trong quý I/2022 đạt trung bình 5.293 tỷ đồng mỗi phiên, tăng đột phá so với quý IV/2021. Trong đó, đã có những phiên có giá trị giao dịch vượt mức 10.000 tỷ đồng.
Dầu WTI micro và sức bật của thị trường giao dịch năng lượng
Theo thống kê từ MXV, dầu thô WTI micro đang là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng giao dịch lớn nhất và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Tính riêng trong tháng 3/2022, đã có gần 18.500 hợp đồng dầu thô WTI micro được giao dịch, tăng 190% so với tháng 2.
Đây là kết quả rất đáng chú ý đối với một sản phẩm không chỉ mới tại Việt Nam, mà còn mới trên toàn thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, MXV đã chính thức đưa dầu thô WTI micro vào giao dịch, chỉ 4 tháng sau khi sản phẩm này được CME Group niêm yết. Chính sự bổ sung nhạy bén và kịp thời này đã giúp các nhà đầu tư hàng hóa trong nước có thêm một sản phẩm giao dịch hiệu quả với chi phí thấp.
Hiện nay, để giao dịch 1 hợp đồng dầu WTI micro cần số vốn khoảng 1.045 USD, so với 10.450 USD khi giao dịch 1 hợp đồng dầu WTI tiêu chuẩn. Diễn biến giao dịch của dầu WTI micro gần như tương đồng với dầu WTI tiêu chuẩn, nhưng giá trị của mỗi bước giá nhỏ hơn rất nhiều. Đây là sản phẩm đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và các nhà đầu tư có quy mô vốn nhỏ.
Với số vốn chưa đến 30 triệu đồng, có thể giao dịch dầu thô theo cả 2 chiều mua và bán, giao dịch T0 liên thông trực tiếp với thế giới, thông tin minh bạch và đa chiều, nên dầu WTI micro đang được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại MXV trong năm nay. Không chỉ là một sản phẩm đầu tư, dầu WTI micro có thể sẽ là chìa khóa giúp ngành kinh doanh xăng dầu trong nước giải bài toán bảo hiểm giá trước những biến số khó lường của thị trường dầu thế giới trong phần còn lại của năm 2022.
Thị trường hàng hóa đảo chiều, kim loại giảm sâu trước nhiều sức ép Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/10/2021, hầu như toàn bộ các mặt hàng đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, đáng chú ý nhất là mức giảm rất mạnh 3.46% của chỉ số MXV-Index Kim loại do sự suy yếu của nhóm các mặt...