Tuần qua, giá lúa gạo ổn định, giá tiêu tăng mạnh trở lại
Tuần qua (ngày 11/5 đến 16/5), giá lúa gạo ở thị trường trong nước được ghi nhận ở mức ổn định; giá tiêu đã có sự tăng trở lại và vượt mốc 40.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm khi tiếp nhận sản lượng gạo mới trong nước sau vụ thu hoạch mới đây, cùng với sự đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệu của gạo Ấn Độ và Việt Nam có mức giá thấp hơn.
Thị trường nông sản trong nước: Giá tiêu liên tục tăng
Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa gạo tuần qua ở khu vực này ổn định so với tuần trước đó.
Giá lúa tươi được thương lái thu mua tại ruộng đang dao động từ 5.500 – 7.800 đồng/kg tùy loại, như lúa Jasmine là 5.600 – 5.800 đồng/kg, IR 50404 là 5.400 – 5.600 đồng/kg, các loại lúa OM từ 5.500 – 5.700 đồng/kg, lúa Nhật 7.300 – 7.800 đồng/kg…
Giá gạo thường 11.000 – 11.500 đồng/kg, gạo thơm Jasmine 14.500 – 15.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 16.500 đồng/kg, gạo Nhật 22.500 đồng/kg…
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tuần qua ở mức 468 – 472 USD/tấn với gạo 5% tấm, với gạo 25% tấm là 453 – 457 USD/tấn tương đương tuần trước; riêng gạo Jasmine có giá tăng nhẹ là 563 – 567 USD/tấn (so với mức 573 – 577 USD/tấn tuần trước).
Với mặt hàng tiêu, đáng chú ý sau nhiều tháng giảm xuống dưới 40.000 đồng/kg, tuần qua, giá tiêu liên tục tăng và đã vượt lên khỏi mốc trên ở hầu khắp các vùng trồng trọng điểm. Trong khi cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa rồi, do ảnh hưởng của COVID-19 và áp lực dư cung, giá hạt tiêu ở Tây Nguyên đã xuống rất thấp, có thời điểm chỉ còn 34.500 đồng/kg tại một số địa bàn.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), giá tiêu ở các vùng trồng tiêu trọng điểm tiếp tục tăng trong những ngày đầu của tuần qua.
Giá tiêu tại các khu vực trọng điểm Tây Nguyên lên mức 40.000 – 43.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu tại Gia Lai thấp nhất là 40.000 đồng/kg; tại Đồng Nai lên mức 41.000 đồng/kg; tại Bà Rịa – Vũng Tàu chốt mức cao nhất ở 43.000 đồng/kg; tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H’leo) giao dịch ở mức 41.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Theo nhận định của một số chuyên gia, giá tiêu tăng có nguyên nhân nhiều nước đang tăng mua trở lại sau khi dỡ bỏ giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Giá hạt điều thô và hạt điều chế biến có xu hướng tăng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, hạt tiêu Việt Nam cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.
Trong khi đó, giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên cũng có sự tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Nguồn từ Diễn đàn của người làm cà phê giá cà phê cho thấy, giá nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên, ở mức 30.600 – 31.100 đồng/kg, tăng 300 – 500 đồng/kg. Tại cảng TP Hồ Chí Minh, giá cà phê xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, đứng ở mức 1.297 USD/tấn, với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.
Theo các chuyên gia, khô hạn tại khu vực Tây Nguyên ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê trong nước, cùng với đó người trồng cà phê có xu hướng hạn chế bán ra, chờ giá tăng là những yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong nước
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm
Tại thị trường Mỹ, giá giao dịch các loại nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) biến động trái chiều trong phiên 14/5, trong đó giá ngô và đậu tương giảm, còn giá lúa mỳ tăng.
Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 14/5, giá ngô Mỹ giao tháng 7/2020 giảm 0,75 xu Mỹ (tương đương 0,24%) xuống còn 3,175 USD/ bushel, còn giá đậu tương Mỹ giao tháng 7/2020 giảm 2,5 xu Mỹ (0,3%) xuống còn 8,37 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ Mỹ giao tháng 7/2020 tăng 0,5 xu Mỹ (0,1%) lên 5,0225 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Các nhà môi giới ước tính các quỹ đã bán 3.200 hợp đồng ngô và 2.900 hợp đồng lúa mỳ, trong khi mua ròng 1.200 hợp đồng đậu tương.
Xuất khẩu lúa mỳ của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 5/5 đạt 13 triệu bushel, trong khi các con số tương ứng về xuất khẩu ngô và đậu tương đạt lần lượt 42,2 triệu bushel và 17,5 triệu bushel. Từ đầu niên vụ 2020 đến nay, Mỹ đã xuất khẩu 838 triệu bushel lúa mỳ, tăng 24 triệu bushel (3%) so với cùng kỳ niên vụ trước đó; xuất khẩu 1 tấn bushel ngô, giảm 456 triệu bushel (31%) so với cùng kỳ niên vụ trước đó; xuất khẩu 1,273 tấn bushel đậu tương, tăng 48 triệu bushel (4%) so với cùng kỳ niên vụ trước đó.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 15/5 cho hay Trung Quốc cam kết sẽ mua 198.000 tấn đậu tương của Mỹ.
Khu vực Trung Tây của nước Mỹ dự kiến lượng mưa trong 10 ngày tới sẽ tăng hơn 50% so với mức trung bình, trong bối cảnh nhiệt độ đang gia tăng.
Trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm trong tuần này khi quốc gia đang gặp hạn hán này tiếp nhận sản lượng gạo mới cung cấp cho thị trường trong nước sau vụ thu hoạch mới đây, trong khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệu của gạo Ấn Độ và Việt Nam có mức giá thấp hơn.
Giá gạo 5% tấm chuẩn của Thái Lan hiện là 480 – 485 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26/3 và giảm so với mức 515 – 546 USD/tấn của tuần trước. Theo một thương nhân kinh doanh gạo ở Bangkok (Thái Lan), thị trường Thái Lan đã tiếp nhận lượng gạo mới sản xuất trong tháng 5/2020 và những dự báo tích cực về thời tiết đã giảm bớt những quan ngại về nguồn cung cho thị trường gạo nói chung.
Trước đó, một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên qua tại Thái Lan đã tăng sức ép đối với nguồn cung của thị trường gạo Thái Lan khiến giá gạo ở nước này trong tháng 4/2020 đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua.
Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ đã tăng lên 380 – 385 USD/tấn trong tuần này, mức cao nhất kể từ đầu tháng 8/2019.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, B.V. Krishna Rao, nhu cầu đối với gạo Ấn Độ hiện cao hơn so với năm 2019 khi giá gạo Ấn Độ giảm. Trong khi đó, Ấn Độ hiện đã khắc phục được phần nào những khó khăn về nhân công và phương tiện vận chuyển vốn đã ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tháng 4/2020.
Với mặt hàng cà phê, tại thị trường London (Anh), giá cà phê Robusta (cà phê vối) giảm 33 USD (3%) xuống còn 1.147 USD/tấn trong ngày 13/5, sau khi giảm 1,5% trong phiên giao dịch trước đó. Theo một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê thế giới giảm trong tuần này do những quan ngại về nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ hai.
Trong khi đó, các thương nhân ở tỉnh Lampung của Indonesia cho hay giá cà phê Robusta Sumatran giao tháng 7/2020 hiện ở mức 260 – 280 USD/tấn, xấp xỉ mức 260 – 270 USD/tấn hồi tuần trước. Một trong những thương nhân trên cho hay thị trường cà phê Rosbusta của Indonesia đã bắt đầu tiếp nhận lượng cà phê mới thu hoạch song với số lượng hạn chế. Vụ thu hoạch chính cà phê Robusta ở Indonesia dự kiến bắt đầu từ tháng 6/2020.
Bitcoin tiếp tục lao dốc: Có phải 'trò lừa đảo'?
Từ mức 10.000 USD, Bitcoin rơi liên tục về quanh 8.500-8.600 USD, khiến hơn 20 tỷ USD vốn hóa bị bốc hơi và nhấn chìm nhiều tiền ảo khác trong "biển lửa".
Theo đó, lúc 6h ngày 12/5, giá Bitcoin trên sàn CoinDesk đứng mức 8.569 USD, giảm 3,07%, tức mỗi coin mất thêm 270 USD. Trong 24 giờ gần nhất, tiền ảo số 1 thị trường giao dịch thấp nhất tại mức giá 8.206 USD, cao nhất tại 9.176 USD.
Bitcoin cùng nhiều tiền ảo hàng đầu bị nhấn chìm trong "biển lửa".
Thống kê từ Coinmarketcap cho thấy, khối lượng giao dịch Bitcoin khoảng thời gian trên vào 57 tỷ USD, giảm 5 tỷ USD. Vốn hóa tạm ghi nhận mức 157 tỷ USD, giảm 5,2 tỷ USD so với hôm qua.
Bitcoin gần đây liên tục suy giảm, từ mức 10.000 USD xuống quanh khu vực 8.500 USD như hiện tại, tương đương 15% - mức thấp nhất được ghi nhận kể từ đợt sụt giảm thê thảm hồi giữa tháng 3/2020.
Theo Coinmarketcap, đợt sụt giảm này cũng đã lấy mất đi vốn hóa thị trường của Bitcoin 20 tỷ USD, giảm từ 178 tỷ USD xuống còn 157 tỷ USD.
Nhiều nhà phân tích và giao dịch chuyên nghiệp đã lên tiếng chỉ trích đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới. Theo Nouriel Roubini - nhà phân tích kinh tế nổi tiếng với việc dự báo đúng cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ 11 năm trước - ví Bitcoin "hoàn toàn như một trò lừa đảo".
"Bitcoin sụt giảm 15% trong 7 phút không có gì mới. Đó là một thị trường gian lận, hoàn toàn bị thao túng và kiểm soát bởi các "cá voi". Khi mà phần lớn khối lượng giao dịch là giả, các sàn giao dịch ngụy tạo thanh khoản...", Nouriel Roubini cho hay.
Tương tự, nhà phân tích Peter Schiff cho rằng, sự sụt giảm lần này của Bitcoin là kết quả của việc các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi thị trường khi những thổi phồng của sự kiện halving nhạt dần.
Tuy hứng chịu nhiều chỉ trích, song theo một báo cáo mới đây, 4 tháng đầu năm tiền ảo Bitcoin đã tăng gần 30%, trong khi vàng chỉ tăng 13% còn dầu mỏ giảm 72% giá trị vì virus corona.
Trên thị trường, giá các tiền ảo hàng đầu cũng đang chao đảo. Ethereum sáng nay mất thêm 1,72% về 185,7 USD, vốn hóa rơi xuống 20,6 tỷ USD.
Ripple mất 3,12% về 0,192 USD, trong khi Bitcoin Cash mất 1,03%, Litecoin mất 2,34%, Binance Coin mất 1,98%.
Tổng vốn hóa toàn thị trường sáng nay giảm mạnh xuống 235 tỷ USD, mất hơn 5 tỷ USD.
Thị trường trong nước, giá Bitcoin cùng nhiều tiền ảo được điều chỉnh giảm khá sâu. Cụ thể, Bitcoin giá 200 triệu giảm 1,8%, Ethereum giá 4,3 triệu giảm 2,6%, Bitcoin Cash giá 5,4 triệu giảm 2,76%...
Bitcoin là tiền ảo phổ biến nhất thế giới và cũng nổi tiếng vì mức độ biến động. Tiền ảo này sau khi chạm đỉnh gần 20.000 USD tháng 12/2017 đã liên tục lao dốc, có thời điểm xuống sát 3.000 USD. Từ tháng 4/2019, Bitcoin dần tăng trở lại, nhờ mức độ chấp nhận trên thị trường ngày càng tăng. Nhiều sàn giao dịch bắt đầu đưa ra các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai và quyền chọn Bitcoin.
Thay vì kêu cứu, DN chủ động thay đổi chiến lược, phát huy nội lực Để vượt qua và trụ vững sau đại dịch, doanh nghiệp cần thử nghiệm những mô hình kinh doanh, khai phá những thị trường mới... Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, quý I/2020 kết thúc với các con số thấp hơn nhiều so với kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Một số ngành bị tác động trực...