Tuần lộc ‘giải cứu’ Trái đất bằng việc phá rừng cây bụi ở Bắc cực

Theo dõi VGT trên

Bắc Cực mà hóa rừng xanh thì Trái đất sẽ gặp nguy hiểm, nhưng rất may, tuần lộc đã xuất hiện và ‘ giải cứu’ Trái đất.

Tuần lộc giải cứu Trái đất bằng việc phá rừng cây bụi ở Bắc cực - Hình 1

Càng gần Giáng sinh, hình ảnh về những chú tuần lộc kéo xe tuyết càng xuất hiện nhiều. Tuần lộc thực sự là những động vật đáng yêu và còn đáng yêu hơn nếu ta biết chúng đang thực hiện một công việc quan trọng vào thời điểm này trong năm.

Tất nhiên, đó không phải là việc kéo xe chở tuyết của ông già Noel đến các gia đình mà thực tế, chúng giúp đỡ chúng ta chống biến đổi khí hậu bằng cách ăn ngấu nghiến những cây bụi. Và như vậy, chúng giúp Bắc Cực níu giữ sự lạnh giá trong bối cảnh Trái đất bị nung nóng bởi hiệu ứng nhà kính.

Gian khó mưu sinh với tuần lộc

Tại Scandinavia, vào thời điểm này, chỉ quá giờ ăn trưa một chút, bóng tối đã buông xuống. Tiina Jeremejeff, một người chăn tuần lộc ở miền Bắc Phần Lan, nhảy lên một chiếc xe trượt tuyết để lùa đàn tuần lộc của gia đình ra ngoài kiếm ăn. Đàn tuần lộc thường bị nhốt trong chuồng vào mùa đông và cần có người quản lý khi được cho ra ngoài. Hơi thở của Jeremejeff gần như đông cứng ngay lập tức trong cái lạnh buốt giá với nhiệt độ là -15 độ C ở Kierinki, cách Vòng Bắc Cực 110km về phía bắc. Trong rừng, lớp tuyết đã bao phủ trắng xóa, dày đến 20cm.

Tuần lộc giải cứu Trái đất bằng việc phá rừng cây bụi ở Bắc cực - Hình 2

Video đang HOT

Jeremejeff, một phụ nữ gốc Sami có tình yêu và công việc gắn bó chặt chẽ với nghề chăn nuôi tuần lộc. Chị cho biết: “Làm nghề chăn tuần lộc thật không hề dễ dàng. Khó khăn nhất là khí hậu khắc nghiệt mà chúng tôi vẫn phải ra ngoài cho chúng ăn dù trời có lạnh đến đâu”.

Giờ đây, công việc chăn tuần lộc càng có ý nghĩa khi bằng chứng mới xuất hiện cho thấy loài động vật này có thể đóng vai trò cơ bản trong việc giúp bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái ở Bắc Cực. Đó là những thứ tưởng vốn đơn giản như lớp tuyết trắng, khu rừng thưa với những bụi dâu mọc thấp, rêu và địa y (một sinh vật được hình thành bởi sự liên kết chặt chẽ giữa nấm và tảo) và trong những thứ cần bảo vệ trước biến đổi khí hậu còn có cả mùa đông lạnh giá. Nghiên cứu cho thấy rằng việc chăn thả tuần lộc trên thực tế có thể giúp chống lại một số tác động của biến đổi khí hậu ở Bắc Cực, nơi đang nóng lên nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của hành tinh.

Chăn tuần lộc là sinh kế của hơn 20 cộng đồng dân tộc bản địa ở Bắc Cực. Tổng cộng có khoảng 100.000 người tham gia chăn nuôi 2,5 triệu con tuần lộc được thuần hóa ở 9 quốc gia. Từ xa xưa và cho đến tận giờ, cộng đồng bản địa vẫn sử dụng tuần lộc để kéo xe, lấy da chúng làm quần áo và tất nhiên còn coi chúng là thực phẩm. Trong những tháng ấm, tuần lộc được thả đi lang thang tự do, ăn địa y và các loại thực vật khác, giẫm đạp lên mặt đất. Trong quá trình này, chúng ngăn chặn sự phát triển của cây bụi thân gỗ.

Vấn đề nan giải từ cây bụi

Cây bụi thực sự là vấn đề nan giải. Về cơ bản, sự phát triển của những cây thân gỗ cao diễn ra trước khi cảnh vật dần dần biến thành rừng. Về lý thuyết, cây bụi xuất hiện hay độ che phủ rừng nghe có vẻ đáng mơ ước, nhưng trong trường hợp ở Bắc Cực, chúng lại chẳng có gì hay ho cả. Cây bụi có thể xóa bỏ một hệ sinh thái cổ xưa đặc trưng bởi các khu rừng thưa, được gọi là rừng phương bắc và vùng lãnh nguyên Bắc Cực không có cây cối. Cây bụi cũng có thể làm trầm trọng thêm tác động của biến đổi khí hậu, vì nghiên cứu cho thấy cây bụi giữ nhiệt làm tan lớp băng vĩnh cửu và làm ấm vùng lãnh nguyên.

Nghiên cứu cho thấy, sự nóng lên toàn cầu trên thực tế đang đẩy nhanh quá trình cây bụi hóa với các lãnh nguyên ở Bắc Cực. Lý do là vì mùa sinh trưởng dài hơn, ấm hơn sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của thực vật. Điều này có thể dẫn đến một chu kỳ có nhiều cây bụi hơn, ủ nhiều nhiệt hơn và thậm chí còn đủ thời gian ấm thích hợp để quay vòng sinh nhiều cây bụi con hơn. Rất may, tuần lộc giúp làm chậm quá trình phủ xanh vùng lãnh nguyên bằng cách ăn và giẫm đạp lên thực vật. Một nghiên cứu phân tích hình ảnh vệ tinh về lớp phủ cây bụi ở Bán đảo Yamal ở phía tây bắc Siberia cho thấy mặc dù nhiệt độ mùa hè liên tục tăng, thảm thực vật trong khu vực vẫn ổn định nhờ số lượng tuần lộc tăng 75% từ năm 1986 đến năm 2016,.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc chăn thả tuần lộc ở bán đảo Yamal dường như đã bù đắp được những tác động của biến đổi khí hậu. Việc này đồng thời cũng giúp bảo tồn môi trường sống vùng lãnh nguyên để các loài bản địa như rêu, địa y và cây liễu mọc thấp có thể tiếp tục phát triển.

Tuần lộc “giải cứu” Bắc Cực

Jeremejeff và những người chăn tuần lộc khác ở Scandinavia đã tận mắt chứng kiến điều này. Jeremejeff cho biết: “Tuần lộc ăn địa y và các loại thực vật khác. Việc giẫm đạp của tuần lộc cũng đảm bảo thảm thực vật không quá dày và khiến mặt đất lạnh hơn. Nếu thảm thực vật trên mặt đất mà dày thì sẽ giữ rất nhiều nhiệt. Nếu không có lá và cỏ, mặt đất sẽ bị đóng băng sớm hơn và nhiều hơn vào mùa đông”.

Cựu Chủ tịch hội đồng người Sami Phần Lan Tiina Sanila-Aikio cũng là một người chăn tuần lộc. Những con tuần lộc của Aikio lang thang quanh năm trong những khu rừng quanh hồ Inari ở cực bắc Phần Lan. Bà nói rằng chăn nuôi tuần lộc là giải pháp để duy trì sinh thái ở cả vùng lãnh nguyên và rừng phương bắc, bất chấp những thách thức do biến đổi khí hậu đặt ra.

Aikio nói: “Khu rừng ở đây khá rộng và thưa. Đó là nhờ có đàn tuần lộc. Nếu không có chúng, cảnh quan sẽ hoàn toàn khác. Khi trời ấm hơn, mọi loài phát triển nhanh hơn nhiều. Chúng tôi cần tuần lộc để giữ cho rừng luôn rộng và thưa như thế này”.

Tuần lộc có thể nhìn thấy ánh sáng UV

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí i-Perception, mắt của tuần lộc đã tiến hóa để nhìn thấy ánh sáng trong quang phổ cực tím (UV), qua đó giúp chúng tìm thấy thức ăn ưa thích trong tối tăm đầy tuyết ở Bắc Cực.

Tuần lộc chủ yếu ăn Cladonia rangiferina - loài địa y mọc thành mảng dày phủ trên mặt đất trên khắp cực bắc Trái đất. Địa y này có sức sống mãnh liệt, đóng vai trò là nguồn thức ăn quan trọng của hệ sinh thái.

Tuần lộc có thể nhìn thấy ánh sáng UV - Hình 1

Với sự tiến hóa, tuần lộc có thể nhìn thấy ánh sáng UV

Trong nghiên cứu, nhóm nhà khoa Anh và Mỹ chọn vùng Cairngorms thuộc cao nguyên Scotland - nơi sinh sống của hơn 1.500 loài địa y. Tuy nhiên vào mùa đông, tuần lộc tại đây chỉ dựa vào loài địa y Cladonia rangiferina.

Nhà sinh học tiến hóa Nathaniel Dominy (Đại học Dartmouth) cho biết: "Điểm đặc biệt của tuần lộc là chúng phụ thuộc một loài địa y. Bất kỳ loài động vật nào mà chủ yếu sống dựa vào địa y đã là điều bất thường chứ đừng nói đến động vật có vú lớn như vậy".

Ở môi trường đầy tuyết, mắt người không thể nhìn thấy Cladonia rangiferina màu trắng. Nhưng nhóm nhà khoa học phát hiện Cladonia rangiferina cùng vài loài địa y khác hấp thụ ánh sáng UV. Sử dụng dữ liệu quang phổ từ địa y cùng bộ lọc quang học mô phỏng thị giác tuần lộc, nhóm phát hiện đối với tuần lộc thì số địa y đặc biệt này có thể trông giống mảng tối trên nền cảnh sáng - như đốm trên thân chó đốm.

Theo ông Dominy: "Tuần lộc không muốn lãng phí năng lượng đi lang thang tìm kiếm thức ăn trong môi trường lạnh lẽo cằn cỗi. Nhìn thấy địa y từ xa mang lại cho chúng lợi thế lớn, giúp chúng bảo tồn lượng calo quý giá vào thời kỳ thức ăn khan hiếm".

Một số động vật như chó, mèo, lợn, chồn sương nhìn thấy được ánh sáng trong quang phổ UV. Khả năng này thường do tế bào cảm quang ngắn màu xanh lam mang lại. Vài nghiên cứu trước đây chỉ ra mắt tuần lộc thay đổi giữa màu vàng vào mùa hè và màu xanh vào mùa đông. Màu xanh lam được cho có tác dụng khuếch đại lượng ánh sáng mặt trời thấp vào mùa đông ở vùng cực.

Hơn nữa, xanh lam còn cho phép tới 60% áng sáng UV đi qua cảm biến màu của mắt. Tuần lộc có thể nhìn quang cảnh mùa đông dưới một màu tím giống như cách con người nhìn một căn phòng tối đen. Tuyết và bề mặt phản chiếu tia UV khác sẽ sáng còn bề mặt hấp thụ tia UV sẽ tối.

Nghiên cứu mới mà nhóm của ông Dominy thực hiện góp phần giải thích vì sao một số loại động vật Bắc Cực hoạt động ban ngày lại sở hữu đôi mắt dễ tiếp nhận tia UV phản chiếu từ tuyết. Câu trả lời có thể chính là các loài địa y đặc biệt như Cladonia rangiferina - một thức ăn quan trọng - không phản chiếu tia UV.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ảnh vui 25-6: Sĩ tử nạp kiến thức cho kịp thi tốt nghiệp THPT
17:10:09 25/06/2024
Rùng mình với thứ nguyên vẹn 2.000 năm trong ngôi mộ cổ
08:19:21 27/06/2024
Phát hiện sinh vật lạ 550 triệu t.uổi ở Trung Quốc
18:15:12 25/06/2024
Lần đầu tiên chứng kiến quá trình hố đen thức giấc, nuốt chửng vật chất xung quanh
16:06:53 26/06/2024
Thi tốt nghiệp THPT đối đầu Euro
06:42:06 26/06/2024
Lộ diện "8 thế giới bị vùi lấp" của vũ trụ
21:09:05 26/06/2024
Phát hiện "báu vật" hơn 13 tỉ năm từ vòng cung Đá Quý Vũ Trụ
20:29:30 26/06/2024

Tin đang nóng

Drama "Vì Mẹ Anh Bắt Chia Tay" bản Thái: Mẹ Nine dỗi ra mặt vì con trai quá yêu Baifern, từ tác thành quay sang quyết chia rẽ đôi trẻ?
09:14:45 27/06/2024
Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Ngày tân gia, tôi tuyên bố cho anh chồng một tháng để trả lại sổ đỏ khiến cả nhà chồng như ngồi trên đống lửa
08:58:01 27/06/2024
Cắn răng lấy chồng U50, đêm tân hôn chưa kịp động phòng tôi 'sợ run người' trước màn lộ diện của chồng
10:49:36 27/06/2024
NSND Trung Đức: 35 năm không có quỹ đen, về đến nhà là "vợ ơi, t.iền đây"
12:49:56 27/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa tiết lộ sự thật liên quan đến con gái ruột gây hoang mang cực độ
09:23:08 27/06/2024
Angelababy hết cửa trở lại showbiz
13:34:34 27/06/2024
Loạt thành tích khủng của Câu Chuyện Hoa Hồng: Lập kỷ lục hot nhất 2024, Lưu Diệc Phi còn làm được 1 điều ít người làm được
10:29:51 27/06/2024

Tin mới nhất

Loài cây 'ma cà rồng' đỏ như m.áu cực quý hiếm

06:53:26 25/06/2024
Theo mô tả của các nhà khoa học, cây ma cà rồng vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên, chúng là một chi thực vật ký sinh, bám chặt vào rễ của thực vật chủ hút hết chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.

Ma mút biến mất bởi một 'kẻ tấn công' ngoài hành tinh?

06:50:06 25/06/2024
Manh mối từ 50 địa điểm trên toàn thế giới cho thấy Trái Đất đã gặp phải vật thể vũ trụ nguy hiểm vào đúng thời điểm loài ma mút bắt đầu biến mất.

Mê cung bí ẩn 4.000 năm t.uổi ở Hy Lạp

06:43:25 25/06/2024
Ngay khi tiếp cận hiện trường, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Bộ Văn hóa Hy Lạp phát hiện cấu trúc mê cung bao gồm 8 vòng đá đồng tâm, độ dày trung bình 1,4m.

Phát hiện sói cổ đại với hàm răng nguyên vẹn từ lớp băng vĩnh cửu sau 44.000 năm

21:48:05 24/06/2024
Các chuyên gia cho biết, con sói đực trưởng thành được tìm thấy ở sông Tirekhtyakh, quận Abyi của vùng Yakutia (vùng lạnh nhất nước Nga).

Chân dung chú chó xấu nhất hành tinh

21:19:51 24/06/2024
Chú chó giống Bắc Kinh tên Wild Thang đã bước lên ngôi vị cao nhất trong cuộc thi đẳng cấp chó xấu diễn ra tại Mỹ.

Tinh tinh hoang dã biết tìm cây thuốc để trị bệnh, trị thương

17:09:36 24/06/2024
Tinh tinh ăn rất nhiều loại thực vật nên việc hiểu là liệu chúng ăn loại cây nào đó do đói hay do tốt cho sức khỏe thật không đơn giản. Các nghiên cứu trong 2 thập kỷ qua đã cho thấy động vật có khả năng tự chữa bệnh.

Cá mập là "hung thần" biển cả, vì sao cứ thấy cá heo là tránh né?

16:51:47 24/06/2024
Không có lý do gì để con cá mập dừng lại. Tôi đã mất hơn 2 lít m.áu và bạn chỉ có khoảng 4,5 - 5 lít m.áu trong cơ thể. Tôi biết nó đang bơi vòng quanh mình và bắt đầu muốn từ bỏ mọi thứ , Richardson nói.

Phát hiện loài cá mới có răng người và "dấu hiệu ác quỷ"

13:46:01 24/06/2024
Loài cá mới được đặt danh pháp khoa học là Myloplus sauron, lấy ý tưởng từ con mắt của Sauron trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn .

Phát hiện g.ây s.ốc ở thế giới giống Trái Đất nhất

22:42:51 23/06/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) vừa phát hiện ra bằng chứng quan trọng cho thấy hồ và biển lớn trên mặt trăng Titan có thể đã được hình thành bởi sóng, y hệt những gì xảy ra trên Trái Đất.

Dân đô thị: Sáng cầu mưa, trưa cầu nắng

17:08:51 23/06/2024
Thời tiết đỏng đảnh khiến dân đô thị không biết sống sao cho thuận tự nhiên , vừa cầu mưa xong lại chuyển qua cầu cho nắng ráo...Bức xúc vì cư dân mạng hếtcầu mưalại cầu nắng, bạn đọc Hằng Nga (TP.HCM) góp ý.

Ảnh vui 23-6: 'Đây là tôi mỗi khi bị điện thoại rớt vào mặt'

17:08:22 23/06/2024
Ngủ không lo ngủ, cầm chi để cái điện thoại rớt vào mặt rồi la làng?! , một cư dân mạng trêu.Những hìnhảnh sau giúp các bạn giảm căng thẳng mệt mỏi sau ngày làm việc mệt mỏi.

Southgate sẽ đưa tuyển Anh về nhà bằng 'cánh cửa thần kỳ'?

16:46:08 23/06/2024
Cơ hội vào vòng trong Euro vẫn còn khá lớn với tuyển Anh, thế nhưng phong độ thi đấu của họ dưới sự dẫn dắt của Gareth Southgate đang là mối lo lắng...

Có thể bạn quan tâm

Hòn Đá Bạc (Cà Mau) - Di tích lịch sử Quốc gia

Du lịch

15:04:49 27/06/2024
Hòn Đá Bạc với diện tích khoảng 6,43ha, là một cụm đảo đẹp bao gồm ba hòn lớn, nhỏ nằm gần nhau là: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc.

Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét

Tin nổi bật

15:02:46 27/06/2024
Băng qua đường sắt tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) lúc đoàn tàu hỏa đang chạy đến, ô tô 4 chỗ bị tông trực diện, hất văng gần chục mét.

Á hậu Phương Anh trở thành giảng viên đại học RMIT

Sao việt

15:02:34 27/06/2024
Song song với hoạt động nghệ thuật, Á hậu Phương Anh tham gia công việc giảng dạy tại Trường đại học RMIT TP.HCM. Đây cũng là bước đệm giúp cô học lên tiến sĩ.

Tiết lộ: Lương HLV của đội tuyển vừa khiến Ronaldo và đồng đội ôm hận chưa bằng 1/3 ông Troussier ở Việt Nam

Sao thể thao

15:02:32 27/06/2024
Theo Daily Mail, HLV Sagnol hiện chỉ nhận lương 215.000 USD/năm (khoảng gần 18.000 USD/tháng, tương đương 450 triệu VNĐ/tháng).

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 84: Cuộc nói chuyện siêu gượng gạo nhưng đáng yêu của Đức Anh

Phim việt

14:57:28 27/06/2024
Thật khó tin khi giờ đây Đức Anh đang phải bắt chuyện lại với Hân như thể hai người chưa từng kết hôn trước đó với cuộc nói chuyện khá gượng gạo.

Bắt người thứ 13 liên quan đến dự án 'ma' ở Phú Quốc

Pháp luật

14:52:39 27/06/2024
Ngày 26/6, mở rộng điều tra vụ án phân lô, bán nền tại Phú Quốc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố và bắt tạm giam bị can Tăng Tấn Đạt (40 t.uổi) để điều tra tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Phim Hoa ngữ mới chiếu đã phá kỷ lục 2024, nam nữ chính đẹp mê nhưng bị chê "t.uổi trẻ chưa trải sự đời"

Phim châu á

14:43:48 27/06/2024
Tác phẩm này vừa có khởi đầu tương đối suôn sẻ khi lập kỷ lục về nhiệt độ ngày đầu trong năm 2024 trên nền tảng Youku và hiện đã vượt mốc 8.000.

Lê Dương Bảo Lâm g.ây s.ốc khi xuất hiện tại nhà chung Anh Trai Say Hi: Ép cưới Anh Tú Atus, còn đòi so nhan sắc với Diệu Nhi!

Tv show

14:40:25 27/06/2024
Lê Dương Bảo Lâm qua đó được xác nhận sẽ giữ vị trí... quản gia nhà chung, hứa hẹn sẽ mang đến thêm nhiều tiếng cười.

Đằng sau vụ xóa sổ 500 tỷ USD vốn hóa của Nvidia

Thế giới

14:08:49 27/06/2024
Cổ phiếu của nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã sụt giảm mạnh trong những ngày gần đây như một lời nhắc nhở rằng sự bùng nổ của cổ phiếu trí tuệ nhân tạo có thể khó duy trì.

Thủ thuật thẩm mỹ giúp da Đỗ Mỹ Linh căng bóng, soi gương được

Làm đẹp

13:49:03 27/06/2024
Thông qua Instagram, Đỗ Mỹ Linh chia sẻ rằng gần đây cô đã thử nghiệm phương pháp tiêm BAP để cải thiện làn da. Cô viết: Vừa tiêm BAP buổi thứ hai, da mê thật sự. Tiêm nhẹ nhàng, ít điểm, chỉ hơi đỏ nhẹ, sau một ngày là hết .