Tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 từ ngày 27-31/5, Quốc hội tiến hành thảo luận, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự.
Quang cảnh phiên họp toàn thể tại hội trường ngày 24/5/2019. Ảnh: Dương Giang – TTXVN
Các đại biểu Quốc hội dành trọn ngày đầu tiên của tuần làm việc thứ hai để nghe và thảo luận Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Nội dung quan trọng, được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi là thảo luận tại hội trường (ngày 30/5 và sáng 31/5) về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Trong phiên thảo luận, các thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Các đại biểu Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Trong tuần thứ hai, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; thảo luận tại tổ về: dự án Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Bộ luật Lao động (sửa đổi); việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể./.
Video đang HOT
Theo PV/TTXVN
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm
Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu.
Chiều 19/5, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động sửa đổi. Một trong những nội dung quan trọng được xin ý kiến là việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.
Theo tờ trình, từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung
Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp. Đặc biệt, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn...
Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động sửa đổi
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết, Bộ trình 2 phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Phương án 1, từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Đến năm 2028 thì nam đạt 62 tuổi và đến năm 2035 thì nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60.
Phương án 2, từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Với lộ trình nhanh hơn, đến năm 2026 lao động nam sẽ đạt 62 tuổi và đến năm 2030 nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60.
Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dự thảo luật cung quy định: Quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt
Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi, Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động "có thể nghỉ hưu" sớm hoặc muộn 5 năm so với quy định. Nhưng lần sửa đổi này, đề nghị quy định người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn 5 năm, tuỳ từng nhóm lao động. Đây là chế định quan trọng liên quan đến lợi ích của người lao động./.
Theo VOV
Tăng tuổi nghỉ hưu : '60 tuổi giáo viên mầm non biết múa hát thế nào'? Nhiều lao động trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau, trong đó có cả giáo viên đều lo ngại, không muốn nâng tuổi nghỉ hưu. Sáng nay (15/5), tại Hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc do...