Tuần hành trên thế giới phản đối bạo lực và bất bình đẳng giới
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều nước phải áp dụng các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch, hàng chục nghìn người trên khắp thế giới đã xuống đường tuần hành nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để phản đối sự bất bình đẳng và bạo lực đối với phụ nữ.
Đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới Mexico đưa vấn đề tiếp cận bất bình đẳng vaccine ngừa COVID-19 ra Liên hợp quốc Nhật Bản chia rẽ vì sự bất bình đẳng giữa các hình thức lao động.
Hàng nghìn người đã tuần hành tại Mexico City. Ảnh: vallartadaily
Tại Mexico, hàng nghìn người đã tuần hành tại Mexico City, mang theo các ảnh chụp đề tên những đối tượng bị cáo buộc cưỡng bức, sát hại và quấy rối phụ nữ. Trong số người tham gia tuần hành có những phụ nữ và bé gái từng là nạn nhân. Một cô bé mang tấm biển ghi dòng chữ: “Chúng không giết tôi, nhưng tôi sống trong sợ hãi”.
Tại Argentina, hàng nghìn phụ nữ tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Buenos Aires. Người tuần hành giơ cao những tấm áp phích in dòng chữ: “Chúng tôi muốn được tự do, được sống mà không sợ hãi”.
Tại Honduras, hơn 100 nhà hoạt động mặc trang phục màu tím – biểu tượng cho cuộc đấu tranh của phụ nữ – đã tụ tập bên ngoài Văn phòng Công tố để đòi công lý cho nữ y tá Keyla Martinez, 26 tuổi, tử vong trong khi bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng trước. Theo Cơ quan giám sát nhân quyền Honduras, trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020 có 4.769 phụ nữ đã bị sát hại tại nước này.
Tại Pháp, hàng chục nghìn người đã xuống đường tại nhiều thành phố lớn để kêu gọi cảnh sát hành động mạnh mẽ hơn đối với những tội phạm sát hại phụ nữ. Theo thống kê do Chính phủ Pháp công bố năm 2019, trung bình cứ 3 ngày có một phụ nữ ở nước này bị chồng/bạn trai hoặc chồng/bạn trai cũ sát hại.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hàng nghìn người tuần hành tại các thành phố Ankara và Istanbul. Nhiều người tham gia tuần hành bày tỏ phẫn nộ sau khi có một video lan truyền trên mạng Internet mới đây ghi hình một phụ nữ bị người chồng cũ đánh đập dã man trước sự chứng kiến của đứa con 5 tuổi tại miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Đám đông giương cao biểu ngữ: “Chúng tôi không sợ hãi, chúng tôi sẽ không im lặng và chúng tôi sẽ không cúi đầu”.
Tại Ukraine, gần 2.000 người biểu tình tại thành phố Kiev kêu gọi chính quyền thông qua Hiệp ước Istanbul về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tại Tây Ban Nha, dù nhà chức trách cấm tụ tập để phòng COVID-19, song hàng chục phụ nữ đã xuống đường, giữ khoảng cách an toàn và giương cao những khẩu hiệu ủng hộ bình đẳng giới. Hàng nghìn người cũng tuần hành tại thành phố Barcelona trong khi vẫn đảm bảo các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu.
Tại Hy Lạp, hàng trăm phụ nữ đã tập trung tại quảng trường Syntagma ở trung tâm thủ đô Athens để hưởng ứng phong trào #MeToo.
Tại Algeria, hàng trăm người tập trung tại thủ đô Algiers để phản đối tư tưởng lạc hậu chi phối các mối quan hệ gia đình mà nhiều người xem là coi thường phụ nữ.
Các cuộc tuần hành tương tự cũng diễn ra tại nhiều nước khác như Myanmar, Philippines, Ấn Độ, Pakistan… Số lượng người tuần hành năm nay không nhiều như năm ngoái do các nước áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội để phòng COVID-19. Các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình, thể hiện tinh thần thúc đẩy mạnh mẽ quyền của phụ nữ cũng như bình đẳng giới.
Nữ tu Myanmar quỳ xin cảnh sát không bắn người biểu tình
Nữ tu Ann Roza quỳ trên đường phố Myitkyina, bang Kachin, để cầu xin cảnh sát vũ trang dừng bạo lực với người biểu tình, đồng thời thách thức họ.
Nữ tu Ann Roza mặc áo choàng trắng và trùm khăn đen khi quỳ trước cảnh sát vũ trang ở thành phố Myitkyina trong cuộc biểu tình hôm 8/3. "Nếu muốn nổ súng, các anh phải bước qua tôi", bà nói với cảnh sát.
"Khoảng 12h, lực lượng an ninh chuẩn bị đàn áp nên tôi một lần nữa van xin họ, tôi quỳ xuống trước mặt họ và cầu xin đừng bắn, đừng bắt người dân", bà nói. "Cảnh sát cũng quỳ gối và nói với tôi họ phải làm điều đó để ngăn chặn biểu tình".
Nữ tu Ann Roza quỳ trước cảnh sát ở thành phố Myitkyina, bang Kachin hôm 8/3, trong khi hai cảnh sát cũng quỳ với bà. Ảnh: AFP .
"Cảnh sát sau đó bắn hơi cay và tôi bị khó thở, choáng váng. Rồi tôi trông thấy một người đàn ông ngã xuống đường và trúng đạn", bà cho biết, thêm rằng do hơi cay nên bà không thể nhìn thấy ai đã bắn người biểu tình, nhưng hy vọng đó không phải những cảnh sát đã nói chuyện với bà.
Ann Roza cũng đứng chặn trước cảnh sát, quỳ xin họ đừng bắn người biểu tình hôm 28/2, nói rằng bà sẵn sàng chết để cứu những người khác.
Truyền thông địa phương cho biết thêm hai người thiệt mạng trong cuộc biểu tình hôm qua ở Myitkyina. Video trên mạng xã hội cho thấy người biểu tình lùi lại khi bị bắn hơi cay, đáp trả bằng đá nhưng rồi bỏ chạy sau loạt đạn dường như từ súng tự động.
Người biểu tình vội vã di chuyển một số người bị thương, gồm một người đã chết, một người bị thương nặng ở đầu. Sau đó, xuất hiện thi thể thứ hai trên cáng, đầu được che bằng tấm vải.
Nữ tu Ann Roza đối mặt cảnh sát vũ trang ở Myitkyina hôm 28/2. Video: SCMP .
Lực lượng an ninh cũng đối phó người biểu tình ở những nơi khác, gồm bắn hơi cay giải tán đám đông khoảng 1.000 người tại thủ đô Naypyitaw. Người biểu tình dùng bình chữa cháy tạo thành màn khói khi họ chạy trốn. Hàng nghìn người tuần hành ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, đã tự giải tán trong bối cảnh lo ngại binh sĩ và cảnh sát lên kế hoạch sử dụng vũ lực.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2. Hơn một tháng qua, các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày nhằm yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020 mà quân đội cáo buộc có gian lận.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 60 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra
Tiếp diễn biểu tình tại Myanmar Biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Trong ngày 6/3, nhiều người dân đã tụ tập trên những đường phố lớn tại các thành phố Yangon, Lashio ở miền Bắc hay thành phố Loikaw ở miền Trung sẽ bày tỏ sự phản đối. Các lực lượng an ninh đã được triển khai nhằm đảm bảo trật tự trị an....