Tuần giao dịch 12-16/11: Khoảng trống thông tin hiện hữu, VN-Index có thể test lại đáy cũ 885 điểm?
Với việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ, dòng tiền suy yếu, nhiều CTCK dự báo VN-Index có thể test lại vùng đáy cũ trong tuần giao dịch này.
Sau khi phục hồi nhẹ trong tuần trước, thị trường đã trở lại xu hướng điều chỉnh trong tuần giao dịch 5-9/11. Khép lại tuần giao dịch, chỉ số Vn-Index dừng tại 914,29 điểm, giảm 1,14% so với tuần trước đó. Những thông như FED chưa tăng lãi suất trong tháng 11 hay Tổng thống Mỹ D.Trump đang có những động thái làm dịu bớt chiến tranh thương mại không mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường trong tuần vừa qua.
Trong nước, thông tin Quốc hội phê duyệt kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2019 từ 6,6-6,8% cũng không đủ đem lại sự khởi sắc cho thị trường.
Cùng với sự sụt giảm về điểm số, thanh khoản thị trường cũng giảm đáng kể với giá trị khớp lệnh bình quân HoSE đạt 2.524 tỷ đồng/phiên, giảm 14% so với tuần trước đó cho thấy tâm lý giới đầu tư đang khá thận trọng và dòng tiền lớn vẫn đứng ngoài thị trường.
Trong tuần qua, nhiều nhóm cổ phiếu lớn như dầu khí, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản…tiếp tục giảm sâu. Dù vậy, một số cổ phiếu penny, thủy sản vẫn là điểm đến của dòng tiền và tăng khá tốt.
Về giao dịch khối ngoại, họ đã mua ròng trong cả 5 phiên giao dịch tuần qua với tổng giá trị 330 tỷ đồng. Trong bối cảnh dòng tiền suy yếu, việc khối ngoại trở lại mua ròng là tín hiệu khá tích cực.
Các quỹ ETFs có biến động khá trái chiều trong tuần qua. Trong khi quỹ ETF nội VFMVN30 ETF hút ròng 2 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng 30 tỷ đồng thì quỹ ETF ngoại là FTSE Vietnam ETF lại bị rút ròng 260 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng 8 triệu USD (170 tỷ đồng). Các quỹ ETF ngoại khác như VNM ETF, iShare Frontier 100 ETF không có biến động trong tuần qua.
Giá dầu tiếp tục có một tuần ảm đạm. Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu WTI chỉ còn 59,82 USD/thùng, giảm gần 5% so với tuần trước đó. Việc giá dầu lao dốc những tuần gần đây đang tác động tiêu cực tới các cổ phiếu “họ P” như GAS, PVS, PVD…càng khiến thị trường thêm phần ảm đạm.
Khoảng trống thông tin hiện hữu, VN-Index có thể test lại đáy cũ 885 điểm
Video đang HOT
Tuần giao dịch tiếp theo (12-16/11), thị trường tiếp tục đối mặt với khoảng trống thông tin hiện hữu. Thay vào đó, những biến động từ thị trường quốc tế, cũng như hoạt động giao dịch của khối ngoại, các quỹ ETFs sẽ quyết định ít nhiều tới xu hướng thị trường.
Đánh giá về thị trường hiện nay, CTCK SHS cho rằng vùng kháng cự 930-940 điểm tương ứng với đường trendline tăng trưởng từ 2016 đến nay bị phá vỡ trong phiên 24/10 tỏ ra quá mạnh với thị trường khi mà lực cung tiềm ẩn trong vùng này đã khiến thị trường điều chỉnh ngay sau đó.
Sang đến tuần sau (12-16/11), tình hình sẽ là khó khăn hơn khi mà đường trendline này nâng độ cao lên vùng 940-950 điểm khiến cho điểm bán tối ưu của nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn. Thanh khoản tiếp tục sụt giảm đã khiến giao dịch trở nên ảm đạm cho thấy dòng tiền vẫn chưa quay lại thị trường khi mà rủi ro vào lúc này vẫn đang ở mức cao.
Nhiều CTCK dự báo VN-Index sẽ test lại đáy cũ 885 điểm
SHS dự báo trong tuần giao dịch 12-16/11, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và có thể sẽ cần một nhịp test lại hỗ trợ 885-900 điểm lần nữa. SHS duy trì khuyến nghị nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi lên vùng kháng cự khoảng 940-950 điểm để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nếu có tỷ trọng tiền mặt cao cũng chưa nên vội vã giải ngân trong thời điểm này khi mà thị trường vẫn còn có thể giảm tiếp sau khi trendline tăng trưởng từ năm 2016 đến nay bị vi phạm trong phiên 24/10.
Chung quan điểm thận trọng, CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng chỉ số vẫn đang nhận được sự hỗ trợ từ đường SMA100 tương ứng 888-895 điểm. Nếu vùng điểm trên bị phá vỡ, diễn biến của thị trường nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái tiêu cực hơn trong thời gian tới.
Ngắn hạn hơn trên khung ngày, chỉ số đang vấp phải lực cản mạnh đến từ đường SMA20. Diễn biến điều chỉnh có thể tiếp tục với vùng hỗ trợ 905-913 điểm trong phiên đầu tuần tới. Nếu tiếp tục để mất vùng điểm này, diễn biến thị trường sẽ có sự chuyển biến xấu hơn, khả năng chỉ số quay lại kiểm tra vùng đáy 880-885 điểm cần được tính đến trong kịch bản này.
Trong bản tin nhận định thị trường mới đây, CTCK HSC đánh giá bất chấp phần lớn các doanh nghiệp công bố KQKD Q3 khả quan, thì thị trường trong nước vẫn chịu ảnh hưởng từ: GTGD thấp, khối ngoại bán ra và lo ngại về nền kinh tế thế giới. Mùa công bố KQKD đã khép lại và hiện đã gần về cuối năm. Trước mắt, HSC chưa thấy có động lực nào giúp cho thị trường hết bất ổn.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cơ hội "bắt đáy" sẽ đến trong tháng 11, nhà đầu tư tổ chức trong nước đóng vai trò dẫn dắt thị trường?
Trong bối cảnh các quỹ ngoại hàng đầu như VOF, VEIL đang ở vị thế sở hữu rất ít tiền mặt thì các nhà đầu tư tổ chức trong nước có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thời gian sắp tới.
CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa đưa ra báo cáo triển vọng TTCK với những nhận định về cơ hội sẽ xuất hiện trong tháng 11.
Theo VDSC, vào ngày 30/10, VN-Index đóng cửa ở mức 889, giao dịch ở mức P/E 15,7 lần. Trong hai năm qua, thị trường hiếm khi nào giảm sâu xuống dưới mức P/E 15,6 lần. Vì thế, rất có khả năng là VN-Index đã ở ngưỡng hỗ trợ mạnh. Thực tế ở phiên ngay sau đó, VN-Index đã tăng 26 điểm với thanh khoản tăng hơn 25% so với trung bình mười phiên trước đó.
Dư nợ margin trong Q3 tăng nhẹ so với Q2/2018. Mặc dù dư nợ margin đã xung quanh mức 40 nghìn tỷ đồng nhưng có lẽ áp lực trong thời gian tới sẽ không quá căng thẳng.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang có những tiến triển khi tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức Mỹ soạn một dự thảo thỏa thuận thương mại. Đây là một cú hích về mặt tâm lý cho thị trường.
VDSC đưa ra quan điểm cơ hội giải ngân sẽ đến trong tháng 11. Thị trường sau những đợt giảm quá sâu sẽ luôn có những sự hồi phục, dù khó xác định được chính xác thời điểm. Dù vậy, VDSC lưu ý nhà đầu tư rằng chỉ số sẽ không tăng thần tốc trở lại theo hình chữ V mà cần nhiều thời gian. VDSC cũng cho rằng chỉ số sẽ đi lên trong những tuần cuối cùng của năm 2018, khi đó là thời điểm then chốt để các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục.
Nhìn xa hơn, thị trường chứng khoán năm sau hứa hẹn sẽ còn nhiều khó khăn hơn năm nay. Nhưng sau cùng, các thị trường mới nổi tiềm năng vẫn có khả năng thu hút các nhà đầu tư. Mức sinh lời trội hơn của các thị trường mới nổi Latin như Mexico và Brasil so với các thị trường mới nổi Châu Á cho đến thời điểm hiện tại là một minh chứng.
Ai sẽ là người dẫn dắt thị trường trong thời gian tới?
Báo cáo quý 3 của 20 công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất cho thấy họ chưa dùng hết hạn mức của mình cho khối tự doanh. UBCKNN quy định một công ty chứng khoán chỉ được phép dùng tối đa 70% vốn chủ sở hữu của mình cho nghiệp vụ tự doanh.
Trừ các công ty như VCBS, CTS và VIX thì các công ty còn lại đều giữ vị thế tự doanh của mình dưới ngưỡng quy định này. Với chỉ số (FVTPL AFS)/vốn chủ sở hữu trung bình chỉ khoảng 39%, các công ty chứng khoán còn dư địa rất lớn cho hoạt động tự doanh của mình. Tổng vốn chủ sở hữu của hai mươi công ty này là 49.111 tỷ VND, ngụ ý rằng họ có thể đầu tư thêm 31% vốn chủ sở hữu của mình, tương đương khoản đầu tư trị giá 15.230 tỷ đồng.
Trong khi đó, báo cáo cuối tháng 9 của các quỹ lại cho thấy một bức tranh nhiều màu về vị thế tiền mặt của mình. Các quỹ dồi dào tiền mặt như VFMVF1, VFF, VCBF-TBF và ENF duy trì lượng tiền tương tương 20% đến 40% tổng tài sản. Trong khi đó, VOF chỉ có 5,5% tài sản là tiền mặt còn VEIL thì còn thấp hơn nhiều theo báo cáo vào ngày 31 tháng 10, chỉ 0,7%.
Các nhà đầu tư tổ chức với sức ảnh hưởng lớn của mình đối với thị trường vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên, với xu hướng bán ròng liên tiếp của khối nhà đầu tư ngoại và các quỹ ngoại hàng đầu như VOF và VEIL đang ở trong vị thế sở hữu rất ít tiền mặt thì các nhà đầu tư tổ chức trong nước có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thời gian sắp tới. Mức độ ảnh hưởng có thể sẽ không quá lớn vì sự e dè vẫn bao trùm thị trường sau ba phiên giảm sâu của thị trường trong năm nay.
Hầu hết các công ty đã công bố KQKD Q3 và 9T/2018. Giá cổ phiếu của hầu hết các công ty ghi nhận tỷ suất lợi nhuận kém tích cực trong tháng 10, bất kể đó là cổ phiếu vốn hóa lớn, trung bình hay nhỏ.
Mặc dù các chỉ số vĩ mô vẫn đạt mục tiêu của Chính phủ và các doanh nghiệp nội địa vẫn hoạt động tốt, thị trường chứng khoán Việt Nam dường như đang nhạy cảm hơn đối với thị trường toàn cầu và các sự kiện quốc tế. Vì vậy, tháng 11 đã trở thành tháng tồi tệ thứ hai trong năm khi VN-Index giảm 10% (tháng 4 giảm 11%) bởi ảnh hưởng bởi diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán toàn cầu và các tin xấu liên quan đến chiến tranh thương mại, tình hình Iraq, v.v...Thêm vào đó, các quỹ ETF như VNM ETF, FTSE ETF và VFM ETF đã liên tục bị rút ròng trong thời gian gần đây. Xu hướng này khác với tình hình cùng thời điểm năm ngoái, khi mà các ETF liên tục được bơm ròng, điều này khiến VDSC có chút lo lắng về triển vọng năm tới đối với thị trường chứng khoán.
Dù vậy, VDSC vẫn kỳ vọng cơ hội mua sẽ xuất hiện trong tháng 11 sau khi các tin xấu được phản ánh phần lớn vào giá cổ phiếu. Ở thời điểm hiện tại, VDSC đánh giá cơ hội ngắn hạn vẫn đang hiện hữu, nhưng sẽ bị giới hạn ở một nhóm nhỏ cổ phiếu.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tuần giao dịch 5-9/11: Thị trường tiếp đà hồi phục, VN-Index kiểm định lại trendline dài hạn? các CTCK cũng lưu ý mặc dù thị trường đang có dấu hiệu hồi phục ngắn hạn nhưng nhịp hồi phục hiện tại chỉ mang tính chất là hồi phục kỹ thuật trong xu hướng giảm. Tuần giao dịch 29/10 - 2/11 khép lại với những diễn biến khá tích cực khi thị trường đã hồi phục trở lại sau 4 tuần điều...