Tuần dương hạm tên lửa hạt nhân Nga tiến về Đại Tây Dương
Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân Pyotr Veliky thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga hôm qua (22/10) vừa rời khỏi một căn cứ hải quân nằm ở miền bắc nước Nga để hướng tới Đại Tây Dương.
Thông tin trên vừa được người phát ngôn của hạm đội đưa ra cùng ngày.
Tàu Peter Đại đế
Hành trình của tàu sẽ kéo dài trong vài tháng, bao gồm các sứ mệnh tập huấn và tuần tra trên khu vực đông bắc Đại Tây Dương và một số khu vực khác. Đây là một phần trong kế hoạch khôi phục sự hiện diện hải quân của Nga tại các khu vực chiến lược quan trọng, ông Vadim Serga cho hay.
Tuần dương hạm này gần đây đã trở về căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Bắc Băng Dương. Tại đây, tàu đã tham gia cuộc tập trận quanh khu vực Đảo Novosibirsk, nằm giữa Biển Laptev và Biển Đông Siberia.
Tuần dương hạm hạt nhân Pyotr Veliky ( Peter Đại) đế được đóng trong dự án 1144 Orlan do Văn phòng thiết kế phương Bắc phát triển. Tàu gia nhập Hải quân Nga vào năm 1998. Với tải trọng 25.860 tấn, Peter Đại đế được so sánh với kích cỡ của một tàu sân bay. Thủy thủ đoàn trên tàu tới 635 người, tốc độ di chuyển 32 hải lý (60 km/h).
Tàu Pyotr Veliky là tàu chiến duy nhất của Nga được trang bị đầy đủ khả năng đánh chặn các cuộc tấn công quy mô lớn của tên lửa đạn đạo và tàu khu trục.
Video đang HOT
Cơ sở của hệ thống đánh chặn tên lửa và phòng thủ đường không (PRO-PVO) của tuần dương hạm hạt nhân Peter Đại đế là các hệ thống tên lửa phòng không (SAM) S-300F Fort (48 tên lửa) và S-300FM Fort-M (46 tên lửa) có phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ xa 200 km. Để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly gần, tàu sử dụng 16 bệ phóng tên lửa phòng không 3K95 Kinzhal (SA-N-9 Gauntlet) với cơ số 128 tên lửa và 6 hệ thống tên lửa/pháo phòng thủ CADS-N-1 Kashtan .
Vũ khí của tàu bao gồm 20 tên lửa chống hạm siêu âm P-700 Granit có tầm bắn xa 625 km, các ụ pháo tự động 130 mm AK-130, tên lửa chống ngầm RPK-6M Vodopad, hai trực thăng săn ngầm Ka-27. Radar Fregat-MAE có thể phát hiện mục tiêu của đối phương ở cự li cao đến 30 km và phạm vi xa hơn 300 km.
Đan Khanh – (Theo RIA)
Theo_VnMedia
Tên lửa Trung Quốc có thể đánh chìm chiến hạm Mỹ?
Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố, tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc có khả năng đánh chìm tàu tuần dương của Mỹ ngay sau loạt bắn đầu tiên.
Liệu CJ-10 có khả năng để đánh chìm tuần dương hạm tên lửa của Mỹ sau loạt bắn đầu tiên không?
Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố, tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc có khả năng đánh chìm tàu tuần dương của Mỹ ngay sau loạt bắn đầu tiên.
Trong sách trắng quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc mới công bố, lần đầu tiên nước này công bố khá chi tiết về lực lượng nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc). Trong đó, lần đầu tiên tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 được công bố.
CJ-10 còn được gọi là Long Sword, hay Trường Kiếm là một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất GLCM theo kiểu như BGM-109 Tomahawh của Mỹ.
Sự phát triển của CJ-10 được cho là dựa trên nguyên mẫu và tài liệu kỹ thuật của tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô trước đây do Ukraine nắm giữ.
Tên lửa được thiết kế với 3 ống phóng đặt trên khung gầm xe tải WS-2400 8x8 bánh. CJ-10 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, sự phát triển của CJ-10 còn được biết đến với tên gọi DH-10 (thực ra thì DH-10 là một biến thể phóng từ tàu chiến của CJ-10).
Theo các thông số kỹ thuật được công bố CJ-10 có tầm bắn từ 2.000-2.400 km, có nguồn nói 3.000 km. Sau khi thông tin về CJ-10 được công bố trong sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2012, chuyên gia quân sự Yanyan Wang đã ca ngợi loại tên lửa này còn hơn cả Tomahawk của Mỹ.
Vị chuyên gia này cho rằng, CJ-10 đang được triển khai cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và có đủ khả năng để đánh chìm tàu tuần dương hạm tên lửa của Mỹ ngay loạt đạn đầu tiên. Để minh chứng cho lập luận của mình, chuyên gia Wang đã đưa ra một số so sánh giữa CJ-10 và Tomahawk.
Theo đó, tên lửa Tomahawk có tốc độ hành trình cận âm nên rất dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không mặt đất. Trong chiến tranh Kosovo năm 1999, liên quân Anh - Mỹ đã phóng đi khoảng 1.000 tên lửa vào Nam Tư trong đó 328 tên lửa bị đánh chặn (khoảng 30%, theo thông tin từ trang mạng của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ thì số lượng tên lửa Tomahawk được sử dụng trong chiến tranh Kosovo chỉ có 218 tên lửa được phóng đi).
Với những công nghệ được trang bị việc đánh giá CJ-10 trên cơ so với Tomahawk của chuyên gia quân sự Wang là một sự so sánh quá khập khiễng.
Trong khi đó, tên lửa CJ-10 có tốc độ siêu âm nên rất khó đánh chặn. Tuy nhiên, thông tin này có vẽ không hợp lý. Thông thường, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất sử dụng động cơ tua bin phản lực nên rất khó đạt được tốc độ siêu âm.
Ngoài ra, độ cao hành trình của tên lửa tương đối thấp nên nếu bay với tốc độ siêu tên lửa gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi đường đi khi gặp chướng ngại vật là các dãy núi cao.
Chưa hết, vị chuyên gia này còn lập luận rằng, CJ-10 được trang bị hệ thống dẫn đường rất tinh vi kết hợp giữa dẫn hướng quán tinh và định vị GPS nên có khả năng nhắm các mục tiêu đang di chuyển trong khi đó Tomahawk chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định.
Thông tin này tiếp tục không chính xác. BGM-109 là loại tên lửa hành trình có hệ thống dẫn đường phức tạp nhất thế giới hiện nay kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, men theo địa TERCOM, tương quan cảnh trí kỹ thuật số DSMAC và GPS.
Trong khi đó, CJ-10 được trang bị hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS thì việc bám theo các mục tiêu đang di chuyển như tàu chiến là một dấu hỏi lớn trừ khi nó được trang bị radar chủ động ở giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, bán kính lệch mục tiêu (CEP) của CJ-10 được quảng cáo là từ 20-50 mét trong khi thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó, bán kính lệch mục tiêu của Tomahawk chỉ từ 3-10 mét tùy vào điều kiện địa lý của mục tiêu.
Với bán kính lệch mục tiêu như vậy thì khả năng bám theo một tàu tuần dương tên lửa của Mỹ thực sự là một ẩn số. Mặt khác, Tomahawk đã có lịch sử hơn 22 năm tham chiến trong khi CJ-10 chỉ mới được phóng thử nghiệm. Sự ca tụng vũ khí Trung Quốc của vị chuyên gia quân sự nói trên có thể coi như một biểu hiện của "tự hào dân tộc" nhưng nếu cho rằng CJ-10 vượt trội Tomahawk thì cần phải xem lại.
Theo xahoi
Việt Nam đóng xong tuần dương hạm công nghệ Nga Tiếng nói nước Nga cho biết, Việt Nam đã đóng xong con tàu thứ hai trong dự án 12.418, hay còn có tên khác là tàu tuần dương tên lửa Molnya. Đây là lớp tàu tuần dương hiện đại, được trang bị hệ thống tên lửa và dàn hỏa lực mạnh mẽ do Tổ hợp nghiên cứu và chế tạo Zorya Mashproekt Nga...