Tuần Đầu “Sóng Gió” Của Học Sinh Sau Tết: Dư Vị Bánh Mứt Vẫn Chưa Phai
Chuyện tăng cân, “ngủ gà ngủ gật” hay tranh thủ mang những đồ ăn còn sót lại trong mùa Tết vào lớp “xử” của các bạn học sinh làm ai xem cũng không khỏi bật cười.
Bên cạnh việc có kì nghỉ dài ngày, được ngủ nướng hay làm đẹp để “ sống ảo”, Tết còn là dịp mà học sinh được thưởng thức nhiều món ăn ngon. Ngần ấy thôi cũng đủ để “team đi học” mong ước ngày nào trong năm cũng là ngày Tết. Tuy nhiên, cuộc vui nào cũng tới lúc tàn và việc quay trở lại trường là lẽ hiển nhiên. Có điều, bất ngờ quay lại với lối sống quy củ, nề nếp nên nhiều bạn vẫn chưa quen. Những câu chuyện “dở khóc dở cười” cũng vì lẽ đó mà xuất hiện.
Những ngày đi học sau Tết Nguyên đán “bất ổn” lắm chứ đùa. Ảnh: Bảo Ngọc
Tết nhất ăn uống “tẹt ga”, thích cái gì là triển ngay cái nấy nên việc tăng cân là không tài nào tránh được. Đây là tình trạng chung chứ chẳng phải chuyện của riêng ai. Chưa kể, việc dậy sớm thay vì làm một giấc tới tận trưa cũng khiến đại đa số các em học sinh thấy choáng. Trong khi đứa này tranh thủ từng phút từng giây chợp mắt thì đứa kia phải “chống mắt lên” để tỉnh táo mà tiếp tục nghe thầy/cô giáo giảng bài.
Hậu ăn Tết có hơi nặng hơn một xíu. Ảnh: Trần Thuận
Biểu hiện của việc sống “múi giờ Tết” quen rồi là đây chứ còn đâu nữa. Ảnh: Nguyen Hoang Tuyet Nghi
Không ngủ, không ngủ, không ngủ. Điều quan trọng phải nhắc 3 lần. Ảnh: Nghiêm Đình Hào
Đang vui nghe đi học tự dưng cái ốm ngang. Ảnh: Nguyễn Hóa
Xuất phát từ tâm lí lo sợ thiếu hụt, nhiều bà nội trợ tất bật sắm sửa, tích trữ cả tá đồ ăn. Kết quả không ngoài dự đoán, Tết hết rồi mà bánh chưng, kẹo mứt vẫn còn dư cả đống. Để “giảm gánh nặng” cho người thân, không ít học sinh chọn cách mang chúng tới trường để nhâm nhi cùng bè bạn. Vậy nên, dù Tết có đi qua thì dư âm của nó vẫn còn ở lại.
Nhà ai còn hạt bí, hạt hướng dương… là mang vào lớp “xử” ngay. Ảnh: Fuong Anh
Lớp học sau khi ăn xong nhìn cũng không khác… bãi chiến trường là mấy. Ảnh: T.T.Ngoc
Video đang HOT
Bánh chưng rán lại làm đồ ăn vặt cũng khá là bắt miệng. Ảnh: Nguyễn Minh Hiếu
Không riêng gì vấn đề sinh hoạt hay ăn uống mà ngay đến khoản làm đẹp cũng “bất ổn” vô cùng. Nhiều bạn gái nhân ngày Tết tút tát lại vẻ ngoài, cụ thể là “tân trang” bộ móng bằng cách đắp gel, làm móng bột hay móng lụa… Ngày tới lớp, việc nói lời tạm biệt với nó là lẽ đương nhiên. Không ít trường hợp chọn cách tự bóc móng tại nhà, phải đối mặt với tình trạng gãy và xước luôn móng thật.
Cái giá phải trả khi “bye bye” bộ nail xinh xỉu. Ảnh: Le Thu Phuong
Nhìn sơ thôi đã thấy “thốn” lắm rồi. Ảnh: Đẹp chanh sả
Ai đã từng trải qua thời cắp sách đến trường có lẽ đều thấy quen với cảnh này, dễ dàng nhìn thấy hình bóng của mình trong đấy. Nếu quả thật từng lâm cảnh tuần đầu đi học “bất ổn” như trên, đừng quên chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới nhé!
Gia đình "chết lặng" khi đưa trẻ sinh ra không tay và điều kỳ diệu trên sân nhà sau 3 năm
Nhìn hình ảnh cậu bé bị cụt cả hai tay đang chăm chú nắm cây bút chì bằng chân, nắn nót viết những chữ cái đầu đời khiến ai cũng phải nể phục.
"Con bị như này buồn lắm, các bạn trêu con là thằng cụt!
Thôi con ạ, cuộc sống phải có người này người kia không tránh được. Mình không hỗn là được, con cứ ngoan ngoãn với mọi người là được người ta quý."
Người đàn ông gần 70 tuổi, trầm ngâm nói về những ngày đầu khi người cháu mình bước khi vào lớp 1, rồi quay sang nhìn Khải đang chơi một mình với chú chó nhỏ ở một góc sân.
Sinh ra không có 2 tay, cậu bé rèn mình viết chữ bằng chân để không bị gọi là "thằng cụt"
Bất hạnh ngày chào đời
Ánh nắng đầu hè chiếu xuyên qua những tán lá, đổ xuống trước mái hiên của một ngôi nhà cũ kỹ chỉ rộng khoảng 20m2 - nơi cậu bé Nguyễn Đông Khải (SN 2014, học sinh lớp 3D, trường tiểu học Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống.
Đông Khải không được may mắn như hai người anh em khác của mình: Cậu không có 2 tay từ lúc lọt lòng...
Ngay từ ngày chào đời, Đông Khải đã không được may mắn khi không có hai tay.
Ngày cậu bé Khải chuẩn bị chào đời, hai gia đình nội ngoại đều có mặt tại bệnh viện để chờ đón phút giây ấy, thế nhưng niềm hạnh phúc đã tan biến trên khuôn mặt họ.
Sau một tiếng cậu bé chào đời, gia đình nhận hung tin từ bác sĩ, họ trấn an và an ủi mọi người trước khi thông báo là cháu không có hai tay...
"Lúc đầu sinh cháu ra như này gia đình ngoại buồn hơn gia đình tôi. Gia đình tôi cũng buồn nhưng phải nén trong lòng bảo bố mẹ Khải là sinh ra như thế rồi không thể hắt hủi được, không thể làm gì được cứ thế nuôi thôi. Sau này, cháu khắc tập làm được. Nếu như mình không dạy nó thì mới không làm được chứ bảo ban nó là dần dần cháu làm được hết". Ông Nguyễn Văn Mỹ (ông nội Khải) kể lại.
Thấy cháu í ới nhờ vào chuẩn bị cặp cho buổi học chiều ở trường, ông Mỹ lại tất bật đi vào trong nhà giúp cháu. Đeo cho cháu chiếc cặp trên vai, ông nhìn đồng hồ và chuẩn bị chiếc xe đạp càng tàng đưa cậu bé đến trường...
Con đường bê tông nhỏ chỉ còn âm thanh lách cách từ chiếc xe đạp dưới bóng nắng chiều.
Ngày đưa Khải từ bệnh viện về nhà, nhiều người cũng vận động gia đình cho cháu lên trường khuyết tật nhưng cả gia đình thương con không cho đi, mãi đến năm học mẫu giáo thì mới cho cháu lên trường khuyết tật Bắc Ninh. Tuy nhiên, khi nhìn thấy cháu, các thầy cô bảo rằng, cháu không biết làm gì thì sẽ không nhận. Nghĩa là cháu phải tự tắm rửa được, mặc quần áo được và ăn uống được.
Khi ấy, Khải mới biết ăn uống còn sinh hoạt cá nhân còn chưa tự lo. Gia đình đành ngậm ngùi đưa Khải về và chăm sóc cho cháu đến lúc vào lớp 1.
Ngày gia đình đưa cậu bé sang trường tiểu học. Cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm cũng ái ngại trường hợp của cháu, sợ là cháu không thể viết được. Lúc đó gia đình mới xin để cháu thử học một tuần, nếu không được thì gia đình sẽ đón cháu về. Lúc sang lớp thì cháu lại học tốt, viết được nên được phía nhà trường nhận vào và giúp đỡ cháu hết sức có thể.
Khải miệt mài viết từng con chữ trên trang giấy trắng, hình ảnh khiến người ta xúc động mạnh.
Trong những ngày đầu. Các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh của các lớp khác nghe thế thì cũng tìm đến xem cháu viết thực tế như thế nào. Đến hiện tại, trong lớp nhiều bạn viết cũng không cậu bé đầy nghị lực này.
Nghị lực vượt qua chính mình
Thương con phải chịu thiệt thòi, anh Thịnh (bố cháu Khải) cùng vợ và gia đình luôn bù đắp cho con bằng tình thương và sự quan tâm, chăm sóc.
Năm 3 tuổi, gia đình vui mừng khi cậu bé kẹp phấn tập tô, tập vẽ, tập viết trên những viên gạch lát ngoài sân, mỗi viên gạch là một chữ. Tuy nét chữ mới ngô nghê nhưng một chữ viết ra là một giọt nước mắt của anh Thịnh rơi xuống.
Từ ngày bé Khải viết được bằng chân, cả gia đình đều lặng đi vì xúc động, không ai dám tin con có thể làm được điều kỳ diệu ấy. Chẳng những có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình, Khải còn có thể làm được tất tật mọi thứ, từ vệ sinh cá nhân đến xếp quần áo, viết chữ, tập bơi nữa...
"Lúc mới sinh ra mỗi lần nhìn Khải bò, trườn như con sâu đo, miệng luôn cười, mà nước mắt cứ thế ứa ra. Nhìn hình hài, sức khỏe yếu ớt của con, vợ chồng tôi cứ sống trong nỗi sợ nơm nớp... Thế nhưng khi lên 2 tuổi, cháu đã nói rất sõi, hiếu động, biết dùng chân chơi trò chơi, tự dùng chân kẹp thìa xúc cơm ăn. Cháu cũng bơi rất tốt, cứ khi nào rảnh rỗi, tôi lại đưa Khải và 2 anh em ra bể tập cùng nhau".
Bên lớp học nhỏ, cậu bé Khải ngồi phía hàng đầu của lớp, em ngồi xếp bằng trên một chiếc bàn tự chế. Đôi mắt đăm chiêu hướng lên phía bảng nơi cô giáo đang giảng bài. Đi một vòng quanh lớp để kiểm tra, cô giáo lại đến chỗ Khải và ngồi xuống hướng dẫn...
Từng nét chữ theo 2 ngón chân nhỏ cứ thế hình thành, em viết đẹp và vô cùng nắn nót, đôi lúc cau mày vì những ngón chân bị mỏi, cu cậu lại buông bút xuống để cho cảm giác hết tê rồi lại miệt mài viết.
"Ngay từ đầu khi thấy trường hợp của cháu như vậy, nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để cháu hòa nhập được với các bạn. Như điều kiện của cháu Khải phải viết bằng chân thì cô giáo lớp 1 cũng hướng dẫn cháu rất nhiều và sự hỗ trợ của các bạn trong lớp để cháu học tập được.
Nhà trường chúng tôi cũng đóng riêng cho cháu một cái bàn để cháu ngồi lên viết được trên bàn. Cháu cũng rất nghị lực tiếp thu bài rất nhanh, chăm ngoan, chịu khó." Cô Trần Thị Thanh Văn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Xá cho biết thêm về nghị lực học tập của cậu bé Khải.
Trống trường đã điểm, ông Mỹ đứng lẫn vào trong dòng người đang đón con ở cổng trường, đôi mắt hướng về lớp học của Khải. Ông dặn Khải không được ùa theo các bạn ra chơi hoặc ra về, kẻo ngã thì bị đập xuống đất và khó đứng dậy.
"Ông ơi, cháu đây!"
Khải tiến đến chỗ ông, xoa đầu thằng bé rồi bế cháu lên xe. Hai ông cháu lại lóc cóc đạp trên con xe càng tàng, nắng đã xế chiều...
Mâm cơm bà nội bưng lên, ông Mỹ vẫn đang cưng nựng cu cậu đi tắm, ông bảo Khải ngại đi tắm lắm vì sợ trơn ngã và ngại mặc quần khó khăn. Vừa pha nước tắm ông vừa trêu đùa "Giờ ông tắm cho quen, sau này lấy vợ về cứ bắt ông qua tắm thì khổ."
Hôm nay bố mẹ đi làm về muộn, chỉ có Khải ngồi ăn cùng ông bà, 2 người anh em khác thì chờ bố mẹ về mới ăn cùng, ông Mỹ bảo giờ đi làm khác nhau nên nhà cũng tiện giờ nào mọi người ăn trước giờ đó.
"Lúc đầu cháu kẹp cái thìa rất khó vì trơn sau đó phải mua thìa sắt cho cháu kẹp. Đôi đũa trơn không dám mua phải mua đũa gỗ cho cháu kẹp dần cuốn mì cho lên miệng ăn. Có những hôm thích ăn đũa mình phải xé thức ăn cho cu cậu."
Đôi chân thoắt thoắt và cơm và gắp thức ăn vào bát, nếu so với người bình thường thì thời gian trung bình để hết một bát cơm của Khải là không thua kém. Đưa bát cho bà xới bát thứ 2, Khải nhí nhảnh "Cháu ăn nhanh còn hơn bà".
"Chú ơi, cho cháu xin zalo của chú. Chú viết đăng báo xong cho cháu xin bài viết cháu đọc và khoe với mọi người nhé chú.
Mà bây giờ bạn bè cháu không gọi cháu là thằng Cụt nữa đâu, các bạn chơi với cháu nhiều lắm rồi"
Khải nói xong rồi chạy tót ra ngoài cổng, vừa chơi và cũng vừa ngóng bố mẹ chuẩn bị đi làm về...
Bài Toán gây "đau não" ở Ấn Độ nhưng học trò Việt Nam giải cái vèo, đọc sang đề bài mà tức giùm thay Đề Toán này đang gây nhiều tranh cãi trên MXH Ấn Độ khi có đề bài mang tính phân biệt nam - nữ. Xác suất thống kê vẫn luôn là nỗi ác mộng với không ít học sinh Việt Nam. Đây là phần kiến thức sẽ có trong chương trình cấp 3, thường được coi là các câu hỏi đánh giá cao sự...