Tuần 22-26/10: Kết quả quý 3 nâng đỡ thị trường, hồi phục là cơ hội “thoát hàng”?
Theo nhận định của một số CTCK trong nước, thị trường nhiều khả năng sẽ hồi phục trong tuần giao dịch này, tuy vậy đây là cơ hội cho nhà đầu tư cơ cấu danh mục, giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ.
Tuần giao dịch 15-19/10 khép lại với những nhịp rung lắc dữ dội của TTCK Việt Nam. Thị trường khởi đầu tuần mới bằng một phiên giảm hơn 18 điểm rồi phục hồi tổng cộng gần 20 điểm trong 2 phiên liên tiếp trước khi tiếp tục điều chỉnh trong 2 phiên cuối tuần.
Chỉ số Vn-Index khép lại tuần giao dịch tại 958,36 điểm, giảm 1,2% so với tuần trước đó và đánh dấu tuần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp.
Các yếu tố như FED tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay cũng như việc nền kinh tế Trung Quốc trong quý 3 tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tiếp tục khiến thị trường chịu nhiều sức ép trong tuần qua.
Cùng với sự sụt giảm về điểm số, thanh khoản thị trường cũng ở mức rất thấp với giá trị khớp lệnh bình quân HoSE đạt 2.884 tỷ đồng, giảm 38% so với tuần trước đó cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư lúc này.
Về giao dịch khối ngoại, họ đã bán ròng hơn 200 tỷ đồng trên HoSE và HNX. Việc khối ngoại liên tiếp bán ròng trong những tuần gần đây, dù giá trị không quá lớn đang khiến thị trường thiếu đi lực đỡ.
Trong tuần qua, quỹ ETF nội VFMVN30 ETF đã tiến hành cơ cấu danh mục và điều này ít nhiều khiến thị trường biến động mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Quỹ VFMVN30 ETF sau giai đoạn hút vốn khá mạnh đã bị rút ròng 2,9 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị khoảng 45 tỷ đồng. Cũng trong tuần qua, quỹ ETF ngoại VNM ETF cũng bị rút ròng chứng chỉ quỹ với giá trị 3,17 triệu USD. Việc các quỹ ETFs bị rút vốn đã ảnh hưởng tiêu cực tới diễn bị thị trường thời gian gần đây.
Đà bán ròng của khối tự doanh CTCK sau vài tuần gần đây đã hạ nhiệt khi họ trở lại mua ròng 0,21 tỷ đồng trong tuần qua. Hoạt động mua ròng diễn ra mạnh vào phiên giữa tuần.
Thị trường vừa trải qua tuần rung lắc mạnh
Video đang HOT
Thị trường chờ đợi điều gì trong tuần mới?
Trong tuần giao dịch tiếp theo, điểm nóng trên thị trường tiếp tục là kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp. Theo nhận định của các CTCK trong nước, kết quả quý 3 sẽ tiếp tục tích cực, nhưng độ phân hóa sẽ khá mạnh và do đó những doanh nghiệp không có kết quả khả quan sẽ chịu nhiều sức ép như trường hợp VCS, SKG…trong tuần trước.
Thời gian gần đây, thị trường trong nước chịu ảnh hưởng khá lớn bởi diễn biến các thị trường quốc tế. Trong bối cảnh quan hệ các quốc gia, đặc biệt Mỹ – Trung đang rất khó đoán có thể khiến thị trường trong nước biến động theo những kịch bản khó lường. Dù vậy, nội lực vĩ mô trong nước đang rất tích cực, cùng với những doanh nghiệp lớn công bố kết quả quý 3 khả quan sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường.
Giá dầu sau khi sụt giảm mạnh trong tuần qua đã có những dấu hiệu phục hồi trở lại khi mà quan hệ ngoại giao Mỹ – Arab căng thẳng sau vụ nhà báo bị ám sát. Ngoài ra, nguồn cung dầu từ Iran tiếp tục thắt chặt bởi lệnh trừng phạt có thể sẽ giúp đà sụt giảm giá dầu dừng lại và điều này sẽ tác động tích cực tới nhóm cổ phiếu dầu khí, đây cũng là nhóm thu hút dòng tiền mạnh nhất thị trường trong 2 tháng qua.
Hồi phục là cơ hội “thoát hàng”?
Đánh giá về xu hướng thị trường lúc này, CTCK SHS cho rằng yếu tố tích cực hiện tại là kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp trên sàn nhưng theo quan sát thì việc này thường sẽ dẫn đến sự phân hóa trên thị trường và đà tăng là không thực sự vững chắc. Trên góc độ kỹ thuật, thị trường vẫn đang được giao dịch trong một vùng giá trung tính nên khả năng giảm mạnh cũng như tăng mạnh trong tuần sau không được đánh giá cao.
SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (22/10-26/10), Vn-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc với kháng cự tại 970-990 điểm và hỗ trợ tại 930-940 điểm. SHS khuyến nghị nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh chốt lời khi thị trường tiến vào vùng giá tương ứng với gap xuống trước đó trong khoảng 970-990 điểm. Còn nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao có lẽ cũng chưa nên vội giải ngân trong thời điểm này và có thể quan sát phản ứng thị trường trong vùng giá 930-940 điểm cho quyết định bắt đáy.
Chung quan điểm thận trọng, CTCK Bảo Việt (BVCS) cho biết, trên khung thời gian tuần, thị trường có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp tuy nhiên điểm tích cực là chỉ số vẫn giữ được trên ngưỡng hỗ trợ 940-950 điểm. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số có sự hồi phục trong một vài tuần kế tiếp. Ngắn hạn hơn, sự hồi phục của thị trường được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong tuần tới với đích đến nằm tại vùng kháng cự được hội tụ bởi đường SMA20 và khoảng trống giảm giá được hình thành trong tuần trước, tương ứng với 985-993 điểm.
Nếu kịch bản này xảy ra, thì vùng kháng cự BVSC đề cập được xem là điểm bán giảm tỷ trọng cho các vị thế đang nắm giữ trong danh mục. Tỷ trọng danh mục tổng nên được khống chế ở mức tối đa 40-50% cổ phiếu. Vùng kháng cự của chỉ số nằm tại 975- 990 điểm và 1020-1027 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 918-933 điểm và 948-953 điểm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tìm niềm tin nơi doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục đỏ sàn vào phiên cuối tuần, mặc cho những dự báo tích cực về nền kinh tế 2018 liên tục được đưa ra bởi các cơ quan chức năng.
So với thời điểm cuối năm 2017, VN-Index đang có mức tăng trưởng âm 3,5% (984 điểm so với 950 điểm hiện tại).
Trong khi đó, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm nay, theo thông báo của Tổng cục Thống kê, đạt 6,98% và cả năm có thể cao hơn mức tăng trưởng năm ngoái (6,81%) theo nhiều dự báo.
Sự chuyển động ngược dòng giữa nền kinh tế và TTCK một lần nữa cho thấy, TTCK không có quy luật. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều kiến giải lý do TTCK giảm sâu.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong báo cáo mới đây về tình hình TTCK gửi Bộ Tài chính và Chính phủ đã phân tích 6 nguyên nhân dẫn đến việc TTCK chìm trong sắc đỏ, trong đó chủ yếu đến từ các yếu tố khách quan, như căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao, khả năng giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, hay xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của một số ngân hàng trung ương trên thế giới...
Cũng vì những mối lo này mà TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó TTCK Việt Nam phản ứng cùng xu hướng với toàn cầu.
Nhưng ở một góc nhìn khác, nếu tạm để sang một bên các nguyên nhân khách quan, liệu có lý do chủ quan nào khiến TTCK Việt Nam lệch nhịp với tăng trưởng của nền kinh tế?
Về điểm này, một số ý kiến cho rằng, điểm yếu và thiếu nhất của TTCK Việt Nam là niềm tin đầu tư.
Sân chơi chứng khoán đến thời điểm này vẫn chủ yếu là của các nhà đầu tư cá nhân với phong cách lướt sóng kiếm tìm lợi nhuận ngắn hạn.
Có những giai đoạn, TTCK bùng phát tăng quá nhanh so với đà tăng trưởng của nền kinh tế, cũng có những giai đoạn TTCK bi quan, rơi quá sâu, trong khi nền kinh tế chung không có diễn biến xấu bất thường.
Khi thiếu vắng niềm tin, đám đông hành động theo tâm lý và chỉ số chứng khoán cứ phập phù chuyển động, bất chấp mọi dự đoán chuyên gia, phân tích dựa trên các mô hình tiên tiến, cũng khó dự báo chính xác đà chuyển động này.
Nếu niềm tin đầu tư là một khái niệm chỉ điểm yếu chung của thị trường, thì với nhà đầu tư, nên hành xử thế nào cho giảm thiểu sự chơi vơi trong môi trường như thế?
20 năm xây dựng TTCK, đã có 2,1 triệu tài khoản đầu tư được mở, trong đó có hàng vạn nhà đầu tư đam mê chứng khoán như một nghề nghiệp thực thụ.
Họ bám sàn, kiếm sống trên thị trường, sống với từng nhịp thở của chỉ số và trụ lại trong đầu tư chứng khoán. Với các nhà đầu tư này, tìm niềm tin nơi thị trường không phải là câu chuyện quan trọng nhất, mà tìm niềm tin nơi doanh nghiệp (DN) mới chính là cách giúp họ trụ lại trong khó khăn.
3 năm gần đây, TTCK Việt Nam có sự tăng mạnh về quy mô vốn hóa. ây là một kết quả không thể phủ nhận khi các DN đại chúng, DN cổ phần hóa, DN sau chào bán cổ phần ra công chúng... đều phải thực hiện nghĩa vụ lên sàn.
Ở mức quy mô vốn hóa 180 tỷ USD, TTCK Việt Nam có tới 740 DN niêm yết. Gần 40 DN trong số đó có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng, trong đó có 7 DN vốn hóa rất lớn, trên 100.000 tỷ đồng (VHM, VIC, VNM, VCB, GAS, SAB, BID).
Trong một thị trường đa dạng về hàng hóa, cơ hội chọn lựa rót vốn cũng đa dạng theo. Nhưng làm thế nào để tìm được DN đáng tin trong đầu tư chứng khoán?
Bên cạnh việc các DN cần thực thi công tác IR và nhà đầu tư cần trau dồi khả năng nhận diện giá trị DN, thị trường xuất hiện một số nỗ lực mới, góp sức cho các bên "nhìn thấy nhau".
Theo dự kiến, ngày 2/11, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu 2018 sẽ được tổ chức tại TP. HCM. Năm 2018 là năm đầu tiên Cuộc bình chọn DN niêm yết được thực hiện (trên cơ sở nâng cấp từ Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên hàng năm) với dự kiến, qua từng năm, Cuộc bình chọn sẽ nâng dần tiêu chí đánh giá DN, nhằm chọn ra những điển hình minh bạch, quản trị hiệu quả và phát triển bền vững, giúp gắn kết niềm tin thị trường.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
TTCK tuần tới sẽ tiếp tục 'giằng co' Sau phiên 'ngày thứ năm hoảng loạn' 11-10, TTCK Việt Nam trải qua trọn vẹn một tuần lễ giằng co và thận trọng cao độ. Tính chung cả tuần VN-Index ghi nhận 3/5 phiên giảm điểm, đánh mất thêm 1,2% điểm số so với cuối tuần trước. Dù sao đi nữa, với mức "tụt dốc" gần 4% ở tuần trước đó thì kết...