Tuần 12-16/8: Áp lực điều chỉnh gia tăng, nhà đầu tư cân nhắc giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp
Các CTCK cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng với rủi ro với thị trường ở giai đoạn hiện tại và giữ tỷ trọng ở mức thấp để dự phòng cho các rủi ro cũng như cơ hội mua hấp dẫn có thể quay lại.
Tuần giao dịch 5-9/8 diễn ra không thực sự tích cực với áp lực bán tăng mạnh ngay từ những phiên đầu tuần. Lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, tỷ giá USD/CNY biến động mạnh, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng đã khiến thị trường trong nước “chao đảo”. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index dừng tại 974,34 điểm, giảm 1,7% so với tuần trước đó.
Một điểm đáng chú ý, đà giảm tuần qua diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành. Ngay cả nhóm khu công nghiệp, Viettel cũng bị chốt lời mạnh sau giai đoạn tăng nóng trước đó. Dù vậy, thị trường vẫn xuất hiện một vài cơ hội tại các Bluechips như FPT, VCS, MWG, PNJ…hay các cổ phiếu logistic.
Giá trị khớp lệnh bình quân HoSE tuần qua đạt 3.207 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tuần trước đó. Việc thanh khoản tăng trong khi thị trường giảm cho thấy áp lực bán lúc này là khá mạnh.
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ trong tuần qua khi họ đẩy mạnh bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 1/3 lượng bán ròng đến từ các quỹ ETFs như FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF, Premia MSCI Vietnam ETF. Việc dòng vốn ngoại, ETFs đang rút khỏi thị trường thời gian gần đây đã tác động không mấy tích cực tới tâm lý giới đầu tư.
Giá dầu tuần qua cũng trồi sụt mạnh trong bối cảnh lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm từ tác động cuộc chiến thương mại. Giá dầu WTI có thời điểm về sát mốc 50 USD/thùng trước khi hồi phục về mốc 54,23 USD/thùng. Dù vậy, so với tuần trước đó, giá dầu vẫn ghi nhận mức giảm 1,8%.
Áp lực điều chỉnh gia tăng, nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp
Video đang HOT
Trong tuần giao dịch 12-16/8, thị trường sẽ bước vào giai đoạn trống vắng thông tin hỗ trợ khi mà mùa công bố KQKD quý 2 đã qua đi, trong khi quý 3 chưa tới. Lúc này, những biến động về tỷ giá, giá dầu và đặc biệt những thông tin cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ có ảnh hưởng lớn tới biến động thị trường.
Ngày 15/8 tới đây sẽ đáo hạn HĐTL F1908. Thống kê cho thấy những phiên đáo hạn phái sinh gần đây thường có biến động mạnh. Nhà đầu tư cần thận trọng trong bối cảnh thị trường đang thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện nay.
Có thể nói, cơ hội chinh phục lại mốc 1.000 điểm trong ngắn hạn là không rõ ràng. Diễn biến tỷ giá, chiến tranh thương mại đang khiến khối ngoại bán ròng và nếu xu hướng này còn tiếp diễn sẽ là điều không tốt cho thị trường. Cơ hội lúc này vẫn còn ở một vài nhóm cổ phiếu riêng lẻ, nhưng rủi ro đang ngày càng tăng cao.
Đánh giá về xu hướng lúc này, CTCK VNDIRECT cho rằng động lực hồi phục của thị trường đã tạm hết khi dòng tiền không có động lực mua đẩy giá trong khi áp lực cung chỉ chờ lực cầu chững lại để ra quyết định bán. Khối nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng và thị trường quốc tế bất ổn là nguyên nhân dẫn tới động thái bán giảm tỷ trọng để phòng vệ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Do đó, áp lực điểm số của thị trường có thể quay lại trong tuần sau khi nhiều cổ phiếu cùng đạt tới mức tới hạn của hồi phục. Tuy nhiên, ở góc độ tích cực thị trường vẫn duy trì được thanh khoản tốt và sự phân hóa nhất định giúp cho tâm lý thị trường bớt u ám cũng như tồn tại các cơ hội.
VNDIRECT đánh giá nhà đầu tư nên thận trọng với rủi ro với thị trường ở giai đoạn hiện tại và giữ tỷ trọng ở mức thấp để dự phòng cho các rủi ro cũng như cơ hội mua hấp dẫn có thể quay lại.
Chung quan điểm thận trọng, CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo thị trường tuần 12-16/8 sẽ có biến động giằng co, đi ngang trong biên độ 965-983 điểm. VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 965-970 điểm trước khi quay lại quá trình hồi phục. Khối ngoại đang có xu hướng giảm bán ròng trong những phiên gần đây. Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sẽ tiếp tục giảm dần hoặc chuyển sang mua ròng nhẹ trong thời gian tới. Về diễn biến các nhóm ngành, dòng tiền sẽ tiếp tục có sự luân phiên dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô như bđs khu công nghiệp, cảng biển, logistic, công nghệ thông tin và một số cổ phiếu bất động sản…
BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 30-40% cổ phiếu trong giai đoạn này. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, có thể canh các nhịp hồi phục của thị trường để bán hạ tỷ trọng. Các hoạt động mua lại các vị thế đã bán hoặc mở mua mới chỉ nên thực hiện trong các phiên thị trường giảm điểm và giai ngân tại các vùng hỗ trợ của từng cổ phiếu cụ thể.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán ngày 22/5: Thị trường giảm, khối ngoại vẫn mua ròng
Áp lực chốt lời dâng cao khiến nhiều mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ; trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến tiêu cực nhất thị trường.
Chứng khoán ngày 22/5: Thị trường giảm, khối ngoại vẫn mua ròng. Ảnh:TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, VN - Index giảm 2,51 điểm xuống 983,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 175 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.941,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 164 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,15 điểm xuống 106,13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 53,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 646 tỷ đồng. Toàn sàn có 60 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 77 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 17 mã giảm giá, trong khi chỉ có 9 mã tăng giá. Các mã giảm giá mạnh là ROS giảm 2,6%, NVL giảm 2,2%, CII giảm 1,7%, MSN và FPT đều giảm 1,4%, VNM giảm 1%.
Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, GAS giảm 0,9%, PVB giảm 2%, PVC giảm 2,7%, PVS giảm 2%, PVD giảm 1,9%, TDG và OIL đều giảm 1,5%, BSR giảm 2,1%. Ở chiều tăng giá chỉ còn một vài mã như: PLX tăng 1,1%, POW tăng 0,3%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Theo đó, ở chiều tăng giá có MBB tăng 1,2%, CTG tăng 1,4%, ACB tăng 0,7%, BID và VPB đều tăng 0,5%. Ở chiều giảm giá có TCB giảm 1,5%, VCB giảm 0,7%, EIB và BAB giảm 0,5%, HDB giảm 0,4%.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng trên HOSE và UPCoM, mua ròng trên HNX.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu, nhưng tính theo giá trị, khối ngoại đã bán ròng 23,89 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh nhất các mã PDR (hơn 88,3 tỷ đồng) và bán ròng mạnh nhất mã VNM (gần 33 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 838.710 cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt 97,05 tỷ đồng. Trên sàn này khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã PVI (hơn 121,6 tỷ đồng), trong khi bán ròng mạnh nhất mã SHS (hơn 8,1 tỷ đồng), tiếp đến là mã NTP (hơn 5,5 tỷ đồng), PVS (hơn 5,1 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 393.112 cổ phiếu, nhưng tính theo giá trị, khối ngoại đã mua ròng 751,2 triệu đồng.
Trước đó, các thị trường chứng khoán Âu - Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 21/5 giữa bối cảnh Mỹ nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei Technologies Co Ltd, một "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc và đồng bảng Anh biến động trước những diễn biến về Brexit.
Tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones khép phiên tăng 0,8% lên 25.877,33 điểm, chỉ số S&P 500 tiến 0,9% lên 2.864,36 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq cộng 1,1% lên 7.785,72 điểm.
Tại London (Vương quốc Anh), chỉ số FTSE 100 tăng 0,3% lên chốt phiên ở mức 7.328,92 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn giao dịch Frankfurt (Đức) ghi thêm 0,9% và khép phiên ở mức 12.143,47 điểm, chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) tăng 0,5% lên 5.385,46 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 cũng tiến 0,5% lên 3.386,51 điểm vào cuối phiên giao dịch./.
Theo bnews.vn
Nỗ lực đưa thị trường chứng khoán tiệm cận chuẩn mực quốc tế Tổ chức Morgan Stanley Capital Investment (MSCI) vừa công bố danh mục định kỳ quý 2 rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Sự thay đổi trong lần công bố này có tác động thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Và khả năng nâng hạng từ cận biên lên mới nổi đối với thị trường Việt Nam tiếp tục...