Tủa Chùa – Điện Biên: Trẻ đến trường trong cơn khát nước
Những ngày gần đây, Tủa Chùa – Điện Biên được “giải nhiệt” bằng một vài cơn mưa rải rác. Nhưng nhiều nơi trên địa bàn, những đứa trẻ vẫn phải đến trường cùng cơn khát.
Cô giáo Nguyễn Thị Thương, giáo viên Trường Mầm non Sính Phình (xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa) gạn từng gáo nước dưới đáy mó cạn kiệt cách xa trường hơn 1km.
Bể nước chỉ để… ngắm
Đã gần 10 năm gắn bó với Trường Mầm non Sính Phình, cô giáo Nguyễn Thị Thương thấu hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn vì thiếu nước nơi đây. Ngay cạnh trường có bể nước đó nhưng cũng chỉ để “ngắm” bởi không có nguồn nước nào dẫn tới được bể.
Cô Thương cho biết, mó nước cách trường khoảng hơn 1km. Hàng ngày, các cô phải tranh thủ nghỉ trưa hoặc tan giờ thay nhau dùng can đi lấy nước. Nhiều thì không chở được, mà muốn lấy nhiều cũng khó vì mó nước đến lượt mình múc cũng đã gần cạn rồi. Nước lấy về cũng chẳng đủ để tắm rửa, nấu cơm, mọi thứ sinh hoạt mà thiếu nước cực kỳ vất vả.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sính Phình, khó khăn nhân lên khi nhà trường bắt đầu nấu ăn cho học sinh bán trú. Bởi không biết là nước có đảm bảo hay không. Cứ nhìn rồi nghĩ là sạch thì cô và trò cùng dùng để nấu ăn. Nhà trường cũng mong muốn được đầu tư xây dựng bể nước ngầm chứa – hứng nước mưa để dùng.
Không chỉ riêng Sính Phình. Chuyện thiếu nước vào mùa khô xảy ra ở hầu hết các xã vùng cao của huyện Tủa Chùa như: Lao Xả Phình, Trung Thu, Tả Sìn Thàng, Tủa Thàng… Thiếu nước sinh hoạt đang là vấn đề gây khó khăn, trở ngại cho việc duy trì chất lượng dạy và học của các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn xã Trung Thu.
Hai cấp tiểu học và THCS trên địa bàn hiện có gần 550 em đang sinh hoạt tập trung theo hình thức bán trú. Việc cung cấp nước sinh hoạt tại các đơn vị trường học vào các tháng mùa khô này chủ yếu ưu tiên dành cho các bữa ăn và nhu cầu sử dụng khác ở mức tối thiểu. Các nhu cầu sinh hoạt khác như tắm, giặt… học sinh phải tự đi lấy nước từ các nguồn khác nhau ở các khe suối, mó nước xa trường học.
Tuy nhiên, trường lo lắng tình trạng khô hanh kéo dài thì việc thiếu nước sinh hoạt sẽ trầm trọng hơn. Bởi mùa khô ở các xã vùng cao của huyện Tủa Chùa thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo viên và học sinh phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trong nhiều tháng.
Cô Hoàng Thị Ngọc, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở (THCS) Trung Thu (Tủa Chùa – Điện Biên) cho biết, hai mẹ con cô mỗi năm mất chừng 8 tháng chống chọi với “cơn khát” nước sinh hoạt. Vào mùa khô, cô phải vượt trên 1km mới đến được “mó nước”.
Những hôm may mắn, đi sớm, cô Ngọc gánh về được chừng 2 can đầy. Thế là cả ngày hôm đó mấy mẹ con vui lắm vì có thể “xúng xính” nước sài. Nhưng cũng có những hôm lại trở về tay không vì đã đến giờ lên lớp mà vẫn chưa đến lượt.
Câu chuyện thiếu nước sinh hoạt còn hiện hữu ở hầu hết các bản trong xã, nhiều khu dân cư bắt đầu khốn khó do thiếu nước sinh hoạt. Hệ thống nước tự chảy qua nhiều năm bị hư hại, chưa kể nguồn nước cũng suy giảm, người dân buộc phải dè sẻn, tích trữ nước để dùng.
Video đang HOT
Học sinh Trường PTDTBT THCS Trung Thu đi gánh nước sau giờ học.
Để giáo viên không là phu cõng nước
Trước những áp lực, hàng loạt giải pháp mang tính cấp bách đã được vận dụng. Chính quyền các địa phương vận động người dân nạo vét nguồn nước, sửa chữa đường ống dẫn. Kêu gọi người dân có ý thức tiết kiệm nước. Cô Hoàng Thị Ngọc cho biết rằng, lâu nay, bà con ở đây dùng nước tự chảy không phải trả tiền. Mùa có nước bà con thường có thói quen xả nước chảy cả ngày lẫn đêm. Học sinh cũng theo thói quen cố hữu đó, chưa biết tiết kiệm.
“Đến việc nhỏ nhất như rửa tay xong thì khóa vòi nước, thầy cô cũng phải nhắc nhở từng em. Nhà trường vận động, dặn dò các em, đồng thời tuyên truyền phụ huynh các em chung tay tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”, cô Ngọc tâm sự.
Ông Vừ A Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa cho biết, đã chuẩn bị một số giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân, giáo viên và học sinh. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ, vận hành khai thác công trình sau đầu tư và sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm. Thành lập, kiện toàn các tổ, đội quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn. Kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành quy định hỗ trợ nguồn kinh phí để vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.
Huy động các nguồn vốn, ưu tiên sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung. Tính toán hợp lý quy mô công trình xây mới để vừa có thể đảm bảo phục vụ nhu cầu bền vững. Đầu tư gắn liền với quản lý, đảm bảo phát huy hiệu quả. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền vận động bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo nguồn nước thường xuyên, bền vững cho các công trình.
Đối với những bản không có nguồn nước chủ động, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu để kiến nghị tỉnh xem xét đầu tư trong thời gian tới. Chỉ đạo các xã lồng ghép với chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc để hỗ trợ bình chứa nước, tích nước. Khuyến khích cho người dân xây dựng các bể chứa tích nước vào mùa mưa.
Trong khi chờ các dự án cấp nước được phê duyệt, sửa chữa, khởi công, thì hàng ngày hàng nghìn học sinh và giáo viên các xã vùng cao huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên vẫn phải mang can đi nhiều cây số tìm nguồn nước. Hơn bao giờ hết, giáo viên, học sinh và người dân nơi đây mong sớm có một dự án cấp nước sinh hoạt mang tính lâu dài và bền vững để xoá đi cảnh “khát nước” đã kéo dài nhiều năm, để cuộc sống sinh hoạt, giảng dạy và học tập ổn định hơn.
Trường Trung học cơ sở Văn Lang quận 1 có nhiều sai phạm trong tài chính
Ủy ban nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kết luận thanh tra tài chính tại trường trung học cơ sở Văn Lang.
Ngày 25/3/2021, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kết luận số 345/KL-UBND, về kết quả thanh tra công tác thu chi tài chính tại trường trung học cơ sở Văn Lang, quận 1.
Căn cứ theo kết luận này, ngoài một số ít kết quả đã được của nhà trường, đoàn thanh tra của quận 1 cũng đã chỉ ra được rất nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác thu chi tài chính tại đơn vị trường học này.
Cụ thể: Trường đã chưa thực hiện miễn, giảm học phí đầy đủ cho các em học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm với tổng số tiền hơn 1,83 triệu đồng.
Nguồn thu tiền tổ chức phục vụ, quản lý học sinh bán trú: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, báo cáo chưa chính xác số tiền tổ chức phục vụ và quản lý học sinh bán trú thực tế đã thu của học sinh.
Nguồn thu tiền vệ sinh bán trú: Theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, chi trùng đối với cùng một nội dung chi, với số tiền 5,3 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo quy định của Luật Kế toán năm 2015. Về vấn đề này, trường đã khắc phục, thu hồi hoàn trả quỹ số tiền chi trùng này, được phát hiện qua thanh tra.
Nguồn thu tiền học kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, thu tiền kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin không đúng đối tượng, với số tiền hơn 7,3 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo thông báo số 132/VL và Quy chế chi tiêu nội bộ.
Nguồn thu tiền học tăng cường tiếng Anh, tiền tổ chức dạy hai buổi/ngày, tiền điện và bảo trì máy lạnh, tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ bán trú: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, chưa chính xác số thu thực tế đối với các nguồn thu tiền học tăng cường tiếng Anh, tiền tổ chức dạy hai buổi/ngày, tiền điện và bảo trì máy lạnh, tiền mua sắm thiết bị và vật dụng phục vụ bán trú.
Thu dư tiền ăn bán trú của học sinh (do học sinh nghỉ học sau khi thi, không đăng ký ăn) với số tiền là hơn 12,5 triệu đồng, nhưng chưa thực hiện giảm trừ vào tiền ăn phải thu của tháng sau, là chưa phù hợp theo thực tế.
Chi thanh toán tiền cơm trưa cho giáo viên, nhân viên văn phòng từ tiền ăn của học sinh, với số tiền là hơn 7,9 triệu đồng là không đúng mục đích sử dụng theo hướng dẫn tại Công văn 2600/UBND-GDĐT.
Chưa kiểm tra, đối chiếu số suất ăn thực tế và số tiền thanh toán cho nhà cung cấp thức ăn trưa, dẫn đến việc thanh toán thiếu số tiền 3,69 triệu đồng. Về vấn đề này, trường Văn Lang đã thanh toán số nợ còn lại cho nhà cung cấp.
Nguồn thu tiền học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài: Quản lý, theo dõi khoản chi chưa chặt chẽ, thực tế đã chi thanh toán nhưng chưa hạch toán đúng nguồn sổ sách kế toán, thực hiện chưa đúng Luật Kế toán năm 2015.
Nguồn thu tiền học Kỹ năng sống: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, thu học phí kỹ năng sống nhiều hơn thời lượng học thực tế của học sinh, với số tiền là 36,14 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo thỏa thuận đối với khoản thu hộ - chi hộ tại Thông báo 132/VL và Quy chế chi tiêu nội bộ.
Chưa quản lý, theo dõi chặt chẽ việc thanh quyết toán đối với Công ty Rồng Việt, dẫn đến chênh lệch số học sinh quyết toán so với thực tế, với số tiền còn phải thanh toán cho Công ty Rồng Việt là 24,15 triệu đồng.
Về vấn đề này, nhà trường đã thanh toán số tiền 20,59 triệu đồng cho Rồng Việt, số tiền còn lại trường sẽ tiếp tục thanh toán cho Rồng Việt cho đến khi đủ.
Trường trung học cơ sở Văn Lang, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Nguồn thu tiền học kỹ năng tư duy sáng tạo (khối 8,9): Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, thu tiền học phí học kỹ năng tư duy sáng tạo nhiều hơn số tháng học thực tế, với số tiền là 36,148 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo quy định của Luật Kế toán năm 2015.
Nguồn thu tiền học Kỹ năng sáng tạo công nghệ (STEM): Quản lý, theo dõi chưa chặt chẽ , thanh quyết toán thiếu cho KDI với số tiền là 4,82 triệu đồng.
Chưa có phương án hiệu quả, đảm bảo thực hiện thu hồi số tiền nợ tiền học phí công lập và các khoản thu khác, với tổng số tiền 32,981 triệu đồng.
Không nhập quỹ tiền mặt đơn vị, theo dõi ngoài sổ sách kế toán đối với một số nguồn thu tại đơn vị (Cụ thể: Nguồn thu được trích để lại từ lớp học kỹ năng sống là 10,2 triệu đồng, nguồn thu được trích để lại từ lớp học kỹ năng tư duy sáng tạo là 6,94 triệu đồng, nguồn thu, chi trích để lại từ lớp học kỹ năng sáng tạo công nghệ STEM là 120,375 triệu đồng (đã chi thanh toán 90% cho KDI là hơn 108,3 triệu đồng, trường được trích lại số tiền hơn 12 triệu đồng) là thực hiện chưa đúng theo Luật Kế toán năm 2015. Về vấn đề này, trường đã khắc phục, nhập số tiền được theo dõi ngoài sổ sách kế toán nêu trên vào quỹ tiền mặt của đơn vị.
Nguồn kinh phí vận động từ cha mẹ học sinh: Không gửi kế hoạch vận động tài trợ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1 phê duyệt, không lưu giữ đầy đủ các chứng từ kế toán, công khai báo cáo thu chi không chính xác (trường đã chấn chỉnh, khắc phục thiếu sót đã chi mua lắp đặt hệ thống camera giám sát ).
Không lưu giữ đầy đủ chứng từ kế toán của nguồn kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nguồn vận động, hỗ trợ trang bị máy lạnh thì quản lý, lưu trữ chưa đầy đủ hồ sơ, chứng từ kế toán là chưa đúng quy định.
Việc quản lý đầu tư xây dựng: Nhà trường cũng có nhiều sai sót khác nhau.
Trước những thiếu sót, sai phạm nêu trên, đoàn thanh tra nhấn mạnh: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Văn Lang - cô Vũ Thị Phương Chi.
Đó là: Việc quản lý, điều hành chưa đảm bảo chặt chẽ, thiếu biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận phụ trách dẫn đến còn tồn tại các thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý tài chính, kế toán tại trường trong năm học 2019-2020, chưa chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc đối tượng này, quản lý, theo dõi nguồn thu chi tại đơn vị chưa chặt chẽ dẫn đến việc báo cáo, hạch toán chưa chính xác, đầy đủ các nguồn thu chi, chi trùng đối với cùng một nội dung chi.
Thu tiền không đúng đối tượng, chưa chỉ đạo, kiểm tra việc thanh quyết toán với các đơn vị hợp tác dẫn đến việc thanh quyết toán chưa đúng với thực tế, chưa có phương án đảm bảo thực hiện thu hồi số tiền nợ tiền học phí công lập, các khoản thu khác trong năm, không nhập quỹ tiền mặt đơn vị mà theo dõi ngoài sổ sách kế toán đối với một số nguồn thu tại đơn vị, chua chỉ đạo việc quản lý, theo dõi chứng từ, sổ sách kế toán chưa chặt chẽ.
Chưa chỉ đạo hạch toán đầy đủ, kịp thời vào sổ sách kế toán các khoản thực tế đã thu, chi, chưa chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng báo cáo công khai nguồn vận động cha mẹ học sinh năm học 2019 - 2020, lưu trữ hồ sơ kế toán liên quan đến nguồn kinh phí vận động từ cha mẹ học sinh, chưa thực hiện công khai quyết định giao dự toán, tình hình thực hiện dự toán, quyết toán hàng năm theo quy định, chưa chỉ đạo xây dựng kế hoạch tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị, quản lý chưa chặt chẽ công tác sửa chữa công trình dẫn đến thanh quyết toán chi phí nhiều hơn khối lượng thực tế, chưa chỉ đạo khắc phục đầy đủ các thiếu sót, tồn tại sau kết quả kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong quận 1.
Ngoài ra, kết luận thanh tra này cũng đã chỉ ra rất nhiều trách nhiệm của 2 nguyên Kế toán và 1 nguyên thủ quỹ của nhà trường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 1 giao Hiệu trưởng nhà trường: Phải tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, các cá nhân có liên quan đối với các thiếu sót, sai phạm được nêu trong kết luận này, có mời Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra quận 1 cùng dự.
Cô Vũ Thị Phương Chi còn phải nghiêm túc thực hiện, khắc phục mọi thiếu sót, sai phạm nêu trong kết luận, như: Hoàn trả lại rất nhiều khoản tiền, thanh toán tiền cho một số đơn vị đối tác của trường, hạch toán đúng nguồn vào sổ sách kế toán, thu hồi và nộp ngân sách Nhà nước chi phí chênh lệch giảm trừ do thanh quyết toán nhiều hơn thực tế...
Phòng Nội vụ quận 1 được giao đề xuất Ủy ban nhân dân quận biện pháp xử lý sau kiểm điểm (nếu có) đối với người đứng đầu nhà trường, các cá nhân có liên quan đến các thiếu sót, sai phạm nêu trong kết luận này.
Hàng nghìn người dân miền Trung được hỗ trợ cấp nước sạch Trong 2 năm qua, chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" của Huda đã hoàn thiện 7 dự án, cung cấp nguồn nước sạch ổn định cho hơn 20.000 người dân các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Chiều 12/4, lãnh đạo Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam cho biết, Huda đang tích cực triển khai thêm...