Tự ý xé áo phao, nam hành khách bị phạt 2 triệu đồng
Nhà chức trách hàng không tại sân bay Côn Đảo vừa xử phạt nam hành khách N.V.Q. (SN 1979, thường trú tại TP.HCM) 2 triệu đồng do sử dụng trái phép trang bị, thiết bị an toàn trên tàu bay.
Áo phao được trang bị trên máy bay nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách trong trường hợp chuyến bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước
Trước đó, hôm 15/8, trên chuyến bay 0V8059 từ Sài Gòn đi Côn Đảo, hành khách N.V.Q. ngồi chế 16C đã tự ý lấy áo phao dưới ghế và xé, mở túi áo phao. Đại diện Cảng vụ Hàng không miền Nam tại Côn Đảo sau đó đã lập biên bản vi phạm hành chính với nam hành khách này. Cá nhân hành khách N.V.Q. sau đó cũng đã thừa nhận hành vi của mình.
Hành vi trên của ông N.V.Q. đã vi phạm quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Do không có tình tiết giảm nhẹ, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã quyết định xử phạt ông Q. 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Áo phao được trang bị trên máy bay nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách trong trường hợp chuyến bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bất chấp nỗ lực truyền thông, nạn trộm cắp và tự ý xé áo phao trên máy bay vẫn tiếp tục xảy ra, uy hiếp đến an ninh, an toàn trong khai thác bay.
Trong trường hợp nói trên, rất may là nam hành khách N.V.Q. chưa kịp thổi phồng áo phao, cũng không làm hỏng áo phao nên chuyến bay vẫn đủ điều kiện cất cánh. Trường hợp áo phao bị hỏng hoặc đã bị làm phồng lên, chuyến bay sẽ phải quay đầu để cắt khách theo quy định. Cụ thể, mỗi chuyến bay phải đảm bảo có đủ áo phao tương ứng với số người trên máy bay, đề phòng khả năng phải hạ cánh khẩn cấp trên mặt nước.
Theo một chuyên gia về an toàn hàng không, trong trường hợp hành khách xé áo phao nhưng chưa kịp thổi phồng áo phao, chưa kịp làm hỏng áo phao thì chuyến bay vẫn đủ điều kiện cất cánh, nhưng trường hợp áo phao bị hỏng hoặc đã bị làm phồng lên, chuyến bay sẽ phải quay đầu để giảm bớt khách.
Ngân Anh
Theo baogiaothong
Thực hư thông tin Vietnam Airlines tự ý lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm
Thông tin và hình ảnh cho rằng, Vietnam Airlines cố tình lắp thêm ghế ở khu vực cửa thoát hiểm trên tàu bay đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho rằng máy bay của Vietnam Airlines cố tình lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm
Vừa qua, trên Facebook xuất hiện thông tin của một tài khoản được cho là hành khách của Vietnam Airlines cho rằng hãng hàng không này cố tình lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm. Kèm theo thông tin là hình ảnh chụp hàng ghế bên trong tàu bay Airbus A321 của hãng Vietnam Airlines. Trong hình ảnh có một hàng ghế được lắp gần với cửa thoát hiểm của tàu bay. Thông tin này lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận khi liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn bay.
Trả lời về thông tin trên, đại diện Vietnam Airlines khẳng định không có chuyện hãng này tự ý lắp thêm hàng ghế ở cửa thoát hiểm như cáo buộc trên. Theo đại diện Vietnam Airlines, các tàu bay của hãng đang khai thác đều được các Nhà chức trách hàng không (bao gồm Nhà chức trách Mỹ FAA, châu Âu EASA - nơi thiết kế, chế tạo máy bay đến Nhà chức trách Việt Nam - nơi khai thác) kiểm soát về an toàn, trong đó bao gồm cả vấn đề về cửa thoát hiểm cho hành khách.
Ngoài ra, trước khi nhận và đưa vào khai thác, tàu bay bắt buộc phải được cấp chứng chỉ kiểu loại (Type Certificate), chứng chỉ đủ điều kiện khai thác để xuất khẩu (Export Airworthiness Certificate) và bản tuyên bố về máy bay được sản xuất đã tuân thủ yêu cầu của các Nhà chức trách hàng không nói trên (Statement).
Một thông tin nữa được Vietnam Airlines đưa ra là theo thiết kế các cửa thoát hiểm trên tàu bay A321 được đánh số từ 1 đến 4. Với một số tàu bay A321 của VNA hiện nay, cửa số 1 và 4 là Type C. Cửa số 2 và 3 (2 cửa giữa) là giống nhau và về cơ học là Type C.
Tuy nhiên, do cách bố trí ghế nên sẽ có một cửa (2 hoặc 3) bị hẹp lại phần lối đi, do đó, theo yêu cầu thoát hiểm được xác định là Type III. Như vậy, các tàu này đang được bố trí 08 cửa thoát hiểm, trong đó 06 cửa Type C và 02 cửa Type III ở 2 bên thân tàu bay. Trong trường hợp cần thiết, 50% số cửa thoát hiểm sẽ đảm bảo toàn bộ khách được thoát hiểm ra ngoài trong 90 giây.
Theo kinhtedothi
Trốn nộp phạt, một hành khách bị cấm bay 9 tháng Nhà chức trách hàng không vừa ra quyết định cấm bay 9 tháng một nam hành khách do cố tình không nộp phạt. Ông D bị cấm bay do vi phạm quy định về quản lý khai thác cảng hàng không tại sân bay Thọ Xuân đồng thời cố tình không nộp phạt hành chính Nhà chức trách hàng không vừa ra quyết...