Tự ý uống thuốc hạ sốt trong thai kì, mẹ bầu phải trả giá đắt khi sinh con mắc hội chứng hiếm gặp
Người mẹ trẻ không ngờ rằng chính việc làm của mình trong thai kì đã gây ra hậu quả cho con trai, khiến con mắc phải hội chứng hiếm gặp.
Với các bà mẹ đang mang thai, bất cứ hành động nào của mẹ từ việc đi lại, ăn uống cũng đều được khuyến cáo phải đặc biệt cẩn trọng. Đặc biệt đối với việc dùng thuốc trong thai kỳ, phụ nữ mang thai luôn được khuyên phải hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc. Mới đây, trường hợp của bà mẹ người Philippines một lần nữa cho thấy khuyến cáo trên không phải không có cơ sở.
Trong tháng đầu tiên của thai kì, Isabela Gillado, 22 tuổi, đến từ Philippines đã bị sốt. Khi ấy, thay vì đến bác sĩ khám, cô đã tự ý dùng bioflu – một loại thuốc con nhộng mua tại hiệu thuốc có chứa phenylephrine HCL, chlorphenamine maleate và paracetamol, trong 1 tuần. Và các bác sĩ cho rằng chính việc này đã đã gây ra tình trạng biến dạng khuôn mặt của con trai cô – bé Matthew.
Các bác sĩ cho rằng việc sử dụng thuốc bioflu của mẹ đã khiến bé mắc hội chứng hiếm gặp.
Khi Isabela đi siêu âm thai lần đầu vào tháng 7 năm ngoái, bác sĩ thông báo cho Isabela Gillado rằng con trai cô khó lòng sống nổi qua được 2 tuần tuổi. Bất chấp điều đó, vợ chồng cô vẫn muốn giữ con lại. Ngày 3/10/2017, cậu bé Matthew Gillado đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại bệnh viện ở thành phố Santiago, bắc Philippines. Tuy nhiên, ngay giây phút chào đời đó, diện mạo của Matthew đã khiến cả bố mẹ và các bác sĩ sững sờ.
Matthew Gillado được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cực kỳ hiếm gặp, hội chứng thiếu sọ acrania. Hội chứng hiếm gặp này chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/20.000 bào thai người, thể hiện ở việc thai nhi bị khuyết tật trên khuôn mặt. Cụ thể, nó khiến các xương dẹt (bề mặt mỏng, rộng, có chức năng bảo vệ hoặc cung cấp bề mặt rộng cho cơ bắp) trong vòm sọ thuộc hộp sọ biến mất hoàn toàn hoặc một phần.
Raven Gillado, bố bé chia sẻ: “ Khi lần đầu nhìn thấy con, tôi run rẩy cả người, cảm thấy yếu ớt vô cùng và gần như khuỵu xuống trong phòng sinh. Con gần như không có mặt“.
Ngày hôm sau, bất chấp chứng bệnh hiếm gặp của mình, bé Matthew đã được về phòng bình thường. Trong khi mẹ bé, Isabela phải nằm tại khoa chăm sóc đặc biệt thêm 2 tuần nữa. Người mẹ trẻ tiếp tục cho con uống những giọt sữa mẹ đầu đời và bổ sung vitamin.
Video đang HOT
Bác sĩ ở bệnh viện nhận định rằng, việc tái tạo khuôn mặt cho bé Matthew tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bé. Bởi cơ thể mong manh chỉ nặng 5kg của bé khó lòng chịu nổi những cuộc đại phẫu thuật.
Bố bé tâm sự: “ Chúng tôi muốn cảm nhận sự hiện diện của con trai chúng tôi, muốn được ôm và hôn con. Chúng tôi đặt tên con là Matthew bởi cái tên này có ý nghĩa ‘món quà từ Chúa’“.
Hoàn cảnh gia đình của Isabela Gillado khá khó khăn. Raven làm việc tại nhà máy may ở Balintawak, thành phố Quezon. Mỗi ngày, anh kiếm được 4 USD, trung bình 120 USD/tháng (chưa đến 3 triệu đồng). Khoản lương này không đủ để cả gia đình sinh sống. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ từ người thân và cộng đồng đã giúp họ đảm bảo những nhu cầu cơ bản hàng ngày của bé Matthew.
Vào tháng 5 vừa qua, hai mẹ con Isabela và Matthew đã vượt 224 dặm từ Santiago tới Bệnh viện Đa khoa Philippines ở Manila. Họ ở đây trong vòng 2 tuần, trải qua rất nhiều lần xét nghiệm lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ ở bệnh viện nhận định rằng, việc tái tạo khuôn mặt cho bé Matthew tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bé. Bởi cơ thể mong manh chỉ nặng 5kg của bé khó lòng chịu nổi những cuộc đại phẫu thuật.
Matthew vừa đón sinh nhật 1 tuổi hôm qua.
Sau một hành trình dài đấu tranh và đi ngược lại mọi dự đoán của chuyên gia y tế, Matthew vừa mừng sinh nhật đầu đời hôm qua, ngày 3/10. Giờ đây, cậu bé có tình trạng sức khỏe tốt sau 1 năm đến với thế giới.
Mặc dù con mắc phải hội chứng rất hiếm gặp, người mẹ 22 tuổi vẫn không mất niềm tin. Cô bày tỏ: “ Con trai đang chiến đấu giành lấy mạng sống của mình. Và chúng tôi cũng cố gắng hết sức để đảm bảo nhu cầu thường ngày của con. Chúng tôi luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp hơn cho đứa con đầu lòng của mình. Sẽ không có chuyện từ bỏ hi vọng. Cả gia đình tôi đã cùng chiến đấu và trông đợi một ngày nào đó, qua vòng tay nhân từ của Chúa và tiến bộ của y học, tôi có thể được ngắm khuôn mặt điển trai của Matthew – món quà Chúa gửi tới chúng tôi“.
Theo Helino
Có 1 biến chứng sau sinh khiến bà mẹ này suýt chết và để lại di chứng vĩnh viễn
Nếu các mẹ tưởng như sinh con xong các nguy cơ về sức khỏe đã qua hết thì hãy nghĩ lại, bởi chính tôi đã trải qua một biến chứng sau sinh và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Sinh nở là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, với những cung bậc cảm xúc tột cùng từ lo lắng, đau đớn đến hạnh phúc vỡ òa. Khi bế em bé - thiên thần nhỏ trên tay, dường như tất cả những đau đớn mà mẹ trải qua đều xứng đáng. Tuy vậy, nếu các mẹ tưởng như các nguy cơ về sức khỏe đã qua hết thì hãy nghĩ lại, bởi chính tôi đã trải qua một biến chứng sau sinh và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Một tuần sau khi sinh con gái, tôi lại phải nhập viện. Trong tuần cuối cùng của thai kì, tôi bắt đầu sốt cao, chủ yếu vào ban đêm. Vì sợ bị cúm nên tôi cũng đi khám ở khoa sản nhiều lần. Tuy vậy, kết quả kiểm tra cho thấy tôi không bị cúm. Tôi chuyển dạ ở tuần thứ 39 và sinh con gái. 3 ngày sau khi sinh, tôi được xuất viện.
Một tuần sau khi sinh con gái, tôi bị sốt cao liên tục và phải nhập viện.
Trong những ngày tiếp theo, đêm nào tôi cũng bị sốt cao 39, 40 độ. Tôi thấy da mình nóng ran còn cả người thì sưng phù, hay ớn lạnh nhưng tôi chỉ nghĩ là do mình mới sinh nên vậy. Tôi hay bị choáng khi cúi người, thậm chí ngất và ngã ra sàn nhà. Khoảng một tuần sau khi xuất viện về nhà, tôi thấy một cục máu đông to cỡ quả bóng gôn xuất hiện khi đi tắm. Tôi hoảng hốt gọi điện cho bác sĩ sản khoa và được chỉ định đi cấp cứu ngay. Tuy nhiên, tôi không nghe lời bác sĩ mà chỉ nghĩ rằng nếu tôi uống thuốc hạ sốt mà thấy đỡ thì không sao cả. Nhưng những triệu chứng đó vẫn tiếp tục vào tôi phải vào viện khám. Tôi được chuyển đến khoa cấp cứu ngay lập tức.
Khi đó đang có dịch cúm bùng phát nên phòng cấp cứu đầy những người vào vì mắc cúm. Tôi đành để con về nhà với bà ngoại còn mình thì ở viện, lòng nhớ con vô cùng. Sau khi nằm trong phòng cấp cứu 11 tiếng, tôi được cung cấp dụng cụ để vắt sữa mẹ và để người nhà mang về cho con.
Bác sĩ nói nếu tôi chỉ đợi thêm một ngày nữa thì chắc sẽ không thể qua khỏi.
Sau khi làm xét nghiệm máu và chụp cắt lớp, các bác sĩ cũng bất ngờ với kết quả. Họ nói tôi phải nhập viện và chụp cộng hưởng từ. Nhiều giờ sau, tôi nhận được kết quả chẩn đoán đầy đủ. Tôi bị nhiễm trùng huyết và tụ máu vùng chậu. Bác sĩ nói nếu tôi chỉ đợi thêm một ngày nữa thì chắc sẽ không thể qua khỏi. Đến lúc đó tôi mới nhận ra tình hình nghiêm trọng đến mức nào. Tôi bị sốt cao liên tục là do cơ thể đang chống chọi với nhiễm trùng máu.
Nhiễm trùng huyết là căn bệnh thường xảy ra do vi trùng xâm nhập đường âm đạo. Khi thấy xuất hiện triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, bụng sưng các chị em nên đi thăm khám kịp thời bởi nếu nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến cắt bỏ tử cung hoặc thậm chí là tử vong.
Vậy là chỉ một tuần sau sau khi đưa con gái đến thế giới này, tôi suýt bỏ lại con vì bệnh tật. Tôi được kê kháng sinh dạng mạnh và thuốc giảm đông máu, tiêm vào bụng ngày hai lần. Tôi nằm viện đến một tuần. " Nếu trong vòng 24 tiếng mà chị không bị sốt thì sẽ được xuất viện", các bác sĩ cho biết. Thế nhưng mỗi khi tôi gần chạm mốc 24 tiếng thì lại bị sốt cao. Tôi còn bị táo bón và cuối cùng phải thụt để đi vệ sinh. Đây là trải nghiệm tôi không muốn nhớ lại vì vừa đau, vừa xấu hổ. Sau một tuần ăn ngủ bệnh viện thì tôi cũng được xuất viện về nhà.
Nhưng điều quan trọng nhất là tôi đã vượt qua tất cả. Tôi chiến thắng bệnh nhiễm trùng máu, tôi tiếp tục cho con bú, và cuối cùng cũng hết tụ máu vùng chậu dù phải mất đến hơn 2 tháng tiêm thuốc giảm đông máu vào bụng. Bụng tôi không chỉ đầy vết rạn mà còn phủ đầy vết thâm tím và các vết tiêm, cộng thêm các vết sưng phù vì tụ máu làm tôi cảm thấy không tự tin về cơ thể mình. Bảy tháng sau, các vết bầm biến mất, các vết rạn mờ đi, bụng cũng không còn phù nữa. Con tôi vẫn được bú sữa mẹ mà không cần bú sữa ngoài.
Bụng tôi không chỉ đầy vết rạn mà còn phủ đầy vết thâm tím và các vết tiêm, cộng thêm các vết sưng phù vì tụ máu làm tôi cảm thấy không tự tin về cơ thể mình.
Tuy vậy, sau khi vào viện kiểm tra lần nữa tôi phát hiện bệnh đã để lại di chứng tổn thương vĩnh viễn các mạch máu ở chân. Tôi không thể đứng lâu, cũng không thể đi bộ nhiều nếu không chân sẽ sưng tấy và có nguy cơ tụ máu. Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn, nhưng nếu được lựa chọn thì tôi vẫn chọn sinh con bởi bé là tất cả những gì quí giá nhất, những đau đớn và tổn thương mà tôi phải chịu hoàn toàn xứng đáng. Con bé khiến cuộc đời tôi có ý nghĩa hơn, truyền năng lượng và cảm hứng cho cuộc sống này. Mỗi khi mệt mỏi hay muốn bỏ cuộc, chỉ cần nghĩ đến con, đến đôi mắt to tròn long lanh, đôi bàn tay bé xíu, mái tóc xoăn tít là tôi lại thở nhẹ ra mỉm cười bước tiếp. Con bé là mục đích sống của đời tôi.
Vài nét về tác giả
Autumn Benjamin là một bà mẹ làm việc tại gia, tận hưởng cuộc sống gia đình với con gái bé nhỏ ở Portland, Tennessee (Hoa Kỳ). Cô là chủ blog Layla's Mama - Mamahood & Beyond.
Theo Helino
Kì diệu bé trai sinh non 22 tuần thai chỉ nặng 0,4kg đã sống sót và trở về trong vòng tay cha mẹ sau 160 ngày chăm sóc đặc biệt Từ 0,4kg, bé trai sinh non ở tuần 22 của thai kì nhờ sự chăm sóc tận tình của y tá và bác sĩ thì bây giờ đã nặng 2,6kg và được trở về với bố mẹ của mình. Vào tháng 3 năm 2018, Cullen chào đời ở tuần thứ 22 của thai kì (khoảng 5 tháng) và chỉ nặng có 0,4kg. Sau...