Tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô sẽ bị xử phạt thế nào?
Lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào và mức xử phạt hành chính là bao nhiêu?
Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe ô tô tự ý thay đổi kết cấu xe còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm a khoản 9, điểm i khoản 14 và điểm b khoản 15 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 thì:
“9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe.
Video đang HOT
14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
i) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng.
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông”.
Theo Giaothong
Tăng tiêu chuẩn khí thải lên mức 4 với xe ôtô nhập khẩu đã qua sử dụng
Ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ôtô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 vẫn được tiếp tục áp dụng mức 1...
Việc tăng mức khí thải tiêu chuẩn đối với các loại xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh minh hoạ
Kể từ ngày 15/5/2019, ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, thay vì mức 2 và 3 như hiện nay.
Đây là quy định mới nằm trong Quyết định số 16 ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Theo đó, Quyết định này bãi bỏ điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 6; Điều 7 của Quyết định số 249 ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, kể từ ngày 15/5/2019, ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, thay vì áp dụng mức 3 đối với xe ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc mức 2 đối với xe ôtô lắp động cơ cháy.
Quyết định mới cũng quy định trường hợp ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Luật hải quan hoặc đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 15/5/2019 thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Quyết định số 249, tức là vẫn áp dụng mức 3 đối với xe ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc mức 2 đối với xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Bên cạnh đó, quy định mới cũng nêu rõ, ôtô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ôtô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng mức 1.
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ôtô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 và sau năm 2008 đều áp dụng mức 2 kể từ ngày 1/1/2021.
Được biết, mức tiêu chuẩn khí thải (mức 1, mức 2, mức 3, mức 4) là giới hạn lớn nhất cho phép của các chất gây ô nhiễm và khói trong khí thải của xe ôtô quy định tại TCVN 6438:2018 "Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải".
Việc tăng mức khí thải tiêu chuẩn đối với các loại xe ôtô tham gia giao thông và xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, trong bối cảnh lượng phương tiện cả nước ngày càng tăng và lượng khí phát thải ra môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Theo Vneconomy
Mỗi ngày 233 ôtô nguyên chiếc nhập vào Việt Nam Chỉ trong vòng quý 1, Việt Nam đã nhập khẩu tới 39 nghìn ôtô nguyên chiếc các loại, gần bằng lượng nhập khẩu của cả năm 2018... Số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc lại tăng đột biến Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2019 sô lương ôtô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ...