Tự ý mua thuốc về rửa mũi cho con, bé 3 tháng tuổi phải nhập viện cấp cứu
Sau khi được mẹ rửa mũi bằng 2 – 3 lọ thuốc, bé xuất hiện tình trạng lơ mơ, da tái, tay chân lạnh, biểu hiện ngộ độc cấp.
Thông tin từ Đơn vị Cấp cứu Nhi bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh), nơi đây đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi 3 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da tái, tay chân lạnh, biểu hiện ngộ độc cấp theo dõi sốc tim. Ngay sau đó các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và điều trị tích cực cho trẻ. Đó là 2 trường hợp bệnh nhi: Q.H và Q.B sinh tháng 5/2020 đều có địa chỉ ở Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.
Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin.
Hình ảnh lọ thuốc nhỏ mũi do gia đình cung cấp.
Theo mẹ hai bé kể: Trẻ có hiện tượng khò khè sau khi tắm, gia đình đã tự mua thuốc nhỏ mũi để rửa mũi cho con. Tuy nhiên sau khi rửa mũi bằng 2-3 lọ thuốc, trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng lơ mơ, da tái, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Ngay sau đó gia đình đã đưa trẻ nhập viện. Qua thăm khám các bác sĩ thấy nhịp thở của bé không đều, nhịp tim chậm 70-80 lần/phút, nghi ngờ tình trạng ngộ độc cấp. Qua hỏi bệnh sử, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin – 1 loại thuốc không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Video đang HOT
Bệnh nhi sau đó được các bác sĩ điều trị hồi sức tích cực thở oxy, truyền dịch, lợi tiểu và theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Sau 2 ngày điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã tiến triển tốt.
Theo tài liệu y khoa, Naphazolin là thuốc nhỏ mũi thường gây ngộ độc ở trẻ. Nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Naphazolin là thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang. Thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả. Do đó được các nhà thuốc sử dụng phổ biến. Tuy nhiên khi dùng thuốc quá liều và sai độ tuổi trẻ sẽ bị ngộ độc, gây ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, nhịp thở chậm, nặng sẽ có cơn ngừng thở và nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Không chỉ có thuốc nhỏ mũi Naphazolin mà còn có một số loại thuốc như Xylometatolin… trước khi sử dụng cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ.
BSCKI. Đào Thị Loan phó trưởng khoa Nhi cho biết: Không chỉ có thuốc nhỏ mũi Naphazolin mà còn có một số loại thuốc như Xylometatolin… trước khi sử dụng cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ và các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc.
Thời tiết giao mùa với nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, khiến cơ thể không thích ứng kịp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh. Thời gian này trẻ hay bị ho, sổ mũi và thở khò khè, là triệu chứng của bệnh đường hô hấp.
Luôn chú ý chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh đường hô hấp. Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào đêm và sáng sớm, lúc này, mũi và họng bé cần được giữ ấm cẩn thận.
Cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên các triệu chứng khiến bé bị ho sổ mũi thở khò khè, tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để chẩn đoán rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý cho con dùng thuốc để điều trị cho trẻ.
3 nguyên nhân khó ngờ lại gây nghẹt mũi kéo dài
Nghẹt mũi là tình trạng rất phổ biến. Đó có thể là do cảm cúm, viêm mũi hay dị ứng. Thậm chí, nghẹt mũi có thể kéo dài và thành mạn tính.
Lạm dụng thuốc xịt thông mũi có thể gây nghẹt mũi mạn tính - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bất kỳ loại bệnh nào cũng có nguyên nhân. Dưới đây là 3 nguyên nhân gây nghẹt mũi mạn tính mà ít người có thể ngờ tới:
Dùng quá nhiều thuốc xịt thông mũi
Vì muốn mũi thông thoáng và mau hết nghẹt nên nhiều người đã dùng các loại thuốc xịt thông mũi.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều các loại thuốc xịt này đến mức lạm dụng, chẳng hạn như oxymetazoline, có thể dẫn đến nghẹt mũi mạn tính, Reader's Digest dẫn lời bác sĩ tai mũi họng Rachel Roditi tại Brigham and Women's Hospital (Mỹ).
Những loại thuốc xịt thông mũi này rất có ích cho những người đang bị viêm xoang cấp tính. Thế nhưng, điều cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc tối đa 3 ngày liên tục.
Lớp màng nhầy trong mũi có khả năng tự điều chỉnh làm để giảm cơn nghẹt mũi. Nếu sử dụng kéo dài có thể khiến lớp màng nhầy bên trong mũi phụ thuộc vào thuốc và làm giảm khả năng tự điều chỉnh đó, dẫn đến nghẹt mũi nặng và kéo dài hơn.
Khô mũi
Máy điều hòa, máy sưởi ấm trong nhà, máy hút ẩm đều có thể là tác nhân gây khô mũi. Khô mũi có thể gây viêm mô mũi và nghẹt.
Ngoài ra, khi chúng ta già đi, các mô bên trong mũi cũng trở nên khô hơn. Sự tác động của các yếu tố trên sẽ dễ gây nghẹt mũi hơn. Để chống khô mũi, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng các loại nước muối xịt mũi không kê đơn hoặc gel xịt chống khô mũi.
Ung thư
Nghẹt mũi mạn tính có thể là do xuất hiện khối u trong mũi. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm. Khối u trong mũi có thể là lành tính hoặc ung thư. Các triệu chứng bệnh rất giống viêm xoang, dị ứng như nghẹt mũi, cảm thấy đau nhức vùng mặt do áp lực bên trong xoang mũi, theo Reader's Digest.
4 loại thực phẩm không nên dùng nhiều vì có thể gây nghẹt mũi Nghẹt mũi thường gây ra cảm giác khó chịu. Nguyên nhân nghẹt mũi có thể là do viêm mũi, cảm lạnh hay dị ứng. Tuy nhiên, một điều ít người biết là ăn một số món cũng thể kích thích mũi tiết chất nhầy và gây nghẹt. Ăn cay có thể khiến các mô trong mũi sưng lên, gây nghẹt mũi - Ảnh...