Tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh kiểu này, chuyên gia cảnh báo cẩn thận kẻo hại thân!
Rất nhiều người tự ý đắp thuốc nam chữa vết thương hở, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là chữa “lợn lành thành lợn què”.
Nhiều người bị hoại tử, nhiễm trùng nặng, nguy kịch tính mạng vì tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương mới ghi nhận một trường hợp bị hoại tử do tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh. Người đàn ông 53 tuổi (Tuyên Quang) bị rắn cắn vào mu bàn chân đã không đến bệnh viện mà ở nhà đắp thuốc nam dẫn đến hoại tử bàn chân. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng tổn thương mu chân phải lan rộng, sưng nề đỏ, có dịch mủ màu vàng, hoại tử.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương mới ghi nhận một trường hợp bị hoại tử do tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh.
Trước đó 4 ngày, người đàn ông này bị rắn cắn. Nhưng thay vì đến bệnh viện chữa bệnh, ông đã tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh tại nhà. Vết thương sưng tấy và ngày càng đau hơn, không chịu được, bệnh nhân mới vào viện thăm khám.
Đắp thuốc nam chữa bệnh dẫn đến vết thương rơi vào tình trạng nguy kịch không phải chuyện hiếm gặp ở nước ta. Theo thông tin từ Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng hô hấp tuần hoàn, hạ đường huyết, bỏng độ 2 do bị nhiễm trùng nhiễm độc.
Trước đó ngày 12/3/2018, trong lúc vui đùa tại gia đình, không may bé ngã vào nồi nước sôi. Gia đình đã đưa tới bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng tại khu vực lưng, sau đùi 2 bên. Bé vẫn tỉnh táo và ăn uống được.
Không chỉ với người lớn, nhiều trẻ nhỏ cũng bị đắp thuốc nam do bố mẹ nghe truyền miệng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi đã được sơ cứu. Mặc dù đã được các bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị do độ bỏng cao nhưng gia đình bé kiên quyết xin về nhà điều trị. Sau khi về, gia đình đã nghe theo một số người cho bé đi đắp thuốc nam để chữa bỏng. Sau vài ngày đắp thuốc, bé có hiện tượng kém ăn, bất tỉnh, người tím tái, gia đình mới vội vàng cho nhập viện. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc sau bỏng, diễn biến bệnh nặng, nhiễm trùng nhiễm độc do đắp thuốc nam chữa bệnh.
Vào năm 2017, chúng ta còn được cả phen rúng động khi Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân nam, 51 tuổi trong tình trạng đau nhức vùng cánh tay phải kèm theo chảy dịch mủ thối và nhiều ấu trùng đang sống ký sinh tại vị trí ổ nhiễm trùng. Nguyên nhân cũng là do dùng thuốc nam để rửa nhọt mọc ở cánh tay.
Có thể nói, việc tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh là chuyện không hiếm gặp. Tuy nhiên, hầu hết đều không đem lại kết quả như ý. Việc tự ý chữa bệnh bằng cách đắp thuốc nam hay uống thuốc nam đều có thể gây nên những hệ lụy đáng tiếc như hoại tử, nhiễm trùng nặng…
Vệc tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh là chuyện không hiếm gặp.
Tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh, chuyên gia cảnh báo thói quen chữa bệnh truyền miệng hại thân
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), không chỉ là đắp thuốc nam, nhiều bệnh nhân cũng nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận do tự ý uống thuốc nam chữa bệnh. Việc chữa bệnh kiểu truyền miệng như này thực sự rất nguy hiểm.
Bản thân BS Cấp nhận định, trong nhiều loại bệnh, thuốc đông – tây y kết hợp sẽ mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thuốc Nam phải tinh khiết, là những bài thuốc y học cổ truyền được công nhận chứ không nên dùng thuốc nam trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là tự chữa bệnh bằng những bài thuốc truyền miệng.
Chung nhận định này, lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết thêm: “Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng. Nhất là mua ở những nơi không đảm bảo uy tín, có thể gây nên tình trạng sức khỏe nguy kịch”.
Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng.
Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khuyên, bệnh nhân khi quyết định sử dụng thuốc nam cũng cần có những hiểu biết nhất định, không được sử dụng theo kiểu truyền tai nhau, sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học… Việc tự ý mua lá, rễ cây về sắc uống, đắp ngoài theo gợi ý của người quen mách bảo mà không theo chỉ định của thầy thuốc, không đến cơ sở thuốc y học cổ truyền được cấp phép… đều có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
ể tránh tình trạng tiền mất tật mang, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh và người nhà người bệnh cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách.
Theo Helino
Đi bắt cua, người đàn ông không ngờ mắc phải loại khuẩn gây "rụng" cả tay lẫn chân
Một loại khuẩn hết sức khủng khiếp, có mặt trong một số loài vật có vỏ như cua, hàu.
Mới đây, truyền thông Mỹ đã đưa tin về một sự kiện cực kỳ đáng ngại. Ông Angel Perez (60 tuổi) đi bắt cua tại con sông Maurice quen thuộc. Nhưng một ngày sau đó, ông thấy chân mình sưng tấy, đau đớn vô cùng.
Ông sau đó đã phải tìm đến trung tâm khám bệnh, và được cấp thuốc kháng sinh. Nhưng dường như các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ, các vết loét ở chân xuất hiện, và rồi ông bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê.
Ông Angel Perez
Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Perez dương tính với vi khuẩn thường gặp ở các vùng nước ven biển, mang tên Vibrio vulnificus. Theo CDC ước tính, những vi khuẩn này gây ra khoảng 205 ca nhiễm trùng mỗi năm trên toàn nước Mỹ. Một số trường hợp buộc phải cắt bỏ tay chân, và thậm chí 15% - 30% trường hợp là tử vong.
Theo thông tin ghi nhận, chân của Perez biến thành màu nâu, rồi hóa đen, và dần lan sang cả tứ chi. Dilana - con gái của Perez buồn bã chia sẻ có thể cha mình sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tay chân nếu muốn giữ lại mạng sống.
"Bệnh nhân này đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio gây ra. Chúng có thể xâm nhập qua vết thương và gây ra các biến chứng khác như hoại tử." - Megan Sheppard - một nhân viên y tế thuộc Sở Y tế Quận Cumberland chia sẻ.
Cũng theo Sheppard thì cua biển, hàu sống hay các loại động vật có vỏ khác hầu hết đều có chứa khuẩn V. vulnificus vào những tháng mùa hè. Trong một báo cáo được công bố năm 2017, 95% các ca nhiễm trùng nghiêm trọng đều liên quan tới việc ăn cua, hàu sống, nhưng đôi khi chỉ là tiếp xúc với khu vực nước có chứa khuẩn khi trên người có vết thương hở.
Vậy nên, CDC khuyến cáo rằng bất kỳ ai đang bị thương đều nên tránh xa nước. Ngoài ra, những người đang có hệ miễn dịch kém hiệu quả cần tránh ăn các loài hải sản có vỏ còn sống.
"Điều quan trọng là bạn phải biết mức độ nghiêm trọng của vết thương,và nhận thức về nguồn nước tiếp xúc, đặc biệt là trong những tháng mùa hè." - tiến sĩ Karen Landers, trợ lý cho Sở Y tế Công cộng Alabama cho biết.
Theo thông tin từ CDC, dòng khuẩn Vibro đã gây ra khoảng 80.000 trường hợp nhiễm bệnh và 100 ca tử vong mỗi năm trên toàn nước Mỹ.
Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn bao gồm tiêu chảy và ói mửa, thường bắt đầu trong vòng 24 giờ và kéo dài khoảng ba ngày. Các trường hợp nghiêm trọng như ông Perez là rất hiếm, nhưng chúng có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém.
Tham khảo: CNN
Theo Helino
Hướng dẫn vỗ rung long đờm cho trẻ Để trẻ nằm nghiêng, dùng lực cổ tay vỗ từ vùng phổi trẻ lên trên nhằm dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Bác sĩ Đinh Xuân Hoàng, Khoa Nội Nhi - Đông Y, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, trẻ nhỏ bị viêm phổi có thể sẽ có hiện tượng tăng tiết đờm dãi nhiều, gây ho đờm. Tuy...